Diệu Pháp Âm

Diệu Pháp Âm

About

Sách nói Phật Giáo

Available on

Community

671 episodes

Luật Tứ Phần Tỳ Kheo Ni Giới Bổn Chú Giải Quyển Trung A

Cách đây hơn 20 năm, hòa thượng Thượng Trí Hạ Minh viện chủ chùa Mai Sơn đã đem bộ Tứ Phần Tỳ Kheo Ni chú giải tác giả là ni sư Phật Oánh giảng dạy cho ni chúng tại tịnh thất Lạc Quốc ở Tam Bố tỉnh Lâm Đồng, những lời vàng ngọc của ngài được ghi chép lại tổng cộng gần 40 tập. Sau này ngài mang bản thảo đến nhờ tôi chỉnh lý cho hoàn chỉnh để in thành sách ngõ hậu làm tài liệu để Ni giới học tập, giảng dạy và hành trì, nhưng do bận quá nhiều Phật sự, qua hơn 2 năm mà tôi vẫn chưa bắt tay vào việc chỉnh sửa bản thảo, chính vì vậy hòa thượng đã giao bản thảo ấy cho Ni trưởng Hải Triều Âm. Gần đây Phật tử Liên Hoa phát tâm in ấn tất cả các tác phẩm dịch thuật giảng giải và trước tác của hòa thượng Trí Minh, nhờ nhân duyên này nên chúng tôi cố gắng tìm lại bản gốc bộ Tỳ kheo Ni chú giải mà trước kia hòa thượng đã dịch để tiến hành việc hiệu đính. Trải qua thời gian trên một năm thì tác phẩm được thực hiện xong, thiết nghĩ bộ tỳ kheo Ni chú giải của Ni Sư Phật Oánh khá hoàn thiện so với các bộ chú giải khác từ trước đến nay. Bộ này rất sâu rộng về mọi mặt, vì lẽ Ni sư là một bác sĩ thời cận đại nên lối giải thích và dẫn dụ trong đây rất thực tiễn và khoa học có sức thuyết phục cao và hoàn toàn phù hợp với hoàn cảnh sống hiện tại của chúng ta. Chính vì vậy có thể khẳng định một cách chắc chắn rằng đây là một bộ luật chuẩn mực và quý báu dành cho những ai nghiên cứu và hành trì giới luật. Bộ luật này thành tựu phần lớn nhờ vào thần lực gia hộ, chư Phật, chư Bồ Tát, chư Tổ sư. Bên cạnh đó không thể kể đến sự tham gia bằng tấm lòng chí thành chí kính đối với tam bảo của Phật tử Liên Hoa. Như vậy hoài bão bao năm của hòa thượng nay đã được thành tựu viên mãn. (Trích nhân duyên dịch) Nhà xuất bản: Tôn Giáo Người dịch: HT Thích Trí Minh Người đọc: Kiều Hạnh, Tịnh Bảo

22h 47m
Oct 27, 2022
Tánh Không Trong Truyền Thống Phật Giáo Tây Tạng

Trong tập sách nhỏ này, Thrangu Rinpoche trình trình bày một cách ngắn gọn nhưng đầy đủ và rõ ràng tánh không trong truyền thống Phật giáo Tây tạng, cả về giáo lý lẫn tu tập. Có thể nói đây là một kết hợp chặc chẽ của giáo lý và tu tập trong Phật giáo Tây tạng, đặc biệt là trong dòng truyền Karma Kagyu. Lý thuyết và thực hành hỗ trợ cho nhau, tạo nên sự quân bình trong lý thuyết và thực hành của Phật giáo Tây tạng. Tánh không ở đây khởi đầu từ chính đức Phật, cụ thể là mười sáu cái không đã xuất hiện trong những lời dạy của Ngài trong kinh Ma-ha Bát-nhã Ba-la-mật-đa và cô đọng trong các giáo pháp vô ngã, bát chánh đạo, và giáo lý duyên khởi của Ngài, bắt đầu với chánh kiến hay là cái thấy đúng của Phật pháp. Các giáo lý này của đức Phật là nguồn nước tinh khôi, thuần khiết, miên viễn chảy lung linh trong tất cả các tông phái Phật giáo, đặc biệt là trong các truyền thống Rangtong và Shentong của Phật giáo Tây tạng. Vào thế kỷ thứ nhất của Kỷ nguyên, khi Đại sư Long Thọ (Nāgārjuna) xuất hiện, như chính đức Phật đã tiên tri, tánh không được phát huy đến tột đỉnh của nó với “nhất thiết pháp không” được Long Thọ trình bày dưới hình thức biện chứng pháp trong Trung Luận(Mūlamadhyamakākarikā) với công thức “Bát Bất” lừng danh,[1] và cùng với các luận khác của sư, đã khai sáng một trường phái Đại thừa có ảnh hưởng lớn nhất ở Ấn độ thời bấy giờ, với sự đóng góp của các sư khác như Thánh Thiên (Āryadeva), Phật Hộ (Buddhapālita), Nguyệt Xứng (Chandrakīrti)…, tánh không được phát đại quang huy, về sau trở thành truyền thống Rangtong trong Phật giáo Tây tạng cho đến ngày nay. Rồi đến thế kỷ thứ tư của Kỷ nguyên, với sự xuất hiện của một đại sư khác, Đại sư Vô Trước (Asanga), cũng đã được đức Phật tiên tri, tánh không đã được nêu thêm là tính trong sáng quang minh hay Phật tánh như đã được trình bày trong Luận Phật Tánh (Tạng: Uttaratantra Shāstra), cũng gọi là Luận Bảo Tánh (Phạn: Ratnagotravibhāga) của đức Di Lặc và bốn luận khác do Vô Trước viết thành văn và luận giải, gọi là “Năm Luận của Di Lặc,” khiến cho tư tưởng “tánh không” trở thành tư tưởng “chân không diệu hữu” trong tư tưởng Đại thừa (Mahāyāna) và Kim Cương thừa (Vajra-yāna) của Phật giáo. Cùng với một số luận khác như Luận Du Già Sư Địa (Yogāchārabhūmi Shāstra), v.v…, Đại sư Vô Trước đã khai sáng trường phái Đại thừa Du-già Hành tông (Yogāchāra) và khi truyền sang Tây tạng, được các luận sư Tây tạng như Jamgon Khongtrul luận giải trong Tập Yếu Tri Kiến (Shes-bya Kun-Khyab-Mdzod), và được truyền trao trong trường phái Trung đạo Shentong ở Tây tạng cho đến ngày nay. Trong tập sách này, Thrangu Rinpoche đã dựa trên chương 7 của Tập Yếu Tri Kiến của Jamgon Kongtrul, một trong những luận sư danh tiếng nhất của Phật giáo Tây tạng ở thế kỷ 19, để trình bày các cái thấy về tánh không theo hai truyền thống Rangtong và Shentong thuộc trường phái Trung đạo của Phật giáo Tây tạng. Đây là một tài liệu quí cho những ai muốn có cái nhìn giản dị, trong sáng về giáo lý và tu tập, nhất là với các pháp môn quán tưởng Yi-đam (bổn tôn), Đại Thủ ấn (Mahāmudrā) và Đại Hoàn thiện (Dzog-chen) trong các truyền thừa chính của Phật giáo Mật tông Tây tạng. Bản dịch tiếng Việt này được chúng tôi thực hiện từ bản tiếng Anh “Shentong & Rantong, Two Views of Emptiness” (Shentong & Rangtong, Hai Cái Thấy về Tánh Không) do Peter Roberts thông dịch những bài nói của Thrangu Rinpoche ban cho tại Thrangu House ở Oxford, Luân đôn, Anh quốc vào năm 1995, được Clark Johnson biên tập, chú thích, và giới thiệu, và nhà Namo Buddha Publications xuất bản ở Colorado, Hoa kỳ vào năm 2009. Dù đã cố gắng nhiều nhưng chắc vẫn còn sai sót, xin độc giả rộng lượng chỉ bảo cho. Đa tạ. (Trích lời người dịch) Tác giả: Khenchen Thrangu Rinpoche Người dịch: Đỗ Đình Đồng Người đọc: Bình Nguyên

