Thiên Nhiên

ThienNhien

About

Chào mừng các bạn đến với kênh podcast về các chủ đề thiên nhiên, môi trường do Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) thực hiện.

Các bạn có thể tham khảo thêm thông tin về các hoạt động bảo tồn thiên nhiên của chúng tôi tại website: www.nature.org.vn. Hãy tham gia ủng hộ những hoạt động của PanNature tại đây: https://thiennguyen.app/donate-target/1739880600799567872

Available on

Community

80 episodes

Công tác bảo tồn động vật hoang dã cần sự đồng hành của người dân

Sự tham gia của người dân không chỉ là thước đo mà còn là động lực của công tác bảo tồn và bảo vệ động vật hoang dã tại Việt Nam. Xã hội hóa việc huy động người dân tham gia các hoạt hoạt động bảo tồn là một trong những giải pháp quan trọng. Chương trình do Đài Tiếng nói Việt Nam thực hiện.

5m
Nov 19
Cần có những hành động khẩn cấp để bảo vệ hệ sinh thái nước ngọt

Hệ sinh thái nước ngọt mang lại những giá trị quan trọng cho con người và góp phần thích ứng với khí hậu bằng cách giảm thiểu lũ lụt cực đoan, xây dựng khả năng phục hồi trước hạn hán, điều hòa nhiệt độ và vi khí hậu. Theo đó, các dòng sông có khả năng được phục hồi, vùng đồng bằng ngập lũ được kết nối và vùng đất ngập nước lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong phòng chống lũ lụt tự nhiên và làm chậm dòng chảy, đồng thời giúp giảm thiểu lũ lụt, xói mòn ở hạ lưu. Bằng cách hấp thụ lượng nước dư thừa và từ từ giải phóng sau đó, các vùng đồng bằng ngập lũ và vùng đất ngập nước cũng có thể giúp bổ sung các tầng ngậm nước và giảm bớt tình trạng khan hiếm nước trong thời gian lưu lượng nước giảm. #nuocngot #hesinhthai #freshwater #datngapnuoc #songngoi #baotonthiennhien

10m
Nov 09
Thập kỷ Phục hồi sinh thái của Liên hợp quốc

Mục tiêu của THẬP KỶ PHỤC HỒI SINH THÁI CỦA LIÊN HỢP QUỐC là khôi phục khoảng 350 triệu ha đất bị suy thoái vào năm 2030. Sáng kiến này không chỉ nhằm giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu mà còn góp phần bảo vệ và phát triển bền vững đa dạng sinh học. Với mục tiêu đó, Thập kỷ phục hồi sinh thái hướng tới không chỉ các khu vực dễ bị tổn thương nhất mà còn nhấn mạnh đến tất cả các hệ sinh thái bị ảnh hưởng bởi hoạt động của con người, từ rừng ngập mặn, đồng cỏ, đất ngập nước, đến các vùng đất sa mạc và hệ sinh thái biển. #⁠ClimateChange⁠ ⁠#Biodiversity⁠ #UNDecadeofEcosystemRestoration⁠ #GenerationRestoration #phuchoisinhthai #phuchoirung #rungxanhlen

9m
Oct 30
Tìm hiểu về tín chỉ carbon

Trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, các công cụ tài chính như TÍN CHỈ CARBON đang ngày càng trở thành một phần quan trọng của chiến lược phát thải ròng bằng không (net-zero) cho nhiều doanh nghiệp và chính phủ. Tín chỉ carbon, cho phép người mua giảm thiểu hoặc bù đắp lượng phát thải carbon thông qua việc đầu tư vào các dự án GIẢM PHÁT THẢI, đã phát triển thành một thị trường toàn cầu đầy phức tạp và đang có sức tăng trưởng mạnh mẽ. #CO2 #tinchicacbon #carboncredit #climatechange #biendoikhihau #climatechange

