Thiên Nhiên

ThienNhien

About

Chào mừng các bạn đến với kênh podcast về các chủ đề thiên nhiên, môi trường do Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) thực hiện.

Các bạn có thể tham khảo thêm thông tin về các hoạt động bảo tồn thiên nhiên của chúng tôi tại website: www.nature.org.vn. Hãy tham gia ủng hộ những hoạt động của PanNature tại đây: https://thiennguyen.app/donate-target/1739880600799567872

Available on

Community

67 episodes

Cái giá khủng khiếp của biến đổi khí hậu

Lượng hóa được hệ quả ảnh hưởng của biến đổi khí hậu lên nền kinh tế thế giới là điều mà các nhà hoạch định chính sách, các chuyên gia biến đổi khí hậu và các nhà kinh tế môi trường bàn thảo nhiều năm qua. Bão nhiệt đới, lũ lụt, sóng nhiệt, hạn hán và các hiện tượng thời tiết cực đoan khác đã cướp đi nhiều mạng sống, phá hủy nhiều vụ mùa, làm điêu đứng bao nhiêu hộ gia đình trong hàng thập kỷ qua. Rút cục, có thể tính toán được chi phí mà các hiện tượng thời tiết cực đoan này gây ra không? Các sự kiện thời tiết cực đoan có dẫn đến những chi phí tổn thất đáng kể cho xã hội nhưng con số này là bao nhiêu? Việt Nam có nằm ngoài phạm vi tổn thất này không?

13m
Jul 27
Phát triển xanh Singapore và một số gợi mở cho Việt Nam

Singapore và Việt Nam đều là các quốc gia ven biển, nên đặc biệt dễ bị tổn thương. Vì vậy, cả hai quốc gia đều đang nỗ lực thực hiện xanh hóa nền kinh tế, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu. Là một đảo quốc nhỏ bé gồm đảo lớn và 63 hòn đảo nhỏ với tổng diện tích 714 km2, dân số 6.050.657 người (theo số liệu ngày 11/6/2024 từ Liên hợp quốc), không giàu về tài nguyên thiên nhiên, nhưng Singapore luôn khẳng định được vị thế, đi đầu khu vực về phát triển kinh tế xanh. Năm 2021, Singapore đã đưa ra kế hoạch mười năm với tên gọi Kế hoạch Xanh Singapore 2030. Đây là Kế hoạch có sự quản lý của 5 cơ quan là Bộ Giáo dục, Bộ Phát triển Quốc gia, Bộ Môi trường và Bền vững, Bộ Thương mại và Công nghiệp, Bộ Giao thông vận tải và được hỗ trợ bởi toàn bộ Chính phủ, trên 5 trụ cột: Thành phố trong thiên nhiên; tái quy hoạch năng lượng; sống bền vững; kinh tế xanh và tương lai tự cường. Số podcast này giới thiệu 4 trụ cột đầu tiên, được xem là có giá trị tham khảo lớn cho Việt Nam.

19m
Jul 20
Công lý khí hậu: Khái niệm định hình thảo luận khí hậu thế kỷ 21?

Các quốc gia và nhóm có thu nhập cao đã tích lũy tài sản, trở nên giàu có nhờ khai thác và tàn phá thiên nhiên suốt nhiều thế kỷ và đóng góp đại đa số lượng khí thải nhà kính gây biến đổi khí hậu. Nghịch lý ở chỗ, khi hậu họa xảy ra, họ không phải là những người chịu thiệt hại chính.

16m
Jul 13
Số phận những tấm pin mặt trời cũ sẽ đi về đâu?

Với ưu điểm phát ra nguồn điện sạch, không gây hại tới môi trường, năng lượng mặt trời đã được lựa chọn là một trong những ngành năng lượng sạch chủ đạo của thế giới trong khoảng 2 thập kỷ trở lại đây. Tuy nhiên, tuổi thọ của mỗi tấm pin mặt trời cũng có thời hạn, trung bình từ 25 - 30 năm. Khi hết thời hạn sử dụng hoặc bị hỏng hóc, chúng sẽ trở thành rác thải điện tử. Với sự phát triển như vũ bão của ngành năng lượng mặt trời như hiện nay, đến năm 2050, thế giới có thể sẽ có tới 78 triệu tấn tấm pin mặt trời hết tuổi thọ và khoảng 6 triệu tấn rác thải điện tử năng lượng mặt trời mỗi năm.