5h 27m
Oct 27, 2022
Sáu Tiểu Phẩm Hộ Giới

Sách này nằm trong Vạn 106/342-349. Sách không có chú giải, chỉ có rất ít cước chú của chính tác giả. Sách tên Sa di thập giới uy nghi lục yếu, cùng nghĩa với tên Sa di luật nghi yếu lược. Sa di thập giới uy nghi lục yếu nghĩa là bản trích lục những điều cốt yếu về mười giới luật và các uy nghi của cấp bậc Sa di. Tác giả sách này là ngài Trí húc. Niên đại của ngài là 3/5 kỷ hợi (1599), 21/11 giáp ngọ (1654), cuối Minh đầu Thanh, vừa được nước lại mất nước. Ngài tên Trí húc, tự Ngẫu ích, tự hiệu Bát bất đạo nhân, và theo chỗ ngài ở mà gọi ngài là Linh phong. Cha trì chú Bạch y đại sĩ cầu con, mẹ mộng thấy đại sĩ bồng con trao cho mà sinh ngài. Ban đầu học Nho, lấy Nho học làm trách nhiệm của mình, viết Tịch Phật luận vài mươi thiên, 17 tuổi đọc Tự tri lục và Trúc song tùy bút của ngài Châu hoằng thì đem luận ấy đốt đi. Hai mươi tuổi mất cha, đọc kinh Địa tạng mà phát tâm xuất thế. Nghe một vị pháp sưu giảng kinh Lăng nghiêm, đến câu “không sinh đại giác trung” thì phát nghi mà không giải tỏa được, nên đối trước tượng Phật phát 48 nguyện, quyết chí xuất gia. Năm 1622, ngài 3 lần mộng thấy ngài Hàm sơn (Hám sơn), nhưng bấy giờ ngài này cư trú Tào khê, ngài không thể đến theo, nên theo học trò của ngài Hàm sơn là ngài Tuyết lãnh mà xin thế độ. Rồi đến Vân thê, nghe cổ đức giảng luận Duy thức, nghi không hợp tôn chỉ Lăng nghiêm nên xin hỏi. Vị cổ đức nói, 2 tông tánh tướng không thể dung hợp. Ngài trong bụng lấy làm lạ, Phật pháp há có 2 nẻo ? Do đó mà vào Kính sơn tham thiền, tánh tướng 2 tông một lúc thấu triệt. Ngài thấy Luật học hoang phế, nên lấy việc chấn hưng Luật học làm nhiệm vụ của mình. Đã viết Tỳ ni tập yếu rồi, lại muốn chú giải kinh Phạn võng, nên đối trước Phật, mở kinh Chiêm sát khấn bói để quyết định theo tông nào. Thì bói được Thiên thai tông. Vậy là ngài để tâm nghiên cứu Thiên thai tông, nhưng không chịu làm con cháu tông này. Sinh bình trước thuật hơn 40 thứ, từng nói, đời tôi không có gì đáng nói, chỉ có sự phát đại bồ đề tâm, quên mình vì người là có thể chất chính với các đấng Từ tôn trong 3 thì gian (Bảo 2200). Trong bài tụng Đại hùng phong có câu “đản tùng Long thọ thông tiêu tức”. Câu ấy có thể biểu thị tôn chỉ của ngài. Cái tự hiệu Bát bất đạo nhân càng chứng tỏ điều ấy. Lý do và tài liệu của sách này thì ngài Trí húc đã tự nói trong lời nói đầu. Tôi chỉ nói mấy điều cần thiết sau đây. Một, sách tuy chỉ nói Sa di, nhưng có thể hiểu là cấp bậc Sa di, nghĩa là gồm cả Sa di ni. Hai, sách tuy bố trí và trích lục khá nhiều theo sách Sa di luật nghi yếu lược, nhưng mọi sự trích lục ấy chỉ sắp thứ tự, hay bớt thêm một chút thôi, cũng nổi bật đặc sắc lên. Ba, đặc biệt về 10 giới luật thì phải có sự cắt nghĩa của giới này mới giúp rõ cho sự hành trì. Bốn, về các uy nghi, thêm các thứ 24 và 25 thật đặc biệt và cần thiết, thứ 23 bổ túc điều chỉnh thật xứng đáng, thứ 26 bổ túc điều chỉnh thật đặc biệt. Nói tóm, giá trị sách này nếu không muốn nói hơn Sa di luật nghi yếu lược thì cũng phải nói có nó mới bổ túc và điều chỉnh khá nhiều cho sách ấy. Sách này tôi dịch sát nguyên văn chỉ lời nói đầu tiên và phụ lục sau hết là trích dịch chỗ nào cần. Nguyên văn sách này có một số rất ít cước chú, chữ nhỏ, viết hàng đôi dưới văn chính. Nay tôi dịch cước chú ấy thì mở đóng vòng đơn. Còn chú thích của tôi chỗ nào cần thì đánh số mà chú thích ngay dưới mỗi đoạn. (Trích tiểu dẫn) Tỷ kheo Trí Quang biên tập Người đọc: Trần Vũ, Kiều Hạnh

6h 29m
Oct 27, 2022
Tổng Tập Giới Pháp Xuất Gia Tập 2 - Sa Di Ni Gioi

Tác giả: Tỷ Kheo Trí Quang Nhà xuất bản: Văn Hóa Sài Gòn Người đọc: Kiều Hạnh

2h 52m
Oct 27, 2022
Tổng Tập Giới Pháp Xuất Gia Tập 2 - Sa Di Gioi

Tác giả: Tỷ Kheo Trí Quang Nhà xuất bảnL Văn Hóa Sài Gòn Người đọc: Trần Vũ

3h 37m
Oct 27, 2022
Lược Giải Kinh Đại Bảo Tích Tập 2

Tôi chưa nghiên cứu sâu về kinh Bảo Tích, vì việc chuyên môn của tôi là nghiên cứu và tu kinh Pháp Hoa. Khi đọc qua bản dịch của Hòa thượng Trí Tịnh về kinh Bảo Tích, tôi thấy có nhiều điểm rất khó hiểu. Vì vậy, khi có yêu cầu giảng dạy cho Tăng Ni sinh của Viện Phật học cũng như Trường Cao đẳng Phật học, tôi mới bắt đầu nghiên cứu và giảng dạy bộ kinh Bảo Tích. Giảng dạy bộ kinh Bảo Tích, một phần lớn tôi cảm nhận kinh này qua tinh thần kinh Pháp Hoa và kinh Hoa Nghiêm. Vì lý do đó, khi giảng bộ kinh này, tôi thường dẫn dụng kinh Pháp Hoa và kinh Hoa Nghiêm để triển khai áo nghĩa của Bảo Tích. Ngoài ra, theo tinh thần các pháp đồng là Phật pháp hay đồng dẫn đến cứu cánh Nhứt Phật thừa, tất cả kinh điển của Phật đều hướng về con đường giác ngộ, giải thoát. Tôi thiết nghĩ dựa trên tinh ba của kinh Pháp Hoa và kinh Hoa Nghiêm để thâm nhập yếu nghĩa của kinh Bảo Tích cũng không có gì là sai trái. Bộ kinh Bảo Tích quá nhiều mà thời gian giảng dạy cho Tăng Ni sinh ở các Trường Phật học thì ngắn ngủi, nên tôi không thể giảng dạy trọn vẹn bộ kinh Bảo Tích. Tôi chỉ trích giảng những pháp hội cần thiết có liên quan nhiều đến sinh hoạt tu học của Tăng Ni hiện nay. Đó là tinh thần giới luật Tam tụ luật nghi, tiêu chuẩn làm Phật theo Đức Phật A Di Đà liên hệ đến Tịnh độ tông hay Phật A Súc liên hệ đến Thiền tông, hoặc Bồ tát pháp là việc làm mà đệ tử Phật cần thực hiện để tồn tại thích nghi với sinh hoạt của xã hội thời nay. Mong các bậc thiện tri thức đọc tác phẩm này, nếu có những điểm không hài lòng, xin hoan hỷ bỏ qua, hoặc vui lòng góp ý để chúng ta cùng nhau thăng hoa trên bước đường thượng cầu Phật đạo, hạ hóa chúng sanh. HT. Thích Trí Quảng (Trích lời tựa) Nhà xuất bản: Hồng Đức Người dịch: HT Thích Trí Quảng Người đọc: Bình Nguyên, Tuấn Anh, Kiều Hạnh

