Thiên Nhiên

ThienNhien

About

Chào mừng các bạn đến với kênh podcast về các chủ đề thiên nhiên, môi trường do Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) thực hiện.

Các bạn có thể tham khảo thêm thông tin về các hoạt động bảo tồn thiên nhiên của chúng tôi tại website: www.nature.org.vn. Hãy tham gia ủng hộ những hoạt động của PanNature tại đây: https://thiennguyen.app/donate-target/1739880600799567872

Available on

Community

41 episodes

Đào tạo AI để phát hiện những con đường trái phép ở vùng sâu vùng xa

Trong nhiều năm qua, việc phát hiện những con đường trái phép ở vùng sâu vùng xa vẫn là một nhiệm vụ đầy thách thức và tốn nhiều công sức. Nó đòi hỏi phải nghiên cứu kỹ các hình ảnh vệ tinh để xác định những con đường nhỏ dễ bị che lấp dưới màu xanh rậm rạp của rừng núi. Điều này thường vượt quá khả năng của sức người. Nhưng ngày nay, trí tuệ nhân tạo (hay AI) có thể đảm nhiệm thay công việc này.

5m
Mar 28
Chúng ta cần bàn về nước - và thực tế là thế giới đang cạn kiệt nước

Trên một hành tinh ngày càng nóng hơn và khô hơn, các chính phủ đang cố tình phớt lờ một cuộc khủng hoảng sắp xảy ra.

7m
Mar 16
'Đo nhịp đập của hành tinh': Liệu chúng ta có thể theo dõi đa dạng sinh học từ không gian giống như thời tiết không?

Với dữ liệu hiện tại về ĐA DẠNG SINH HỌC toàn cầu còn ít ỏi hoặc thiếu sót, kế hoạch vệ tinh toàn cầu đang hướng đến lấp đầy những khoảng trống để bảo vệ biển, đất và động vật hoang dã của hành tinh chúng ta. Hãy tham gia ủng hộ PanNature để chúng tôi có thể thực hiện nhiều sản phẩm podcast phục vụ mọi người: https://thiennguyen.app/donate-target/1739880600799567872

6m
Mar 10
Tại sao Việt Nam quan ngại về dự án kênh đào của Campuchia?

Việt Nam chúng ta nằm ở cuối nguồn con sông Mê Công. Do đó, các hoạt động phát triển có tác động lên dòng chảy của con sông này ở các quốc gia thượng nguồn đều có tác động lên môi trường và kinh tế - xã hội của chúng ta. Bên cạnh các dự án đập thủy điện, các dự án chuyển nước, khai thác nước và kênh đào của các quốc gia trong lưu vực đã và đang tạo ra nhiều thay đổi có thể quan sát được lên hệ sinh thái sông Mê Công. Bài viết sau đây phản ánh góc nhìn từ phía các quốc gia phía thượng nguồn đối với các quan ngại của Việt Nam. Tác giả Sothearak Sok là Nghiên cứu viên tại Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á và là Giảng viên tại Viện Nghiên cứu Quốc tế và Chính sách Công, Đại học Hoàng gia Phnôm Pênh, Campuchia.

6m
Mar 09
Giới thiệu về kênh Podcast Thiên Nhiên

Chào mừng các bạn đến với kênh podcast về các chủ đề thiên nhiên, môi trường do Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) thực hiện. PanNature thành lập năm 2006, là một tổ chức phi lợi nhuận hoạt động trong lĩnh vực bảo tồn thiên nhiên tại Việt Nam. Thông qua những nỗ lực bền bỉ và liên tục, PanNature mong muốn góp phần bảo vệ thiên nhiên Việt Nam, xây dựng một tương lai bền vững cho tất cả chúng ta. Nếu các bạn thấy các podcast của chúng tôi có ích, hãy đăng ký và chia sẻ cho những người khác. Bạn cũng có thể ủng hộ để giúp chúng tôi duy trì kênh cũng như thực hiện nhiều hoạt động bảo vệ thiên nhiên khác. Các bạn có thể tham khảo thêm thông tin về các hoạt động bảo tồn thiên nhiên của chúng tôi tại website: www.nature.org.vn. Hãy tham gia ủng hỗ những hoạt động của PanNature tại đây: https://thiennguyen.app/donate-target/1739880600799567872 Xin cảm ơn quý vị thính giả rất nhiều!