5m
Jul 09
OECM: một cơ hội mới cho bảo tồn thiên nhiên ở Việt Nam

Công ước Đa dạng Sinh học mà Việt Nam là một thành viên, đã công nhận các “biện pháp bảo tồn khu vực hiệu quả khác” (hay OECM) là phương thức bổ sung cho nỗ lực thành lập các khu bảo tồn chính thức. Điều này mở ra cho Việt Nam một cơ hội mở rộng và liên kết các mạng lưới bảo tồn của quốc gia.

9m
Jun 29
El Nino, La Nina và ảnh hưởng của chúng đến thời tiết, khí hậu Việt Nam

ENSO là một hiện tượng tự nhiên có ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thống khí hậu trên toàn cầu. ENSO bao gồm hai pha trái ngược nhau là El Nino và La Nina, sự chuyển đổi giữa hai pha này xảy ra định kỳ từ 2-7 năm. Trong điều kiện biến đổi khí hậu toàn cầu, ENSO đang có những biểu hiện dị thường về cường độ và chu kỳ xuất hiện. Bài viết này giới thiệu về El Nino và La Nina, đặc điểm và những tác động của chúng đến thời tiết khí hậu trên toàn cầu và Việt Nam. Bên cạnh đó, bài viết đưa ra một số nhận định về ảnh hưởng của chúng trong thời gian tới đối với Việt Nam.

10m
Jun 22
Gìn giữ những thành lũy tre xanh mát

Làng tre Phú An là một dự án bảo tồn sinh thái nguồn gen tre và thảm thực vật ven sông Sài Gòn của Bình Dương và khu vực Đông Nam bộ. Dự án này được hình thành từ ý tưởng khoa học của tiến sĩ Diệp Thị Mỹ Hạnh, giảng viên trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia TP.HCM từ năm 1999. Làng tre Phú An đã trở thành một điểm đến lý tưởng, góp phần giáo dục tình yêu thiên nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái đối với người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ.

5m
Jun 17
Con người đang làm thay đổi tốc độ phân hủy trên các dòng sông

Được xuất bản trên Science, bài báo “HOẠT ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI ĐỊNH HÌNH CÁC MẪU HÌNH TOÀN CẦU VỀ NHỮNG TỐC ĐỘ PHÂN HỦY TRÊN CÁC DÒNG SÔNG” là công trình đầu tiên kết hợp thực nghiệm toàn cầu và mô hình dự đoán để vẽ ra cách tác động của con người đến sông suối có thể đóng góp vào khủng hoảng khí hậu toàn cầu.

4m
Jun 12
Bảy cách phục hồi đất đai, ngăn chặn sa mạc hóa và chống hạn hán

Ngày Môi trường Thế giới ngày 5 tháng 6 là ngày quốc tế lớn nhất về môi trường. Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) là cơ quan dẫn dắt và điều phối tổ chức hàng năm kể từ năm 1973. Đến nay sự kiện này đã phát triển thành nền tảng toàn cầu lớn nhất để truyền thông môi trường, với hàng triệu người từ khắp nơi trên thế giới tham gia các hoạt động bảo vệ hành tinh. Ngày Môi trường Thế giới năm 2024 tập trung vào chủ đề phục hồi đất, ngăn chặn sa mạc hóa và chống hạn hán.

10m
Jun 04
'Vốn xanh' chờ khơi nguồn

Tài chính xanh là xu hướng trên toàn thế giới với sự tham gia của các tổ chức tài chính quốc tế, Chính phủ các nước cũng như hệ thống tài chính của từng quốc gia, khu vực. Đây được coi là kênh dẫn vốn quan trọng cho doanh nghiệp hướng tới phát triển bền vững. Tài chính xanh cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam.

6m
May 31
Các đập thủy điện trên thế giới: Hai bức tranh trái ngược

Sau một thời gian dài ồ ạt phát triển thủy điện, giờ đây nhiều nước đang đánh giá lại ảnh hưởng của thủy điện tới hệ sinh thái và các cộng đồng cư dân, thậm chí phá bỏ dần các thủy điện cũ. Nhiều đập được xây dựng trước năm 1950 đã hết thời hạn sử dụng, chi phí duy tu sửa chữa quá tốn kém, và càng giữ lâu thì càng để hệ lụy môi trường. Đến nay đã có 8000 đập đã được phá bỏ ở Thụy Điển, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Anh, Thụy Sĩ và Pháp.