12h 5m
Oct 27, 2022
Kinh Pháp Cú giọng nữ

Tôi dịch tập Dhammapada ra tiếng Việt để cúng dường Phật đản 2513 (1969). Quyển kinh Dhammapada thuộc tập Khud daka Nikaya (Tiểu bộ kinh) được xem như quyển Thánh kinh trong Phật giáo và trở thành một trong những tập sách được dịch ra nhiều thứ tiếng nhất trong kinh sách Phật giáo. Không những 423 bài kệ trong kinh này tóm thâu tinh hoa giáo lý đức Phật, nhưng nhiều bài kệ đã trở thành những lời dạy chính đức Phật thân thuyết. Và đọc những bài kệ này, chúng ta cảm thấy như thân nghe chính lời Phật dạy từ hơn 2000 năm vang lại. Giá trị bất hủ của tập Dhammapada là ở chỗ này, và ta cảm thấy không còn sợ trung gian của các vị Tổ sư kết tập kinh điển. Chúng tôi cho dịch theo thể kệ năm chữ một, để thật trung thành với nguyên văn, và quí vị sẽ thấy rõ sự cố gắng của chúng tôi, đã dịch hết sức sát với nguyên văn, và nhiều bài kệ có thể xem không thêm, không bớt, một chữ Pali chúng tôi cũng cố gắng tôn trọng đến mức tối đa. Vì đây là thể kệ chứ không phải là thể thơ nên không có thi hóa trong bản dịch của tôi. Dịch tập Dhammapada này ra thể kệ, chúng tôi chỉ có một tâm nguyện mong sao những lời dạy này của đức Phật sẽ soi sáng dẫn đường cho mọi hành động, tâm tư, ngôn ngữ của chúng ta. Và ở trong một thời đại đầy máu lửa đau thương nước mắt, đầy những phân hóa, hỗn tạp, hận thù này, những lời dạy này của đức Phật xoa dịu một phần nào cho tâm tư đã quá căng thẳng hay buồn nản của con người Việt Nam, làm con người Phật tử trở lại con người Phật tử. Vạn Hạnh ngày Phật Đản 2513 (1969) Tỳ Kheo Thích Minh Châu Viện Trưởng Viện Đại Học Vạn Hạnh. Người dịch: HT Thích Minh Châu Người đọc: Kim Phụng

1h 27m
Oct 27, 2022
Kinh Pháp Cú giọng nam

Tôi dịch tập Dhammapada ra tiếng Việt để cúng dường Phật đản 2513 (1969). Quyển kinh Dhammapada thuộc tập Khud daka Nikaya (Tiểu bộ kinh) được xem như quyển Thánh kinh trong Phật giáo và trở thành một trong những tập sách được dịch ra nhiều thứ tiếng nhất trong kinh sách Phật giáo. Không những 423 bài kệ trong kinh này tóm thâu tinh hoa giáo lý đức Phật, nhưng nhiều bài kệ đã trở thành những lời dạy chính đức Phật thân thuyết. Và đọc những bài kệ này, chúng ta cảm thấy như thân nghe chính lời Phật dạy từ hơn 2000 năm vang lại. Giá trị bất hủ của tập Dhammapada là ở chỗ này, và ta cảm thấy không còn sợ trung gian của các vị Tổ sư kết tập kinh điển. Chúng tôi cho dịch theo thể kệ năm chữ một, để thật trung thành với nguyên văn, và quí vị sẽ thấy rõ sự cố gắng của chúng tôi, đã dịch hết sức sát với nguyên văn, và nhiều bài kệ có thể xem không thêm, không bớt, một chữ Pali chúng tôi cũng cố gắng tôn trọng đến mức tối đa. Vì đây là thể kệ chứ không phải là thể thơ nên không có thi hóa trong bản dịch của tôi. Dịch tập Dhammapada này ra thể kệ, chúng tôi chỉ có một tâm nguyện mong sao những lời dạy này của đức Phật sẽ soi sáng dẫn đường cho mọi hành động, tâm tư, ngôn ngữ của chúng ta. Và ở trong một thời đại đầy máu lửa đau thương nước mắt, đầy những phân hóa, hỗn tạp, hận thù này, những lời dạy này của đức Phật xoa dịu một phần nào cho tâm tư đã quá căng thẳng hay buồn nản của con người Việt Nam, làm con người Phật tử trở lại con người Phật tử. Vạn Hạnh ngày Phật Đản 2513 (1969) Tỳ Kheo Thích Minh Châu Viện Trưởng Viện Đại Học Vạn Hạnh. Người dịch: HT Thích Minh Châu Người đọc: Bình Nguyên

1h 26m
Oct 27, 2022
Chú Giải Luật Tứ Phần Tỳ Kheo Ni Giới Bổn Quyển Thượng B

Cách đây hơn 20 năm, hòa thượng Thượng Trí Hạ Minh viện chủ chùa Mai Sơn đã đem bộ Tứ Phần Tỳ Kheo Ni chú giải tác giả là ni sư Phật Oánh giảng dạy cho ni chúng tại tịnh thất Lạc Quốc ở Tam Bố tỉnh Lâm Đồng, những lời vàng ngọc của ngài được ghi chép lại tổng cộng gần 40 tập. Sau này ngài mang bản thảo đến nhờ tôi chỉnh lý cho hoàn chỉnh để in thành sách ngõ hậu làm tài liệu để Ni giới học tập, giảng dạy và hành trì, nhưng do bận quá nhiều Phật sự, qua hơn 2 năm mà tôi vẫn chưa bắt tay vào việc chỉnh sửa bản thảo, chính vì vậy hòa thượng đã giao bản thảo ấy cho Ni trưởng Hải Triều Âm. Gần đây Phật tử Liên Hoa phát tâm in ấn tất cả các tác phẩm dịch thuật giảng giải và trước tác của hòa thượng Trí Minh, nhờ nhân duyên này nên chúng tôi cố gắng tìm lại bản gốc bộ Tỳ kheo Ni chú giải mà trước kia hòa thượng đã dịch để tiến hành việc hiệu đính. Trải qua thời gian trên một năm thì tác phẩm được thực hiện xong, thiết nghĩ bộ tỳ kheo Ni chú giải của Ni Sư Phật Oánh khá hoàn thiện so với các bộ chú giải khác từ trước đến nay. Bộ này rất sâu rộng về mọi mặt, vì lẽ Ni sư là một bác sĩ thời cận đại nên lối giải thích và dẫn dụ trong đây rất thực tiễn và khoa học có sức thuyết phục cao và hoàn toàn phù hợp với hoàn cảnh sống hiện tại của chúng ta. Chính vì vậy có thể khẳng định một cách chắc chắn rằng đây là một bộ luật chuẩn mực và quý báu dành cho những ai nghiên cứu và hành trì giới luật. Bộ luật này thành tựu phần lớn nhờ vào thần lực gia hộ, chư Phật, chư Bồ Tát, chư Tổ sư. Bên cạnh đó không thể kể đến sự tham gia bằng tấm lòng chí thành chí kính đối với tam bảo của Phật tử Liên Hoa. Như vậy hoài bão bao năm của hòa thượng nay đã được thành tựu viên mãn. (Trích nhân duyên dịch) Nhà xuất bản: Tôn Giáo Người dịch: HT Thích Trí Minh Người đọc: Bình Nguyên, Tịnh Bảo, Kiều Hạnh

