Vùng lãnh hải là vùng biển tiếp giáp với vùng nội thủy có chiều rộng do Quốc gia ven biển quy định nhưng không được vượt quá 12 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng của lãnh hải.
Mặc dù vùng lãnh hải là một bộ phận của lãnh thổ của Quốc gia ven biển nhưng chủ quyền không phải là tuyệt đối, tàu thuyền nước ngoài được tự do qua lại trong vùng lãnh hải.
Quốc gia ven biển phải thực hiện quyền tài phán với các vi phạm của tàu thuyền nước ngoài nhưng bị hạn chế vì phải tuân thủ Điều 27, 28 Công ước luật biển năm 1982.
Cách xác định vùng lãnh hải
– Đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải là ngấn nước triều thấp nhất dọc theo đường bờ biển được thể hiện trên các hải đồ tỷ lệ lớn đã được các quốc gia ven biển khác công nhận. Đối với đảo có cấu tạo từ san hô hoặc đá ngầm ven bờ bao quanh thì cách tính đường cơ sở thông thường vẫn được áp dụng.
– Đường cơ sở thẳng được xác định bằng cách nối liền các đoạn thẳng các điểm thích hợp có thể lựa chọn điểm ngoài cùng, nhô ra nhất của bờ biển, tại ngán nước thủy triều thấp nhất.
– Các điều kiện cần tuân thủ trong khi vạch đường cơ sở thẳng là tuyến các đường cơ sở không được đi chệch quá xa hướng chung của bờ biển và các vùng biển ở bên ưong các đường cơ sở này phải gắn với đất liền đủ đến mức được đặt dưới chế độ nội thuỷ.
Quyền đi qua lại không gây hại là gì?
Đi qua không gây hại được hiểu là việc đi qua nhưng không làm phương hại đến hoà bình, an ninh, trật tự hay lợi ích của quốc gia ven biển. Danh sách các hoạt động không liên quan đến việc đi qua mà tàu thuyền nước ngoài khi đi qua lãnh hải không được tiến hành được liệt kê tại Điều 19 của Công ước 1982. Các quốc gia ven biển không được phép đặt điều kiện cho các tàu thuyền nước ngoài đi qua lãnh hải cùa mình phải xin phép hoặc thông báo trước. Đi qua không gây hại tồn tại đồng thời với chủ quyền quốc gia trong lãnh hải nhung không làm mất đi chủ quyền đó.
Trong trường hợp có vi phạm, đe dọa hoà bình an ninh, trật tự của quốc gia ven biển, quốc gia này hoàn toàn có thể sử dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ chủ quyền cùa mình, kể cả biện pháp tạm thời đình chỉ quyền đi qua không gây hại. Việc tạm thời đình chỉ này chỉ có hiệu lực sau khi đã được công bố theo đúng thủ tục và trong thực hiện không có sự phân biệt đối xử gì về mặt pháp lý hay về mặt thực tế giữa các tàu thuyền nước ngoài.