11m
Oct 21
Tìm hiểu ngôn ngữ biến đổi khí hậu: Bù trừ carbon và tín chỉ carbon

Trong cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu, chúng ta thường nghe nhắc đến các thuật ngữ như “BÙ TRỪ CARBON” và “TÍN CHỈ CARBON”. Dù thường được sử dụng thay thế cho nhau, nhưng thực tế, hai thuật ngữ này mang ý nghĩa khác nhau. Bù trừ carbon là một hành động, trong khi tín chỉ carbon là công cụ để thực hiện hành động đó. Việc hiểu rõ sự khác biệt giữa chúng là rất quan trọng đối với các doanh nghiệp và cá nhân muốn giảm thiểu tác động môi trường của mình. #carboncredit #tinchi #biendoikhihau #climatechange #verra #goldstandards #CO2 #GHGs

9m
Oct 17
Nhân loại liệu có cứu vãn được đa dạng sinh học?

KHỦNG HOẢNG ĐA DẠNG SINH HỌC đang diễn ra với tốc độ chưa từng có, đẩy nhiều loài đến bờ vực tuyệt chủng và gây ra sự suy thoái nghiêm trọng đối với các hệ sinh thái trên toàn thế giới. Theo Báo cáo Đánh giá Toàn cầu về Đa dạng Sinh học và Dịch vụ Hệ sinh thái của #IPBES năm 2019, khoảng 1 triệu loài động thực vật đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng, nhiều hơn bao giờ hết trong lịch sử loài người. Tốc độ mất mát đa dạng sinh học hiện đang cao gấp hàng chục đến hàng trăm lần so với mức trung bình trong 10 triệu năm qua, và xu hướng này dự kiến sẽ còn tiếp tục nếu không có hành động quyết liệt. #gbf #biodiversity #nbsap #dadangsinhhoc #globalbiodiversityframework #km-gbf

8m
Sep 28
Bão được hình thành như thế nào?

Bão là một trạng thái nhiễu động của khí quyển và là một loại hình thời tiết cực đoan. Ở Việt Nam, thuật ngữ “bão” thường được hiểu là bão nhiệt đới, một hiện tượng thời tiết đặc biệt nguy hiểm chỉ xuất hiện trên các vùng biển nhiệt đới, thường có gió mạnh và mưa lớn. Tuy nhiên, thuật ngữ này cũng bao gồm các hiện tượng khác như bão tuyết, bão cát, bão bụi, và lốc xoáy.

12m
Sep 08
Di sản của mất mát

Cuốn sách của Michitake Aso (Nhà xuất bản Tổng hợp TP.HCM), bản dịch của Hải Thanh, Minh Quân, Khánh Tâm, là một câu chuyện mà bất cứ ai, nhà sử học, nhà thực vật học, nhà sinh học, nhà môi trường học hay thậm chí cả những người thuần túy yêu xứ sở này, đều cảm thấy cuốn hút. Đó cũng là những cảm xúc ban đầu của Michitake Aso, khi đặt chân tới Biên Hòa, một trung tâm cao su lớn vào thời kỳ người Pháp khai thác thuộc địa.

16m
Sep 04
Côn trùng và tầm quan trọng đối với sự sống

Côn trùng, một nhóm động vật không xương sống nhỏ bé nhưng vô cùng phong phú, đóng một vai trò không thể thiếu trong hệ sinh thái của Trái Đất. Chúng xuất hiện ở hầu hết các môi trường, từ rừng rậm, sa mạc, đến các khu đô thị đông đúc, tạo nên một phần không thể thiếu của mạng lưới sinh thái. Tuy nhiên, do sự thay đổi của môi trường và các hoạt động của con người, số lượng côn trùng đang giảm sút nghiêm trọng. Mặc dù vấn đề này ít được chú ý, nhưng hậu quả của nó đối với sự sống trên hành tinh này là vô cùng đáng lo ngại.