18h 41m
Oct 27, 2022
Lược Giải Kinh Đại Bảo Tích Tập 1

Tôi chưa nghiên cứu sâu về kinh Bảo Tích, vì việc chuyên môn của tôi là nghiên cứu và tu kinh Pháp Hoa. Khi đọc qua bản dịch của Hòa thượng Trí Tịnh về kinh Bảo Tích, tôi thấy có nhiều điểm rất khó hiểu. Vì vậy, khi có yêu cầu giảng dạy cho Tăng Ni sinh của Viện Phật học cũng như Trường Cao đẳng Phật học, tôi mới bắt đầu nghiên cứu và giảng dạy bộ kinh Bảo Tích. Giảng dạy bộ kinh Bảo Tích, một phần lớn tôi cảm nhận kinh này qua tinh thần kinh Pháp Hoa và kinh Hoa Nghiêm. Vì lý do đó, khi giảng bộ kinh này, tôi thường dẫn dụng kinh Pháp Hoa và kinh Hoa Nghiêm để triển khai áo nghĩa của Bảo Tích. Ngoài ra, theo tinh thần các pháp đồng là Phật pháp hay đồng dẫn đến cứu cánh Nhứt Phật thừa, tất cả kinh điển của Phật đều hướng về con đường giác ngộ, giải thoát. Tôi thiết nghĩ dựa trên tinh ba của kinh Pháp Hoa và kinh Hoa Nghiêm để thâm nhập yếu nghĩa của kinh Bảo Tích cũng không có gì là sai trái. Bộ kinh Bảo Tích quá nhiều mà thời gian giảng dạy cho Tăng Ni sinh ở các Trường Phật học thì ngắn ngủi, nên tôi không thể giảng dạy trọn vẹn bộ kinh Bảo Tích. Tôi chỉ trích giảng những pháp hội cần thiết có liên quan nhiều đến sinh hoạt tu học của Tăng Ni hiện nay. Đó là tinh thần giới luật Tam tụ luật nghi, tiêu chuẩn làm Phật theo Đức Phật A Di Đà liên hệ đến Tịnh độ tông hay Phật A Súc liên hệ đến Thiền tông, hoặc Bồ tát pháp là việc làm mà đệ tử Phật cần thực hiện để tồn tại thích nghi với sinh hoạt của xã hội thời nay. Mong các bậc thiện tri thức đọc tác phẩm này, nếu có những điểm không hài lòng, xin hoan hỷ bỏ qua, hoặc vui lòng góp ý để chúng ta cùng nhau thăng hoa trên bước đường thượng cầu Phật đạo, hạ hóa chúng sanh. HT. Thích Trí Quảng (Trích lời tựa) Nhà xuất bản: Hồng Đức Người dịch: HT Thích Trí Quảng Người đọc: Huy Hồ, Bình Nguyên, Tuấn Anh

11h 16m
Sep 16, 2022
Kinh Tiểu Bộ Tập 6 giọng miền Nam

Tiểu Bộ kinh có nhan đề "Tiểu Bộ", nhưng lại chứa đựng số lượng kinh lớn nhất trong năm bộ Nikàya là 15 tập, so với Trường Bộ (3 tập), Trung Bộ (3 tập), Tương Ưng Bộ (5 tập) và Tăng Chi Bộ (3 tập). Chữ "Tiểu" ở đây, theo các vị luận sư, muốn chỉ tính cách hỗn hợp nhiều đề tài được diễn tả bằng nhiều thể văn khác nhau, từ các kinh kệ ngắn gọn do Ðức Phật thuyết giảng, các tiền thân Ðức Phật với hàng ngàn bài kệ do các vị Tỳ kheo cảm tác, tiểu sử các Ðức Phật, các vị A la hán, sự tích Thiên cung, Ngạ quỷ do chư vị kết tập kinh điển biên soạn..., đến các luận thư phân tích giáo lý mở đầu cho văn học A Tì Ðàm (Abhidhamma) của Luận tạng về sau. Giới thiệu Tiểu Bộ Kinh (Khuddaka Nikàya) Giáo sư Trần Phương Lan Nhà xuất bản: Tôn Giáo Người dịch: HT Thích Minh Châu Người đọc: Bình Nguyên, Kiều Hạnh

29h 2m
Sep 16, 2022
Chú Giải Luật Tứ Phần Tỳ Kheo Ni Giới Bổn Quyển Thượng A

Cách đây hơn 20 năm, hòa thượng Thượng Trí Hạ Minh viện chủ chùa Mai Sơn đã đem bộ Tứ Phần Tỳ Kheo Ni chú giải tác giả là ni sư Phật Oánh giảng dạy cho ni chúng tại tịnh thất Lạc Quốc ở Tam Bố tỉnh Lâm Đồng, những lời vàng ngọc của ngài được ghi chép lại tổng cộng gần 40 tập. Sau này ngài mang bản thảo đến nhờ tôi chỉnh lý cho hoàn chỉnh để in thành sách ngõ hậu làm tài liệu để Ni giới học tập, giảng dạy và hành trì, nhưng do bận quá nhiều Phật sự, qua hơn 2 năm mà tôi vẫn chưa bắt tay vào việc chỉnh sửa bản thảo, chính vì vậy hòa thượng đã giao bản thảo ấy cho Ni trưởng Hải Triều Âm. Gần đây Phật tử Liên Hoa phát tâm in ấn tất cả các tác phẩm dịch thuật giảng giải và trước tác của hòa thượng Trí Minh, nhờ nhân duyên này nên chúng tôi cố gắng tìm lại bản gốc bộ Tỳ kheo Ni chú giải mà trước kia hòa thượng đã dịch để tiến hành việc hiệu đính. Trải qua thời gian trên một năm thì tác phẩm được thực hiện xong, thiết nghĩ bộ tỳ kheo Ni chú giải của Ni Sư Phật Oánh khá hoàn thiện so với các bộ chú giải khác từ trước đến nay. Bộ này rất sâu rộng về mọi mặt, vì lẽ Ni sư là một bác sĩ thời cận đại nên lối giải thích và dẫn dụ trong đây rất thực tiễn và khoa học có sức thuyết phục cao và hoàn toàn phù hợp với hoàn cảnh sống hiện tại của chúng ta. Chính vì vậy có thể khẳng định một cách chắc chắn rằng đây là một bộ luật chuẩn mực và quý báu dành cho những ai nghiên cứu và hành trì giới luật. Bộ luật này thành tựu phần lớn nhờ vào thần lực gia hộ, chư Phật, chư Bồ Tát, chư Tổ sư. Bên cạnh đó không thể kể đến sự tham gia bằng tấm lòng chí thành chí kính đối với tam bảo của Phật tử Liên Hoa. Như vậy hoài bão bao năm của hòa thượng nay đã được thành tựu viên mãn. (Trích nhân duyên dịch) Nhà xuất bản: Tôn Giáo Người dịch: HT Thích Trí Minh Người đọc: Trần Vũ, Tịnh Bảo, Kiều Hạnh