59s
Mar 07
Điều kiện cần thiết để rừng tái sinh tự nhiên

NGÀY NAY, CÁC KẾ HOẠCH TRỒNG CÂY ĐƯỢC COI LÀ MỘT TRONG NHỮNG CÔNG CỤ TỐT NHẤT ĐỂ CHỐNG LẠI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU, SỰ TUYỆT CHỦNG CỦA CÁC LOÀI CÙNG CÁC CUỘC KHỦNG HOẢNG MÔI TRƯỜNG KHÁC. TUY NHIÊN, TÁI SINH TỰ NHIÊN TỨC CHO PHÉP RỪNG TỰ TÁI SINH ĐANG NGÀY CÀNG ĐƯỢC CÔNG NHẬN LÀ MỘT CHIẾN LƯỢC HIỆU QUẢ HƠN VỀ CHI PHÍ ĐỂ ĐÁP ỨNG CÁC MỤC TIÊU PHỤC HỒI RỪNG ĐẦY THAM VỌNG, CHẲNG HẠN NHƯ CÁC CAM KẾT ĐƯỢC ĐƯA RA TRONG THỬ THÁCH BONN, MỘT SÁNG KIẾN ​​TOÀN CẦU NHẰM KHÔI PHỤC 350 TRIỆU HA ĐẤT BỊ SUY THOÁI VÀ MẤT RỪNG VÀO NĂM 2030.

8m
Jun 29, 2022
Bi kịch của bạch hổ!

Hổ trắng được tạo ra khi hai cá thể hổ màu cam có dạng gen lặn hiếm gặp của một gen (còn gọi là alen) giao phối với nhau. Hổ trắng trong tự nhiên hiếm đến nỗi chúng chỉ được nhìn thấy một vài lần trong lịch sử với cá thể hoang dã cuối cùng được biết đến bị giết vào năm 1958. Ngược lại, bạch hổ rất phổ biến trong điều kiện nuôi nhốt do kết quả của việc giao phối cận huyết nhưng chính điều này lại gây hại cho loài mèo lớn đặc biệt quý hiếm.

6m
Jun 27, 2022
Điều kiện cần thiết để rừng tái sinh tự nhiên

Ngày nay, các kế hoạch trồng cây được coi là một trong những công cụ tốt nhất để chống lại biến đổi khí hậu, sự tuyệt chủng của các loài cùng các cuộc khủng hoảng môi trường khác. Tuy nhiên, tái sinh tự nhiên tức cho phép rừng tự tái sinh đang ngày càng được công nhận là một chiến lược hiệu quả hơn về chi phí để đáp ứng các mục tiêu phục hồi rừng đầy tham vọng, chẳng hạn như các cam kết được đưa ra trong Thử thách Bonn, một sáng kiến ​​toàn cầu nhằm khôi phục 350 triệu ha đất bị suy thoái và mất rừng vào năm 2030.

8m
Jun 10, 2022
Cứu rừng để bảo vệ nhân loại khỏi đại dịch trong tương lai

Không ai muốn chịu đựng một đại dịch tương tự Covid-19 nhưng khả năng một đại dịch xảy ra trong tương lai “có thể lớn hơn bao giờ hết nếu con người không có những chuẩn bị xa hơn”, các nhà khoa học tại Đại học Harvard cảnh báo. Làm thế nào để ngăn chặn đại dịch tiếp theo là câu hỏi quan trọng được giải quyết bởi nhóm đặc nhiệm khoa học phòng chống đại dịch, được triệu tập vào tháng 5 bởi Viện Y tế Toàn cầu Harvard và Trung tâm Khí hậu, Sức khỏe và Môi trường Toàn cầu tại Trường Y tế Công cộng Harvard TH Chan.

6m
Jun 03, 2022
Cách du lịch thúc đẩy buôn bán động vật hoang dã ở Đông Nam Á

Một số cuộc điều tra cho thấy các nhà điều hành và hướng dẫn viên du lịch ở Đông Nam Á đã thúc đẩy nạn buôn lậu động vật hoang dã bằng cách tạo điều kiện cho khách du lịch tiêu thụ các sản phẩm bất hợp pháp như ngà voi, cao hổ và các sản phẩm khác.

10m
Jun 02, 2022
Ngăn chặn tiêu cực trong đấu giá đất

Trước kết quả của 4 phiên đấu giá đất ở Thủ Thiêm, Thủ tướng Chính phủ kịp thời ban hành Công điện số 767/CĐ-TTg về tình hình thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất trong thời gian qua; trong đó, yêu cầu các cơ quan nhà nước phải rà soát lại hệ thống pháp luật để phát hiện những bất cập nhằm đảm bảo việc đấu giá đất có tác động tích cực cho phát triển KTXH của địa phương và ngăn chặn những tác động tiêu cực. Mời quý vị thính giả nghe bài viết của Giáo sư Đặng Hùng Võ về chủ đề này. 