12m
Aug 31
Bảo vệ cỏ biển thông qua chi trả cho dịch vụ hệ sinh thái

CỎ BIỂN là thực vật có hoa hay thực vật hạt kín, mọc ở vùng bãi triều và bãi triều nông ở các vùng biển nhiệt đới đến ôn đới trên toàn cầu. Chúng tạo thành những “đồng cỏ” có quy mô và mật độ khác nhau tùy theo loài và vị trí địa lý. Cỏ biển cung cấp các dịch vụ hệ sinh thái quan trọng cho những người phụ thuộc vào chúng để có nguồn thức ăn và thu nhập cũng như cho mọi người trên toàn thế giới. Những thảm cỏ biển khỏe mạnh hỗ trợ nghề cá do là nơi ươm nuôi, nơi trú ẩn an toàn cho cá con và động vật có vỏ, đồng thời cung cấp nguồn thức ăn cho nhóm sinh vật này. Bằng cách hoạt động như một vùng đệm ven biển trước sóng, chúng bảo vệ bờ biển khỏi bị xói mòn và giúp duy trì các hệ sinh thái ven biển khác như rừng ngập mặn. Chúng cũng mang lại nhiều lợi ích hơn cho việc điều hòa khí hậu bằng cách cô lập một lượng lớn carbon trong trầm tích, ngăn chặn việc thải carbon vào khí quyển dưới dạng CO2.

11m
Aug 24
Thế giới kỳ thú của các loài thực vật

Thế giới thực vật chứa đựng vô vàn những loài cây kỳ lạ và độc đáo, mỗi loài mang trong mình những đặc điểm và chiến lược sống không giống ai. Hãy cùng khám phá những loài thực vật đã khiến giới khoa học và công chúng phải kinh ngạc.

13m
Aug 17
Quy định ngăn chặn phá rừng của Liên minh châu Âu: Tác động và tác dụng

QUY ĐỊNH NGĂN CHẶN PHÁ RỪNG CỦA LIÊN MINH CHÂU ÂU (GỌI TẮT LÀ EUDR) CHÍNH THỨC CÓ HIỆU LỰC TỪ 29/6/2023 VỚI GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ KÉO DÀI TỪ 18 ĐẾN 24 THÁNG. EUDR HƯỚNG TỚI MỤC ĐÍCH CHÍNH LÀ ĐẢM BẢO NGƯỜI TIÊU DÙNG KHÔNG GÓP PHẦN TẠO NÊN SUY THOÁI RỪNG. ĐỒNG THỜI, CHÍNH SÁCH NÀY HƯỚNG ĐẾN GÓP PHẦN GIẢM PHÁT THẢI Ở QUY MÔ QUỐC TẾ, CHỐNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TOÀN CẦU.

7m
Aug 10
Hiểu về kinh tế tuần hoàn

Kinh tế tuần hoàn là một hệ thống kinh tế nhằm loại bỏ chất thải và sử dụng liên tục các tài nguyên. Điều này đạt được bằng cách tạo ra một hệ thống khép kín, nơi các sản phẩm, vật liệu và tài nguyên được tái sử dụng, sửa chữa, tân trang và tái chế trong thời gian dài nhất có thể. Điều này trái ngược hoàn toàn với nền kinh tế tuyến tính truyền thống, theo mô hình "lấy, làm, vứt bỏ".

10m
Aug 03
Cái giá khủng khiếp của biến đổi khí hậu

Lượng hóa được hệ quả ảnh hưởng của biến đổi khí hậu lên nền kinh tế thế giới là điều mà các nhà hoạch định chính sách, các chuyên gia biến đổi khí hậu và các nhà kinh tế môi trường bàn thảo nhiều năm qua. Bão nhiệt đới, lũ lụt, sóng nhiệt, hạn hán và các hiện tượng thời tiết cực đoan khác đã cướp đi nhiều mạng sống, phá hủy nhiều vụ mùa, làm điêu đứng bao nhiêu hộ gia đình trong hàng thập kỷ qua. Rút cục, có thể tính toán được chi phí mà các hiện tượng thời tiết cực đoan này gây ra không? Các sự kiện thời tiết cực đoan có dẫn đến những chi phí tổn thất đáng kể cho xã hội nhưng con số này là bao nhiêu? Việt Nam có nằm ngoài phạm vi tổn thất này không?