21h 30m
Sep 16, 2022
Những Bài Giảng Cho Đạo Tràng Pháp Hoa Năm 2020

Tác giả: HT. Thích Trí Quảng Người đọc: Bình Nguyên

8h 32m
Sep 16, 2022
Sống Là Dần Chết

Cái chết không trái ngược đời sống, mà là một phần của cuộc đời. (Haruki Murakami) NHỮNG CHỈ DẪN dành cho Phật Tử sẽ là giống nhau trong suốt quá trình trình hấp hối, tại thời điểm chết và sau khi chết, cho dù một người ở độ tuổi cao chết bình an trong giấc ngủ hay một người đột tử vì những nguyên nhân và điều kiện đưa đến cái chết đã chín muồi. Thông tin đối với quá trình hấp hối, chết và những gì xảy ra sau khi chết được đề cập trong quyển sách này là sự trình bày rất đơn giản về một truyền thống cụ thể và cổ xưa của Phật Giáo. Mặc dù nhiều truyền thống Phật Giáo xác tín khác có đưa ra những lời khuyên tương tự, nhưng do mỗi truyền thống phát triển dựa trên những thuật ngữ và ngôn từ riêng, do đó một vài chi tiết có thể được diễn đạt theo cách khác nhau. Xin [quý vị độc giả] đừng hiểu lầm và cho rằng những điểm khác biệt này là mâu thuẫn. Những giáo lý về cái chết và các các giai đoạn trung gian Bardoi đã được lưu truyền qua một dòng truyền lâu dài từ những nhà tư tưởng Phật Giáo lỗi lạc, mỗi vị đã dành những chặng đường khá lâu để nghiên cứu tiến trình này chi tiết đến từng phút, và từng góc độ. Những lời khuyên [của chư học giả từ xưa đến nay] có thể đặc biệt hữu dụng đối với Phật Tử hoặc những ai được thu hút bởi Giáo Lý của Đức Phật, nhưng cũng phù hợp ở mức độ tương đương đối với bất kỳ ai – bởi vì cuối cùng, ai rồi cũng sẽ chết. Như vậy, dù không phải là Phật Tử, nhưng nếu bạn là người có Tâm trí rộng mở, tò mò, hoặc thường suy tư về cái chết của chính mình hay của một người thân yêu nào đó, thì có thể bạn sẽ tìm thấy được điều hữu ích tương tự trong những trang sách này. Mọi việc xảy ra trong khi chúng ta còn sống hay chết hoàn toàn phụ thuộc vào những nguyên nhân và điều kiệnii mà chúng ta đã tích tập. Vì thế, mỗi người sẽ kinh nghiệm cái chết vật lý và sự tan rã của thân tứ đại vô cùng khác nhau. Hành trình của mỗi người trong các giai đoạn Bardo cũng khác biệt. Như vậy, bất kỳ sự mô tả nào về quá trình hấp hối, chết và trạng thái Bardo chỉ là những nội dung được khái quát hóa. Tuy nhiên, khi tiến trình chết bắt đầu xảy ra, việc có những ý tưởng phỏng đoán những gì đang diễn biến không những làm an dịu những nỗi lo lắng tồi tệ nhất, mà còn giúp chúng ta đối mặt với cái chết bằng Tâm thái nhẹ nhàng và thanh thản. Tác giả: Dzongsar Khyentse Rinpoche Người dịch: Lạc Hải Âm Người đọc: Kiều Hạnh

8h 7m
Sep 16, 2022
Kinh Tiểu Bộ Tập 6 giọng miền Bắc

Tiểu Bộ kinh có nhan đề "Tiểu Bộ", nhưng lại chứa đựng số lượng kinh lớn nhất trong năm bộ Nikàya là 15 tập, so với Trường Bộ (3 tập), Trung Bộ (3 tập), Tương Ưng Bộ (5 tập) và Tăng Chi Bộ (3 tập). Chữ "Tiểu" ở đây, theo các vị luận sư, muốn chỉ tính cách hỗn hợp nhiều đề tài được diễn tả bằng nhiều thể văn khác nhau, từ các kinh kệ ngắn gọn do Ðức Phật thuyết giảng, các tiền thân Ðức Phật với hàng ngàn bài kệ do các vị Tỳ kheo cảm tác, tiểu sử các Ðức Phật, các vị A la hán, sự tích Thiên cung, Ngạ quỷ do chư vị kết tập kinh điển biên soạn..., đến các luận thư phân tích giáo lý mở đầu cho văn học A Tì Ðàm (Abhidhamma) của Luận tạng về sau. Giới thiệu Tiểu Bộ Kinh (Khuddaka Nikàya) Giáo sư Trần Phương Lan Nhà xuất bản: Tôn Giáo Người dịch: HT Thích Minh Châu Người đọc: Tịnh Pháp

31h 35m
Sep 16, 2022
Kinh Tiểu Bộ Tập 5 giọng miền Nam

Tiểu Bộ kinh có nhan đề "Tiểu Bộ", nhưng lại chứa đựng số lượng kinh lớn nhất trong năm bộ Nikàya là 15 tập, so với Trường Bộ (3 tập), Trung Bộ (3 tập), Tương Ưng Bộ (5 tập) và Tăng Chi Bộ (3 tập). Chữ "Tiểu" ở đây, theo các vị luận sư, muốn chỉ tính cách hỗn hợp nhiều đề tài được diễn tả bằng nhiều thể văn khác nhau, từ các kinh kệ ngắn gọn do Ðức Phật thuyết giảng, các tiền thân Ðức Phật với hàng ngàn bài kệ do các vị Tỳ kheo cảm tác, tiểu sử các Ðức Phật, các vị A la hán, sự tích Thiên cung, Ngạ quỷ do chư vị kết tập kinh điển biên soạn..., đến các luận thư phân tích giáo lý mở đầu cho văn học A Tì Ðàm (Abhidhamma) của Luận tạng về sau. Giới thiệu Tiểu Bộ Kinh (Khuddaka Nikàya) Giáo sư Trần Phương Lan Nhà xuất bản: Tôn Giáo Người dịch: HT Thích Minh Châu Người đọc: Bình Nguyên, Kiều Hạnh, Ngọc Quyên

26h 18m
Sep 16, 2022
Kinh Tiểu Bộ Tập 4 giọng miền Nam

Tiểu Bộ kinh có nhan đề "Tiểu Bộ", nhưng lại chứa đựng số lượng kinh lớn nhất trong năm bộ Nikàya là 15 tập, so với Trường Bộ (3 tập), Trung Bộ (3 tập), Tương Ưng Bộ (5 tập) và Tăng Chi Bộ (3 tập). Chữ "Tiểu" ở đây, theo các vị luận sư, muốn chỉ tính cách hỗn hợp nhiều đề tài được diễn tả bằng nhiều thể văn khác nhau, từ các kinh kệ ngắn gọn do Ðức Phật thuyết giảng, các tiền thân Ðức Phật với hàng ngàn bài kệ do các vị Tỳ kheo cảm tác, tiểu sử các Ðức Phật, các vị A la hán, sự tích Thiên cung, Ngạ quỷ do chư vị kết tập kinh điển biên soạn..., đến các luận thư phân tích giáo lý mở đầu cho văn học A Tì Ðàm (Abhidhamma) của Luận tạng về sau. Giới thiệu Tiểu Bộ Kinh (Khuddaka Nikàya) Giáo sư Trần Phương Lan Nhà xuất bản: Tôn Giáo Người dịch: HT Thích Minh Châu Người đọc: Trần Vũ, Kiều Hạnh

