Ca sỹ Mỹ Linh hôm trước post một bài trên Facebook về con của cô, là em Mỹ Anh gần đây cũng debut với tư cách là ca sỹ. Trong post cô cũng kể qua thời trẻ của bản thân, đi học nhạc viện, hàng ngày đạp xe lên trường học, cô còn kể... "cứ đầu tháng cầm thẻ xuống lĩnh học bổng, tiêu dè đến giữa tháng đã hết tiền, thế là lại ăn bánh mỳ chịu, uống nhân trần chịu. Giờ ngồi nghĩ lại chắc điểm tựa của mình là một khát khao mãnh liệt đưa bố mẹ ra khỏi cảnh bữa nay lo bữa mai." Tua đến ngày hôm nay, hành trình làm nhạc của Mỹ Anh tất nhiên là không hề giống mẹ em ngày xưa... em lớn lên trong khi gia đình đã có điều kiện, có nhiều cơ hội để được học tâp và phát triển bản thân - gì em cũng làm được, hát, sáng tác, phối khí, chơi nhạc cụ, nhảy, dựng phim. Thoáng nghe thì nghĩ em sướng quá, có biết khổ là gì. Nhưng con người mà đúng không, vui buồn sướng khổ, hỉ nộ ái ố là cái tự nhiên. Em có trăn trở riêng đó là muốn tìm con đường riêng của mình. Là một người mẹ thấu hiểu như cô Mỹ Linh, cô đã viết "Thế nên Mỹ Anh từ chối mọi sự hỗ trợ từ gia đình mà lặng lẽ tìm lối đi riêng. Con tìm bạn bè, ekip chỉ với một mục tiêu con là con, không phải chỉ là con của bố mẹ. Vậy là Điểm tựa của bọn trẻ lứa 2000 có lẽ là sự nỗ lực để vượt sướng." Thoáng nghe mình thấy cách dùng từ này khá hóm hỉnh nhưng có nhiều phần đúng.
Thế rốt cuộc thì chúng mình sướng hay khổ? Trong tập hôm nay mình sẽ chia sẻ thêm về những cái khổ riêng của thế hệ millennials và gen Z nhé.
Keep in touch!
→ IGwww.instagram.com/avietnamesemillannial
→ EmailLan@avietnamesemillannial.com
Cảm ơn bạn đã lắng nghe.
Lan