13m
Jul 27
Phát triển xanh Singapore và một số gợi mở cho Việt Nam

Singapore và Việt Nam đều là các quốc gia ven biển, nên đặc biệt dễ bị tổn thương. Vì vậy, cả hai quốc gia đều đang nỗ lực thực hiện xanh hóa nền kinh tế, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu. Là một đảo quốc nhỏ bé gồm đảo lớn và 63 hòn đảo nhỏ với tổng diện tích 714 km2, dân số 6.050.657 người (theo số liệu ngày 11/6/2024 từ Liên hợp quốc), không giàu về tài nguyên thiên nhiên, nhưng Singapore luôn khẳng định được vị thế, đi đầu khu vực về phát triển kinh tế xanh. Năm 2021, Singapore đã đưa ra kế hoạch mười năm với tên gọi Kế hoạch Xanh Singapore 2030. Đây là Kế hoạch có sự quản lý của 5 cơ quan là Bộ Giáo dục, Bộ Phát triển Quốc gia, Bộ Môi trường và Bền vững, Bộ Thương mại và Công nghiệp, Bộ Giao thông vận tải và được hỗ trợ bởi toàn bộ Chính phủ, trên 5 trụ cột: Thành phố trong thiên nhiên; tái quy hoạch năng lượng; sống bền vững; kinh tế xanh và tương lai tự cường. Số podcast này giới thiệu 4 trụ cột đầu tiên, được xem là có giá trị tham khảo lớn cho Việt Nam.

19m
Jul 20
Công lý khí hậu: Khái niệm định hình thảo luận khí hậu thế kỷ 21?

Các quốc gia và nhóm có thu nhập cao đã tích lũy tài sản, trở nên giàu có nhờ khai thác và tàn phá thiên nhiên suốt nhiều thế kỷ và đóng góp đại đa số lượng khí thải nhà kính gây biến đổi khí hậu. Nghịch lý ở chỗ, khi hậu họa xảy ra, họ không phải là những người chịu thiệt hại chính.

16m
Jul 13
Số phận những tấm pin mặt trời cũ sẽ đi về đâu?

Với ưu điểm phát ra nguồn điện sạch, không gây hại tới môi trường, năng lượng mặt trời đã được lựa chọn là một trong những ngành năng lượng sạch chủ đạo của thế giới trong khoảng 2 thập kỷ trở lại đây. Tuy nhiên, tuổi thọ của mỗi tấm pin mặt trời cũng có thời hạn, trung bình từ 25 - 30 năm. Khi hết thời hạn sử dụng hoặc bị hỏng hóc, chúng sẽ trở thành rác thải điện tử. Với sự phát triển như vũ bão của ngành năng lượng mặt trời như hiện nay, đến năm 2050, thế giới có thể sẽ có tới 78 triệu tấn tấm pin mặt trời hết tuổi thọ và khoảng 6 triệu tấn rác thải điện tử năng lượng mặt trời mỗi năm.

5m
Jul 09
OECM: một cơ hội mới cho bảo tồn thiên nhiên ở Việt Nam

Công ước Đa dạng Sinh học mà Việt Nam là một thành viên, đã công nhận các “biện pháp bảo tồn khu vực hiệu quả khác” (hay OECM) là phương thức bổ sung cho nỗ lực thành lập các khu bảo tồn chính thức. Điều này mở ra cho Việt Nam một cơ hội mở rộng và liên kết các mạng lưới bảo tồn của quốc gia.