27h 39m
Sep 16, 2022
Kinh Tiểu Bộ Tập 5 giọng miền Bắc

Tiểu Bộ kinh có nhan đề "Tiểu Bộ", nhưng lại chứa đựng số lượng kinh lớn nhất trong năm bộ Nikàya là 15 tập, so với Trường Bộ (3 tập), Trung Bộ (3 tập), Tương Ưng Bộ (5 tập) và Tăng Chi Bộ (3 tập). Chữ "Tiểu" ở đây, theo các vị luận sư, muốn chỉ tính cách hỗn hợp nhiều đề tài được diễn tả bằng nhiều thể văn khác nhau, từ các kinh kệ ngắn gọn do Ðức Phật thuyết giảng, các tiền thân Ðức Phật với hàng ngàn bài kệ do các vị Tỳ kheo cảm tác, tiểu sử các Ðức Phật, các vị A la hán, sự tích Thiên cung, Ngạ quỷ do chư vị kết tập kinh điển biên soạn..., đến các luận thư phân tích giáo lý mở đầu cho văn học A Tì Ðàm (Abhidhamma) của Luận tạng về sau. Giới thiệu Tiểu Bộ Kinh (Khuddaka Nikàya) Giáo sư Trần Phương Lan Nhà xuất bản: Tôn Giáo Người dịch: HT Thích Minh Châu Người đọc: Tịnh Pháp

30h 39m
Sep 16, 2022
Cánh Cửa Mãn Nguyện

Khoảng một ngàn năm trước, ở Tây Tạng, ngài Atisha, vị đại sư độc nhất vô nhị, tác giả luận giảng Ngọn đèn Soi đường đến Giác ngộ đã thành lập truyền thống Kadampa tôn quý. Vị đệ tử số một của ngài là Dromton Gyalwai Jungne người mà định mệnh đến với ngài đã được thiên nữ Tara báo trước. Trong số ba đệ tử lâu năm nhất của Dromtonpa(thường gọi là ba anh em nhà Kadam), có ngài Potowa Rinchen Sel. Đệ tử thân cận của Geshe Potowa là Geshe Langri Tangpa Dorje Seng-ge. Truyền thống đặt tiêu chuẩn theo kinh nghiệm thực chứng (Kadampa), chú trọng sự điều phục tám mối bận tâm thế tục (từ đây gọi là bát phong-ND), từ bỏ dứt khoát mọi quan tâm đến cuộc sống đời thường này, đồng thời luyện tâm đến giác ngộ bằng cách yêu thương chăm sóc những người khác thay vì chăm sóc bản thân mình. Thông qua các vị đạo sư nói trên, tinh hoa của truyền thống này đã được bảo vệ như là phép tu tập quý báu nhất của truyền thống cựu Kadam. Sau đó, Lama Tsong Khapa vĩ đại cùng với người học trò tinh thần và thân cận nhất của ngài là Khedrub Rinpoche sáng lập truyền thống tân Kadam. Một trong những đệ tử thân cận là Chen-nga Lodro Gyaltsen đã biên soạn luận giảng : “Khai mở Cánh cửa Pháp, Giai đoạn Đầu của việc Tu Tâm trên đường Đạo từng Bước đến Giác Ngộ”. Tác phẩm này như một chìa khóa mở ra con đường dẫn dắt những hành giả sơ căn đến với Pháp. Do đó, những ai quan tâm đến nó sẽ hưởng được những lợi ích lớn lao. Đối với Lama Zopa Rinpoche tác phẩm này đã trở thành nền tảng cho những kinh nghiệm hết sức xác thực về Pháp. Với sự toàn tâm toàn ý, tôi một lòng hoan hỉ giới thiệu luận giảng này. Tôi chân thành dâng lời cầu nguyện, nguyện rằng cuốn sách này sẽ góp phần xoay chuyển tâm thức của tất cả chúng sanh hướng về Pháp và dẫn dắt họ mau chóng đến bến bờ Giác Ngộ hỉ lạc và an lành. Kirti Tsenshab Rinpoche Dharamsala, Ấn độ. Tác giả: Lama Thubten Zopa Rinpoche Người dịch: Nguyễn Văn Điểu Người đọc: Tịnh Bảo, Kiều Hạnh

5h 7m
Sep 16, 2022
Trí Phương TIện

Khi Phật còn là thái tử, ngài quan sát xã hội đương thời thấy đầy dẫy bất công và những việc thương tâm. Vì vậy, Ngài muốn xây dựng xã hội lành mạnh với tình người, nhưng không thực hiện được, vì Ngài nói mà người không nghe theo. Muốn họ nghe, Ngài phải làm những việc cần thiết, đó chính là giáo dục của Phật giáo khởi đầu phát xuất như vậy. Sống trong xã hội Ấn Độ đương thời mà người dân bị áp bức bởi luật giai cấp, Đức Phật đã đưa ra sự cải cách tột bực, theo đó mọi người dân đều được bình đẳng, không có giai cấp khi nước mắt cùng mặn, máu cùng đỏ. Bấy giờ, với cương vị thái tử sống giàu sang sung sướng cách biệt với dân chúng, Ngài thực hiện tinh thần bình đẳng bằng cách bước ra khỏi giai cấp cao nhất mà đi xuống giai cấp thấp nhất là Sa-môn hay khất sĩ, tức người ăn xin thấp hơn cả giai cấp nô lệ, để sống chung với họ. Nơi Ngài toát lên sự hy sinh vĩ đại của bậc siêu phàm mà chắc chắn không có người nào trên thế gian này dám làm như Ngài. Xã hội Ấn Độ bấy giờ có bốn giai cấp mà Ngài đã chọn giai cấp thứ năm thấp nhất. Ngài đã dạy chúng ta bài học đầu tiên là muốn dạy người điều gì, bản thân mình phải thực hiện việc này trước. Ngày nay, chúng ta cần cân nhắc, khi ca ngợi rằng Phật, Bồ-tát, La-hán thánh thiện, làm toàn những việc tốt đẹp, trong khi bản thân mình thì ngược lại, như vậy là phạm tội phỉ báng pháp Phật. Phật dạy rằng mình nói việc đã làm được và làm những gì mình hứa. Đó là bài tập thấp nhất của Phật dạy cho đại chúng. Phật chọn giai cấp thấp nhất là ăn xin, không có sở hữu nào. Điều này Ngài muốn dạy chúng ta nên thấy bản chất của con người, tính giác của con người, phước đức của con người mới là hạt nhân chính yếu quyết định mọi việc thành bại trong cuộc sống. Vì vậy, người dù ở giai cấp nào, nhưng tính chất bên trong của họ không mất. Chính Đức Phật đã thể hiện trọn vẹn yếu nghĩa này, Ngài đóng vai ăn mày, nhưng không ai dám nhìn Phật là ăn xin. Về sau, Phật dạy chúng ta đồng sự nhiếp. Muốn nhiếp hóa thành phần nào, chúng ta phải sống chung với họ, làm việc chung với họ, thì họ mới nghe ta. Còn ta ở giai cấp cao sang nói cho người giai cấp thấp, họ không bao giờ chấp nhận. Vì vậy, chúng ta học bài học đầu tiên này. Thực tế cho thấy đa số người bên trong yếu kém, nhưng bên ngoài muốn phô trương, nên phải khổ và chết ở điểm sai trái này. (Trích Giáo dục của Đức Phật) Tác giả: HT Thích Trí Quảng Nhà xuất bản: Hồng Đức Người đọc: Bình Nguyên

10h 45m
Sep 16, 2022
Kinh Tiểu Bộ tập 3 giọng miền Nam

Tiểu Bộ kinh có nhan đề "Tiểu Bộ", nhưng lại chứa đựng số lượng kinh lớn nhất trong năm bộ Nikàya là 15 tập, so với Trường Bộ (3 tập), Trung Bộ (3 tập), Tương Ưng Bộ (5 tập) và Tăng Chi Bộ (3 tập). Chữ "Tiểu" ở đây, theo các vị luận sư, muốn chỉ tính cách hỗn hợp nhiều đề tài được diễn tả bằng nhiều thể văn khác nhau, từ các kinh kệ ngắn gọn do Ðức Phật thuyết giảng, các tiền thân Ðức Phật với hàng ngàn bài kệ do các vị Tỳ kheo cảm tác, tiểu sử các Ðức Phật, các vị A la hán, sự tích Thiên cung, Ngạ quỷ do chư vị kết tập kinh điển biên soạn..., đến các luận thư phân tích giáo lý mở đầu cho văn học A Tì Ðàm (Abhidhamma) của Luận tạng về sau. Giới thiệu Tiểu Bộ Kinh (Khuddaka Nikàya) Giáo sư Trần Phương Lan Nhà xuất bản: Tôn Giáo Người dịch: HT Thích Minh Châu Người đọc: Bình Nguyện, Kiều Hạnh, Trần Vũ