10m
May 28
Phật giáo và các hành động đối với môi trường

Trái đất đang phải gánh chịu rất nhiều hậu quả từ sự suy thoái trầm trọng của môi trường. Các nghiên cứu trong những năm gần đây cho thấy con người đang phải đối mặt với rất nhiều vấn đề từ cuộc khủng hoảng môi trường. Bài viết này sẽ nói về quan điểm của Phật giáo đối với môi trường và vai trò của Phật tử trong việc duy trì sự cân bằng của hệ sinh thái để bảo vệ môi trường; đồng thời, tìm hiểu những hành động ý nghĩa của những người Phật tử đã truyền cảm hứng cho các tổ chức toàn cầu (bao gồm cả Liên Hiệp Quốc) nhằm giải quyết các vấn đề ở cấp địa phương.

6m
May 25
Ngăn chặn tội ác chống lại thiên nhiên

Các chuyên gia phòng chống tội phạm của Liên hợp quốc vừa công bố báo cáo cho thấy, những nỗ lực toàn cầu nhằm ngăn chặn tội ác chống lại thiên nhiên và đưa những kẻ phạm tội ra trước công lý đang bị cản trở bởi sự khác biệt rõ ràng trong luật bảo vệ môi trường giữa các quốc gia và khu vực.

5m
May 22
Một thế giới không còn san hô

Làm thế nào mà bạt ngàn san hô sống động, hùng vĩ, đầy màu sắc có thể biến mất được, nhất là khi san hô đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì sự sống của cả hệ sinh thái dưới nước và trên mặt nước? Dẫu vậy, có một thực tế vô cùng nghiệt ngã: san hô thực sự đang phải vật lộn để tồn tại trước hàng loạt mối đe dọa từ con người,hơn một nửa số rạn san hô trên thế giới đã biến mất và phần còn lại của chúng đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng nhanh chóng. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu viễn cảnh san hô biến mất trở thành sự thật? Để hình dung ra thế giới không có san hô sẽ biến đổi như thế nào và con người có thể làm gì để ngăn chặn điều đó xảy ra, chúng ta cần phải thực sự hiểu về san hô.

13m
May 15
Hệ sinh thái cỏ biển ít ỏi của Việt Nam

Cỏ biển cũng được đánh giá là một trong những hệ sinh thái hiệu quả nhất trên thế giới. Cỏ biển cung cấp môi trường sống và thức ăn cho nhiều loại động vật biển, từ động vật không xương sống nhỏ đến cá lớn, cua, rùa, động vật có vú và chim. Ở vùng biển Việt Nam, người ta đã xác định được 16 loài cỏ biển thuộc 4 họ, 9 chi. Đó là cỏ Xoan, cỏ Vích, cỏ Lá dừa, cỏ Kiệu, cỏ Hẹ, cỏ Năn biển, cỏ Đốt tre, cỏ Lươn, và cỏ Kim. Diện tích các thảm cỏ biển ở Việt Nam là khoảng 18.130 ha và rất dễ thay đổi do tác động của các yếu tố tự nhiên hoặc con người.

11m
May 11
Phục hồi và bảo tồn các vùng đất ngập nước

Việt Nam có khoảng 12 triệu ha đất ngập nước, chiếm khoảng 37% tổng diện tích đất tự nhiên của cả nước. Các hệ sinh thái đất ngập nước tự nhiên quan trọng như các hồ, đầm, rừng ngập mặn, vùng đất ngập nước ven biển rất có giá trị về đa dạng sinh học.

6m
May 07
Bảo tồn hệ sinh thái rạn san hô của Việt Nam

Trong hệ sinh thái biển, hệ sinh thái rạn san hô được ví như “ngôi nhà”, “khu rừng nhiệt đới”, là nơi trú ẩn, trốn tránh kẻ thù và kiếm ăn của các loài sinh vật biển theo thuyết cộng sinh. Những năm gần đây, các rạn san hô ở nhiều vùng biển của cả nước đang bị “chết trắng” bởi nhiều nguyên nhân, trong đó, tác động của con người là nguyên nhân trực tiếp khiến hệ sinh thái san hô rơi vào tình trạng “báo động đỏ”.