9m
Jun 29
El Nino, La Nina và ảnh hưởng của chúng đến thời tiết, khí hậu Việt Nam

ENSO là một hiện tượng tự nhiên có ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thống khí hậu trên toàn cầu. ENSO bao gồm hai pha trái ngược nhau là El Nino và La Nina, sự chuyển đổi giữa hai pha này xảy ra định kỳ từ 2-7 năm. Trong điều kiện biến đổi khí hậu toàn cầu, ENSO đang có những biểu hiện dị thường về cường độ và chu kỳ xuất hiện. Bài viết này giới thiệu về El Nino và La Nina, đặc điểm và những tác động của chúng đến thời tiết khí hậu trên toàn cầu và Việt Nam. Bên cạnh đó, bài viết đưa ra một số nhận định về ảnh hưởng của chúng trong thời gian tới đối với Việt Nam.

10m
Jun 22
Gìn giữ những thành lũy tre xanh mát

Làng tre Phú An là một dự án bảo tồn sinh thái nguồn gen tre và thảm thực vật ven sông Sài Gòn của Bình Dương và khu vực Đông Nam bộ. Dự án này được hình thành từ ý tưởng khoa học của tiến sĩ Diệp Thị Mỹ Hạnh, giảng viên trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia TP.HCM từ năm 1999. Làng tre Phú An đã trở thành một điểm đến lý tưởng, góp phần giáo dục tình yêu thiên nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái đối với người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ.

5m
Jun 17
Con người đang làm thay đổi tốc độ phân hủy trên các dòng sông

Được xuất bản trên Science, bài báo “HOẠT ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI ĐỊNH HÌNH CÁC MẪU HÌNH TOÀN CẦU VỀ NHỮNG TỐC ĐỘ PHÂN HỦY TRÊN CÁC DÒNG SÔNG” là công trình đầu tiên kết hợp thực nghiệm toàn cầu và mô hình dự đoán để vẽ ra cách tác động của con người đến sông suối có thể đóng góp vào khủng hoảng khí hậu toàn cầu.

4m
Jun 12
Bảy cách phục hồi đất đai, ngăn chặn sa mạc hóa và chống hạn hán

Ngày Môi trường Thế giới ngày 5 tháng 6 là ngày quốc tế lớn nhất về môi trường. Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) là cơ quan dẫn dắt và điều phối tổ chức hàng năm kể từ năm 1973. Đến nay sự kiện này đã phát triển thành nền tảng toàn cầu lớn nhất để truyền thông môi trường, với hàng triệu người từ khắp nơi trên thế giới tham gia các hoạt động bảo vệ hành tinh. Ngày Môi trường Thế giới năm 2024 tập trung vào chủ đề phục hồi đất, ngăn chặn sa mạc hóa và chống hạn hán.

10m
Jun 04
'Vốn xanh' chờ khơi nguồn

Tài chính xanh là xu hướng trên toàn thế giới với sự tham gia của các tổ chức tài chính quốc tế, Chính phủ các nước cũng như hệ thống tài chính của từng quốc gia, khu vực. Đây được coi là kênh dẫn vốn quan trọng cho doanh nghiệp hướng tới phát triển bền vững. Tài chính xanh cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam.

6m
May 31
Các đập thủy điện trên thế giới: Hai bức tranh trái ngược

Sau một thời gian dài ồ ạt phát triển thủy điện, giờ đây nhiều nước đang đánh giá lại ảnh hưởng của thủy điện tới hệ sinh thái và các cộng đồng cư dân, thậm chí phá bỏ dần các thủy điện cũ. Nhiều đập được xây dựng trước năm 1950 đã hết thời hạn sử dụng, chi phí duy tu sửa chữa quá tốn kém, và càng giữ lâu thì càng để hệ lụy môi trường. Đến nay đã có 8000 đập đã được phá bỏ ở Thụy Điển, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Anh, Thụy Sĩ và Pháp.