25h 49m
Sep 16, 2022
Kinh Tiểu Bộ Tập 4 giọng miền Bắc

Tiểu Bộ kinh có nhan đề "Tiểu Bộ", nhưng lại chứa đựng số lượng kinh lớn nhất trong năm bộ Nikàya là 15 tập, so với Trường Bộ (3 tập), Trung Bộ (3 tập), Tương Ưng Bộ (5 tập) và Tăng Chi Bộ (3 tập). Chữ "Tiểu" ở đây, theo các vị luận sư, muốn chỉ tính cách hỗn hợp nhiều đề tài được diễn tả bằng nhiều thể văn khác nhau, từ các kinh kệ ngắn gọn do Ðức Phật thuyết giảng, các tiền thân Ðức Phật với hàng ngàn bài kệ do các vị Tỳ kheo cảm tác, tiểu sử các Ðức Phật, các vị A la hán, sự tích Thiên cung, Ngạ quỷ do chư vị kết tập kinh điển biên soạn..., đến các luận thư phân tích giáo lý mở đầu cho văn học A Tì Ðàm (Abhidhamma) của Luận tạng về sau. Giới thiệu Tiểu Bộ Kinh (Khuddaka Nikàya) Giáo sư Trần Phương Lan Nhà xuất bản: Tôn Giáo Người dịch: HT Thích Minh Châu Người đọc: Tịnh Pháp

29h 24m
Sep 16, 2022
Ba Điểm Tinh Yếu Trên Đường Tu Tập

Tập sách này là bản Việt dịch từ một bài giảng của Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV, được ngài Rajiv Mehrotra – đệ tử của đức Đạt-lai Lạt-ma – trực tiếp ban cho chúng tôi cùng với 5 bài giảng khác nữa, kèm theo một văn bản cho phép chuyển dịch tất cả sang Việt ngữ và phát hành ở dạng song ngữ Anh-Việt. Ba điểm tinh yếu trên đường tu tập là bài giảng giải chi tiết về ý nghĩa một bài kệ rất nổi tiếng của Đại sư Tongskhapa (Tông-khách-ba). Mặc dù đây là một phần giáo pháp rất uyên áo, không dễ nắm hiểu, nhưng đức Đạt-lai Lạt-ma đã hết sức khéo léo trong sự trình bày mạch lạc và luận giải chặt chẽ, khiến cho người đọc có thể nắm hiểu được từng vấn đề theo một trình tự tiến dần lên. Qua đó, những phần tinh yếu của giáo pháp được giảng rõ và người đọc có được cơ hội để học hỏi bài kệ của ngài Tongskhapa một cách dễ dàng hơn rất nhiều so với khi chỉ đọc nguyên bản. Ngoài ra, việc trình bày song ngữ Anh-Việt cũng là một lợi thế rất lớn cho các độc giả sử dụng được tiếng Anh, vì có thể đối chiếu ngay từng câu văn, đoạn văn của nguyên tác nếu thấy còn có chỗ khó hiểu. Chúng tôi thành kính tri ân đức Đạt-lai Lạt-ma XIV và ngài Rajiv Mehrotra đã dành cho chúng tôi một đặc ân ngoài cả sự mong đợi khi ban tặng những giáo pháp này, và chúng tôi cũng ngầm hiểu rằng đây là một món quà vô giá mà các ngài muốn thông qua chúng tôi để gửi tặng tất cả Phật tử Việt Nam, những ai mong muốn được học hỏi Chánh pháp của đức Thế Tôn từ lời dạy của các bậc cao tăng đương đại. Chúng tôi cũng cảm tạ Lobsang Jordhen đã chuyển dịch từ Tạng ngữ sang Anh ngữ để chúng tôi có cơ hội Việt dịch và giới thiệu cùng độc giả Việt Nam. Xin cảm ơn Jeremy Russell đã làm công việc hiệu đính bản Anh ngữ. Mặc dù đã nỗ lực hết sức trong quá trình chuyển dịch nhưng chắc chắn không thể tránh khỏi ít nhiều sai sót. Chúng tôi xin nhận phần trách nhiệm đối với mọi khiếm khuyết trong việc dịch thuật cũng như trình bày và rất mong mỏi sẽ nhận được những góp ý chỉ dạy từ quý độc giả gần xa. Cuối cùng, những người thực hiện sách này xin hồi hướng mọi công đức về cho tất cả chúng sanh hữu tình. Nguyện cho sự ra đời của tập sách này sẽ giúp cho tất cả những ai hữu duyên gặp được nó đều sẽ nhanh chóng phát tâm Bồ-đề và dũng mãnh tinh tấn trên đường tu tập cho đến ngày thành tựu giác ngộ viên mãn. Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma Người dịch: Tiểu Nhỏ Người đọc: Tịnh Bảo

2h 53m
Sep 16, 2022
Kinh Tiểu Bộ tập 2 giọng miền Nam

Tiểu Bộ kinh có nhan đề "Tiểu Bộ", nhưng lại chứa đựng số lượng kinh lớn nhất trong năm bộ Nikàya là 15 tập, so với Trường Bộ (3 tập), Trung Bộ (3 tập), Tương Ưng Bộ (5 tập) và Tăng Chi Bộ (3 tập). Chữ "Tiểu" ở đây, theo các vị luận sư, muốn chỉ tính cách hỗn hợp nhiều đề tài được diễn tả bằng nhiều thể văn khác nhau, từ các kinh kệ ngắn gọn do Ðức Phật thuyết giảng, các tiền thân Ðức Phật với hàng ngàn bài kệ do các vị Tỳ kheo cảm tác, tiểu sử các Ðức Phật, các vị A la hán, sự tích Thiên cung, Ngạ quỷ do chư vị kết tập kinh điển biên soạn..., đến các luận thư phân tích giáo lý mở đầu cho văn học A Tì Ðàm (Abhidhamma) của Luận tạng về sau. Giới thiệu Tiểu Bộ Kinh (Khuddaka Nikàya) Giáo sư Trần Phương Lan Nhà xuất bản: Tôn Giáo Người dịch: HT Thích Minh Châu Người đọc: Bình Nguyện, Kiều Hạnh

18h 39m
Sep 16, 2022
Kinh Tiểu Bộ tập 3 giọng miền Bắc

Tiểu Bộ kinh có nhan đề "Tiểu Bộ", nhưng lại chứa đựng số lượng kinh lớn nhất trong năm bộ Nikàya là 15 tập, so với Trường Bộ (3 tập), Trung Bộ (3 tập), Tương Ưng Bộ (5 tập) và Tăng Chi Bộ (3 tập). Chữ "Tiểu" ở đây, theo các vị luận sư, muốn chỉ tính cách hỗn hợp nhiều đề tài được diễn tả bằng nhiều thể văn khác nhau, từ các kinh kệ ngắn gọn do Ðức Phật thuyết giảng, các tiền thân Ðức Phật với hàng ngàn bài kệ do các vị Tỳ kheo cảm tác, tiểu sử các Ðức Phật, các vị A la hán, sự tích Thiên cung, Ngạ quỷ do chư vị kết tập kinh điển biên soạn..., đến các luận thư phân tích giáo lý mở đầu cho văn học A Tì Ðàm (Abhidhamma) của Luận tạng về sau. Giới thiệu Tiểu Bộ Kinh (Khuddaka Nikàya) Giáo sư Trần Phương Lan Nhà xuất bản: Tôn Giáo Người dịch: HT Thích Minh Châu Người đọc: Tịnh Pháp

