11 - Cảm giác mình chẳng giống ai (câu chuyện Third Culture Kid)
JUL 15, 2021
Description Community
About

Bạn có khi nào có cảm giác mình khác mọi người và không fit in chưa? Với mình thì đây là ý nghĩ mà mình luôn phải đấu tranh. Mình cảm thấy bản thân khác mọi người ở nhiều bối cảnh, từ lúc bé khi đi học cho đến lúc lớn khi đi làm hay gặp gỡ những người mới. Và một trong số những lý do chính giải thích cho cảm giác khác biệt này có thể vì mình là third culture kid. 

Bố mình làm cho một tổ chức phi chính phủ đa quốc gia, và có một thời gian dài bố mình hay nhận nhiệm kỳ ở nước ngoài, mỗi lần có thể ở nước đó 1 năm hoặc nhiều là 3 năm. Vì vậy, mình đã không sống ở Việt Nam từ bé, và vì vậy nên có thể nói là mình là một third culture kid - một người mà lớn lên ở nước không phải nước mẹ đẻ. Tóm tắt lại thì từ năm lớp 1 đến lớp 12, mình đã học ở 7 ngôi trường khác nhau. Lớn lên mình được trải nghiệm cuộc sống ở nhiều nước và nhiều môi trường khác nhau, ví dụ, học trường công ở Việt Nam, trường tư ở Việt Nam, trường quốc tế ở Indonesia, trường công ở Mỹ và cuối cùng là trường quốc tế ở Việt Nam. 

Đây là những trải nghiệm thú vị, nhưng kèm với nó là cảm giác liên tục lạc lõng của mình. Hôm nay mình sẽ chia sẻ thêm về những băn khoăn này và chia sẻ thêm về câu chuyện Third Culture Kid (TCK) của mình nhé. 

Send me a message! 

→ IGwww.instagram.com/avietnamesemillannial

→ EmailLan@avietnamesemillannial.com 

Cảm ơn bạn đã dành thời gian theo dõi podcast này! Nếu thích bạn hãy review và gửi rating cho podcast của mình nhé. 

----------- 

Nguồn tham khảo: Phần lớn hành vi của con người được thúc đẩy bởi nhu cầu được thuộc về và mong muốn kết nối với người khác (Baumeister và Leary, 1995; Cacioppo và Patrick, 2008; Lieberman và Eisenberger, 2008). Các phát hiện về tâm lý học xã hội, khoa học thần kinh và tâm lý học sức khỏe đều cho thấy rằng kết nối xã hội là bổ ích và có lợi (Cohen, 2004; Eisenberger, 2013; Inagaki và Eisenberger, 2011, 2013), trong khi sự mất kết nối xã hội có thể gây bất lợi cho sức khỏe tinh thần và thể chất (Whisman và cộng sự, 2000; Hawkley và cộng sự, 2003; Cacioppo và Patrick, 2008).

Comments