10m
May 28
Phật giáo và các hành động đối với môi trường

Trái đất đang phải gánh chịu rất nhiều hậu quả từ sự suy thoái trầm trọng của môi trường. Các nghiên cứu trong những năm gần đây cho thấy con người đang phải đối mặt với rất nhiều vấn đề từ cuộc khủng hoảng môi trường. Bài viết này sẽ nói về quan điểm của Phật giáo đối với môi trường và vai trò của Phật tử trong việc duy trì sự cân bằng của hệ sinh thái để bảo vệ môi trường; đồng thời, tìm hiểu những hành động ý nghĩa của những người Phật tử đã truyền cảm hứng cho các tổ chức toàn cầu (bao gồm cả Liên Hiệp Quốc) nhằm giải quyết các vấn đề ở cấp địa phương.

6m
May 25
Ngăn chặn tội ác chống lại thiên nhiên

Các chuyên gia phòng chống tội phạm của Liên hợp quốc vừa công bố báo cáo cho thấy, những nỗ lực toàn cầu nhằm ngăn chặn tội ác chống lại thiên nhiên và đưa những kẻ phạm tội ra trước công lý đang bị cản trở bởi sự khác biệt rõ ràng trong luật bảo vệ môi trường giữa các quốc gia và khu vực.

5m
May 22
Một thế giới không còn san hô

Làm thế nào mà bạt ngàn san hô sống động, hùng vĩ, đầy màu sắc có thể biến mất được, nhất là khi san hô đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì sự sống của cả hệ sinh thái dưới nước và trên mặt nước? Dẫu vậy, có một thực tế vô cùng nghiệt ngã: san hô thực sự đang phải vật lộn để tồn tại trước hàng loạt mối đe dọa từ con người,hơn một nửa số rạn san hô trên thế giới đã biến mất và phần còn lại của chúng đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng nhanh chóng. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu viễn cảnh san hô biến mất trở thành sự thật? Để hình dung ra thế giới không có san hô sẽ biến đổi như thế nào và con người có thể làm gì để ngăn chặn điều đó xảy ra, chúng ta cần phải thực sự hiểu về san hô.

13m
May 15
Hệ sinh thái cỏ biển ít ỏi của Việt Nam

Cỏ biển cũng được đánh giá là một trong những hệ sinh thái hiệu quả nhất trên thế giới. Cỏ biển cung cấp môi trường sống và thức ăn cho nhiều loại động vật biển, từ động vật không xương sống nhỏ đến cá lớn, cua, rùa, động vật có vú và chim. Ở vùng biển Việt Nam, người ta đã xác định được 16 loài cỏ biển thuộc 4 họ, 9 chi. Đó là cỏ Xoan, cỏ Vích, cỏ Lá dừa, cỏ Kiệu, cỏ Hẹ, cỏ Năn biển, cỏ Đốt tre, cỏ Lươn, và cỏ Kim. Diện tích các thảm cỏ biển ở Việt Nam là khoảng 18.130 ha và rất dễ thay đổi do tác động của các yếu tố tự nhiên hoặc con người.

11m
May 11
Phục hồi và bảo tồn các vùng đất ngập nước

Việt Nam có khoảng 12 triệu ha đất ngập nước, chiếm khoảng 37% tổng diện tích đất tự nhiên của cả nước. Các hệ sinh thái đất ngập nước tự nhiên quan trọng như các hồ, đầm, rừng ngập mặn, vùng đất ngập nước ven biển rất có giá trị về đa dạng sinh học.

6m
May 07
Bảo tồn hệ sinh thái rạn san hô của Việt Nam

Trong hệ sinh thái biển, hệ sinh thái rạn san hô được ví như “ngôi nhà”, “khu rừng nhiệt đới”, là nơi trú ẩn, trốn tránh kẻ thù và kiếm ăn của các loài sinh vật biển theo thuyết cộng sinh. Những năm gần đây, các rạn san hô ở nhiều vùng biển của cả nước đang bị “chết trắng” bởi nhiều nguyên nhân, trong đó, tác động của con người là nguyên nhân trực tiếp khiến hệ sinh thái san hô rơi vào tình trạng “báo động đỏ”.

21m
May 03