29h 18m
Sep 16, 2022
Kinh Tiểu Bộ tập 2 giọng miền Bắc

Tiểu Bộ kinh có nhan đề "Tiểu Bộ", nhưng lại chứa đựng số lượng kinh lớn nhất trong năm bộ Nikàya là 15 tập, so với Trường Bộ (3 tập), Trung Bộ (3 tập), Tương Ưng Bộ (5 tập) và Tăng Chi Bộ (3 tập). Chữ "Tiểu" ở đây, theo các vị luận sư, muốn chỉ tính cách hỗn hợp nhiều đề tài được diễn tả bằng nhiều thể văn khác nhau, từ các kinh kệ ngắn gọn do Ðức Phật thuyết giảng, các tiền thân Ðức Phật với hàng ngàn bài kệ do các vị Tỳ kheo cảm tác, tiểu sử các Ðức Phật, các vị A la hán, sự tích Thiên cung, Ngạ quỷ do chư vị kết tập kinh điển biên soạn..., đến các luận thư phân tích giáo lý mở đầu cho văn học A Tì Ðàm (Abhidhamma) của Luận tạng về sau. Giới thiệu Tiểu Bộ Kinh (Khuddaka Nikàya) Giáo sư Trần Phương Lan Nhà xuất bản: Tôn Giáo Người dịch: HT Thích Minh Châu Người đọc: Tịnh Pháp

22h 47m
Apr 23, 2022
Kinh Tiểu Bộ tập 1 giọng miền Nam

Tiểu Bộ kinh có nhan đề "Tiểu Bộ", nhưng lại chứa đựng số lượng kinh lớn nhất trong năm bộ Nikàya là 15 tập, so với Trường Bộ (3 tập), Trung Bộ (3 tập), Tương Ưng Bộ (5 tập) và Tăng Chi Bộ (3 tập). Chữ "Tiểu" ở đây, theo các vị luận sư, muốn chỉ tính cách hỗn hợp nhiều đề tài được diễn tả bằng nhiều thể văn khác nhau, từ các kinh kệ ngắn gọn do Ðức Phật thuyết giảng, các tiền thân Ðức Phật với hàng ngàn bài kệ do các vị Tỳ kheo cảm tác, tiểu sử các Ðức Phật, các vị A la hán, sự tích Thiên cung, Ngạ quỷ do chư vị kết tập kinh điển biên soạn..., đến các luận thư phân tích giáo lý mở đầu cho văn học A Tì Ðàm (Abhidhamma) của Luận tạng về sau. Giới thiệu Tiểu Bộ Kinh (Khuddaka Nikàya) Giáo sư Trần Phương Lan Nhà xuất bản: Tôn Giáo Người dịch: HT Thích Minh Châu Người đọc: Bình Nguyên, Trần Vũ, Kiều Hạnh

23h 11m
Apr 23, 2022
Hồi Ký Quăng Đời Mình Vào Chốn Thiền Môn

“Tôi sinh ra vào mùa gặt, cũng là mùa nước lũ. Người dân quê tôi dầm mình trong nước để gặt lúa chạy mưa với ông trời. Nước ngập trắng đồng và nước tràn vô nhà… Ba tôi phải kết bè chuối lấy chỗ đặt để thau than hong cho má con tôi. Quê tôi vùng sông nước có nhiều đứa nhỏ vừa mở mắt chào đời đã gặp ngay lũ lụt như điềm báo trước cuộc đời vất vả nổi trôi… Nhưng tôi may mắn được gặp ánh sáng Phật Pháp soi đường nên vất vả thế gian chuyển hóa thành những bài học giúp tôi mỗi ngày thêm vững vàng trên bước đường tu. Và may mắn nữa là tôi có má…” “ Quăng đời mình vào chốn thiền môn” của tác giả Thiện Bảo ghi lại tuổi thơ và quá trình trưởng thành, từng bước đạt được những thành quả và quá trình đó luôn có bóng dáng đồng hành của mẹ – người thân sinh ra thầy. Những khó khăn, vất vả, những giọt nước mắt, nụ cười hạnh phúc của “mẹ” luôn là động lực động viên thầy Thiện Bảo trên con đường tu tập. (Trích lời nói đầu) Tác giả: Thiện Bảo Người đọc: Trần Vũ

4h 30m
Apr 23, 2022
Kinh Tiểu Bộ tập 1 giọng miền Bắc

Tiểu Bộ kinh có nhan đề "Tiểu Bộ", nhưng lại chứa đựng số lượng kinh lớn nhất trong năm bộ Nikàya là 15 tập, so với Trường Bộ (3 tập), Trung Bộ (3 tập), Tương Ưng Bộ (5 tập) và Tăng Chi Bộ (3 tập). Chữ "Tiểu" ở đây, theo các vị luận sư, muốn chỉ tính cách hỗn hợp nhiều đề tài được diễn tả bằng nhiều thể văn khác nhau, từ các kinh kệ ngắn gọn do Ðức Phật thuyết giảng, các tiền thân Ðức Phật với hàng ngàn bài kệ do các vị Tỳ kheo cảm tác, tiểu sử các Ðức Phật, các vị A la hán, sự tích Thiên cung, Ngạ quỷ do chư vị kết tập kinh điển biên soạn..., đến các luận thư phân tích giáo lý mở đầu cho văn học A Tì Ðàm (Abhidhamma) của Luận tạng về sau. Giới thiệu Tiểu Bộ Kinh (Khuddaka Nikàya) Giáo sư Trần Phương Lan Nhà xuất bản: Tôn Giáo Người dịch: HT Thích Minh Châu Người đọc: Tịnh Pháp

26h 3m
Apr 23, 2022
Kinh Tăng Chi Bộ giọng miền Bắc (phần 2-hết)

gồm những bài kinh ngắn và rất ngắn, tuy nhiên, cũng có nhiều bài kinh dài, thường được hỗ trợ bởi các đoạn kệ tụng. Tất cả những bài kinh dù ngắn hay dài đều được sắp xếp theo hệ thống một cách cẩn thận. Bimala Churn Law cho rằng, bộ kinh này từ và chia nhỏ mà có. Nhờ ngắn gọn nên có tác dụng giúp ích cho việc ghi nhớ, thuận tiện cho việc đọc tụng cũng như truyền dạy từ thầy xuống trò. Mặt khác, nhờ ngắn gọn nên từng đề tài nhỏ trong kho tàng giáo pháp được nhấn mạnh đầy đủ, cụ thể như trường hợp mỗi một triền cái trở thành đề tài của một bài kinh. Nội dung của vô cùng đa dạng, phong phú, ngoài giáo pháp còn có những mảng liên quan đến triết học, đạo đức học, văn hóa, luật pháp và công ích xã hội. không chỉ hàm chứa nội dung có giá trị rất riêng, soi sáng về lịch sử phát triển của Phật giáo, mà còn có nhiều nội dung tương thông với Luật tạng, nhất là với và Luận tạng, đặc biệt với bộ (Nhân chế định), nhưng nhiều nhất vẫn là sự tương thông với các bộ kinh khác. Về mặt ngôn ngữ và văn phong, gần như không có gì khác biệt với 3 bộ kinh trước vì cả 4 bộ kinh này đều có chung một nguồn tư liệu là nền văn học Phật giáo Nguyên thủy trong dạng truyền khẩu. Ngài Ấn Thuận đã liệt kê 215 trường hợp của có cùng nội dung với . Nhiều trường hợp khác, có cùng nội dung với , và .” ( trích dẫn luận kinh Tăng Chi Bộ của TT. Thích Minh Thành) Nhà xuất bản: Hồng Đức Người dịch: HT Thích Minh Châu Người đọc: Tịnh Pháp, Sông Hằng

45h 29m
Apr 23, 2022