8m
May 19, 2022
Thăm người Kogi

Mời quý thính giả lắng nghe bài viết của cố Giáo sư Võ Quý, nhà giáo, nhà sinh học hàng đầu Việt Nam, về hành trình tới thăm bộ lạc Kô Ghi giữa rừng Nam Mỹ vô cùng thú vị của ông. Câu chuyện diễn ra từ gần 20 năm trước nhưng vẫn còn nguyên tính thời sự và giáo dục về tình yêu và sự chung sống hài hòa với thiên nhiên.

21m
May 13, 2022
Nhiều loài cá lớn nhất thế giới bị đe dọa bởi siêu đập

Các chuyên gia cho biết nhiều loài cá có nguy cơ tuyệt chủng, chẳng hạn như cá da trơn khổng lồ sông Mê Kông, sẽ bị thiệt hại trong bối cảnh thúc đẩy xây dựng các con đập mới ở Lào và các khu vực nhiệt đới khác.

6m
May 11, 2022
Sự kiện tuyệt chủng hàng loạt đầu tiên trên thế giới

Vào cuối kỷ Ordovic, cách đây gần nửa triệu năm, một vụ tuyệt chủng hàng loạt đã xóa sổ 85 phần trăm sinh vật biển. Mới đây, một nhóm các nhà khoa học, đã sử dụng một số mô hình để tìm hiểu, lý do gây ra sự kiện này. Và họ cho rằng, nguyên nhân chính là do khí hậu lạnh đi.

6m
Apr 15, 2022
Thế giới loay hoay trước tính hai mặt của màng phủ nông nghiệp

Theo Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc, lâu nay chúng ta mới chỉ chứng kiến những tai ương, hoặc những hình ảnh khó coi của rác thải nhựa, bị vứt bừa bãi trên các bãi biển, đại dương, và thu hút được nhiều sự quan tâm của cộng đồng. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy, đất sản xuất nông nghiệp để tạo ra cái ăn cho nhân loại, còn bị ô nhiễm nhựa lớn hơn nhiều, gây ra mối đe dọa tới an ninh lương thực, sức khỏe của người dân và môi trường.

6m
Jan 11, 2022
Không nên ăn thịt thú rừng, vì sao?

Đây không phải là khuyến nghị đạo lý, mà là một cảnh báo thực dụng nhất. Ăn thịt thú rừng không những sẽ bị ung thư, do thịt bị ngâm tẩm các hóa chất độc hại, để giữ tươi giả tạo khi vận chuyển về thành phố. Mà ngay cả thịt thú rừng tươi nguyên chất, không ngâm tẩm gì cũng rất nguy hiểm cho sức khỏe con người.

11m
Jan 07, 2022
Kế hoạch quốc gia về môi trường không khí: Cần có tiêu chí rõ ràng

Để giảm thiểu các vấn đề ô nhiễm không khí trên cả nước, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, Việt Nam cần có những lộ trình, tiêu chí rõ ràng về việc giảm thiểu tỉ lệ ô nhiễm theo từng giai đoạn.

5m
Jan 02, 2022
Bẫy ảnh thú quý trên non cao

Bốn mươi máy bẫy ảnh động vật hoang dã sau thời gian lắp đặt trong rừng ở Quảng Trị đã thu được kết quả hết sức bất ngờ. Đây là tư liệu rất quan trọng để xây dựng phương án bảo vệ, bảo tồn động vật hoang dã một cách hữu hiệu.

8m
Dec 28, 2021
“Tài nguyên” phụ phẩm trồng trọt trong nông nghiệp tuần hoàn

Trong lĩnh vực trồng trọt, rất nhiều nguồn phụ phẩm trong các khâu sản xuất, có thể tận dụng để sản xuất phân bón hữu cơ, tái sử dụng cho chính hoạt động trồng trọt. Tuy nhiên, những phụ phẩm này ở Việt Nam vẫn chưa được khai thác triệt để.

6m
Dec 26, 2021
Hàng không và vận tải biển trên đường giảm phát thải

Ngành hàng không và hàng hải thường bị lên án vì sản sinh quá nhiều CO2. Giờ đây, hai ngành này, đang cố gắng thoát khỏi tình trạng gây ô nhiễm. Con đường dẫn đến trung hòa khí hậu ở hai lĩnh vực này, trong tương lai sẽ diễn ra như thế nào?

8m
Dec 24, 2021
Nuôi thú cưng độc lạ ở Nhật Bản – thú chơi nhiều rủi ro

Nghiên cứu chuyên sâu về người tiêu dùng ở Nhật Bản cho thấy, cảm giác chữa lành vết thương tinh thần và sự dễ thương, mà mọi người tìm thấy ở động vật, là động lực quan trọng nhất thôi thúc việc sở hữu vật nuôi độc lạ.

5m
Dec 18, 2021
Cụ rùa còn có cơ hội sống lâu?

Chương trình của VOV Giao thông về cuộc thi "Chung tay bảo vệ rùa" do Trung  tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature), Chương trình Bảo tồn rùa châu  Á (ATP) và Tổ chức Humane Society International tại Việt Nam (HSI in  Viet Nam) tổ chức nhằm tạo không gian chia sẻ thông tin, kiến thức về các  loài rùa, vai trò của loài trong hệ sinh thái và các mối đe dọa đến sự  tồn tại của chúng hiện nay. Thông tin về cuộc thi: https://www.facebook.com/www.thiennhien.net/posts/4514438991908673 

4m
Dec 16, 2021
Khi hổ, báo bị thủy điện “lấn” nhà

Một nghiên cứu mới cho thấy hơn 1/5 số hổ và 1/200 số báo đốm trên toàn  cầu bị ảnh hưởng do mất môi trường sống liên quan đến các dự án thủy  điện.

4m
Dec 15, 2021
Thịt rừng có thật là đặc sản?

Người Việt dường như có một niềm khát khao mãnh liệt đến mức khó hiểu đối với thịt thú rừng. Có cầu ắt có cung. Cho dù các cơ quan quản lý đã ban hành hàng loạt các quy định về cấm buôn bán, tiêu thụ động vật hoang dã, thực khách vẫn có thể tìm thấy những quán đặc sản thịt rừng tương đối dễ dàng ở gần như bất cứ địa phương nào trên cả nước ...

20m
Dec 12, 2021
Những điều chúng ta đã biết về các đột biến của Omicron

Sự xuất hiện của biến chủng Omicron đã làm đảo lộn quá trình mở cửa và hồi phục kinh tế sau đại dịch, của nhiều quốc gia trên thế giới. Với số lượng đột biến lớn và nguy cơ lây nhiễm cao, Omicron nhanh chóng được Tổ chức Y tế Thế giới liệt vào danh sách, những biến chủng đáng lo ngại.

11m
Dec 11, 2021
Rác thải nhựa sắp nhiều hơn cá, thế giới đối diện khủng hoảng môi trường biển

Một nghiên cứu công bố hồi giữa năm 2020 cho hay, thế giới đang chuẩn bị chứng kiến sự gia tăng trầm trọng của rác thải nhựa đại dương. Theo dự báo, khối lượng rác thải nhựa trên biển sẽ tăng thêm 3 lần vào năm 2040.

8m
Dec 10, 2021
Việt Nam sẽ rơi vào cảnh hạn hán?

BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CÓ PHẢI CHỈ GẮN LIỀN VỚI SỰ GIA TĂNG CỦA CÁC CƠN BÃO, TÌNH TRẠNG NGẬP LỤT Ở ĐÔ THỊ, HAY SỰ ĐE DỌA NHẤN CHÌM ĐỒNG BẰNG VEN BIỂN CỦA MỰC NƯỚC BIỂN DÂNG? CÓ AI TƯỞNG TƯỢNG RA MỘT TƯƠNG LAI NÀO ĐÓ, CÓ THỂ LÀ VÀO GIỮA HOẶC CUỐI THẾ KỶ HAI MƯƠI MỐT, VIỆT NAM SẼ RƠI VÀO CẢNH HẠN HÁN?

12m
Dec 08, 2021
Động lực của buôn bán động vật hoang dã

Buôn bán động vật hoang dã là một ngành có giá trị rất lớn trên toàn cầu, ước tính đạt hơn 300 tỷ USD năm 2005. Đây cũng là một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với sự sống của các loài trên trái đất. Tuy nhiên, do tính chất bí mật của buôn bán bất hợp pháp động vật hoang dã, cùng sự phức tạp của các mạng lưới liên quan, rất khó để có được thông tin đáng tin cậy trong dòng chảy thương mại động vật hoang dã.

12m
Dec 04, 2021