21m
May 03
Nền kinh tế xanh và sự phát triển bền vững của Việt Nam

Nền kinh tế xanh ngày nay xuất hiện như một lựa chọn tất yếu cho việc phát triển kinh tế, tạo việc làm và chống đói nghèo. Tại Việt Nam, “nền kinh tế xanh” là một khái niệm còn mới. Những năm gần đây, Chính phủ đã chú trọng về “nền kinh tế xanh” khuyến khích các doanh nghiệp phát triển theo xu hướng này, hướng tiếp cận mới trong việc phát triển nền kinh tế quốc gia theo chiều sâu và bền vững.

18m
Apr 29
Xu hướng của các hệ sinh thái Việt Nam

Diện tích và độ che phủ rừng của Việt Nam có xu hướng tăng chủ yếu là rừng trồng mới; hệ sinh thái sông, suối, hồ, hồ chứa và vùng cửa sông bị suy thoái và suy giảm mức đa dạng sinh học ; đầm lầy than bùn bị suy giảm về diện tích và độ dày tầng than bùn; thảm cỏ biển bị suy giảm về diện tích; rạn san hô ở biển Việt Nam đang suy giảm về diện tích và độ phủ san hô sống; số lượng loài bị đe dọa tăng lên; số lượng cá thể các loài nguy cấp bị suy giảm hoặc đã lâu không thấy xuất hiện.

13m
Apr 26
Tại sao cần bảo vệ đa dạng sinh học?

Giá trị của đa dạng sinh học là vô cùng to lớn và có thể chia thành hai loại giá trị: giá trị trực tiếp và giá trị gián tiếp. Giá trị kinh tế trực tiếp của tính đa dạng sinh học là những giá trị của các sản phẩm sinh vật mà được con người trực tiếp khai thác và sử dụng cho nhu cầu cuộc sống của mình; còn giá trị gián tiếp bao gồm những cái mà con người không thể bán, những lợi ích đó bao gồm số lượng và chất lượng nước, bảo vệ đất, tái tạo, giáo dục, nghiên cứu khoa học, điều hòa khí hậu và cung cấp những phương tiện cho tương lai của xã hội loài người.

8m
Apr 22
Các vi khuẩn đất giúp giảm thiểu tình trạng sa mạc hóa

Một đánh giá mới về chống sa mạc hóa, được công bố trên tạp chí , đã xác định vai trò của các vi khuẩn đất trong việc ngăn chặn hiện tượng này. Phó giáo sư Waqar Islam thuộc Viện Khoa học Trung Quốc và các đồng nghiệp đã giải thích làm thế nào một cộng đồng vi khuẩn, nấm, cổ khuẩn và các vi sinh vật khác giúp thúc đẩy sức khỏe của đất, tác động tích cực đến chức năng hệ sinh thái và quản lý đất bền vững.

4m
Apr 20
Từ chỉnh sửa gen cây trồng đến phát triển nông nghiệp bền vững

Hội nghị “Thành tựu trong Công nghệ Sinh học thực vật - Từ chỉnh sửa gen cây trồng đến phát triển nông nghiệp bền vững” có thể được xem là Hội nghị quốc tế về đề tài chỉnh sửa gen lớn nhất từ trước tới nay được tổ chức tại Việt Nam về cả quy mô, số lượng diễn giả - chuyên gia tham gia, số lượng bài trình bày và chất lượng các nội dung trao đổi.

6m
Apr 18
Một nền kinh tế xanh cần nhiều thứ hơn chỉ là trợ cấp

Mặc dù các chính sách công nghiệp và định giá carbon có thể giúp các nhà hoạch định chính sách ở Hoa Kỳ và Châu Âu tránh được những lựa chọn chính trị khó khăn, nhưng chúng ta không thể dựa vào những công cụ này để đạt được các mục tiêu quan trọng về khí hậu. Các chính sách về khí hậu phải chuyển từ việc tập trung vào thuế và trợ cấp xanh sang giai đoạn các giải pháp chính trị.

9m
Apr 15
Căn bản về tái hoang dã

Khái niệm “tái hoang dã” gần đây đã được đưa ra như một cách sáng tạo để đối mặt với những thách thức này. Khái niệm này vạch ra cách để thoát khỏi nỗi sợ hãi sinh thái miêu tả xã hội của chúng ta là một xã hội chắc chắn đang tàn phá thiên nhiên. Do đó khiến mọi người không thể nỗ lực cải thiện điều kiện khí hậu. Tái hoang dã trao quyền cho tất cả mọi người và nhấn mạnh rằng chúng ta vẫn còn rất nhiều việc có thể làm để làm xanh lại hành tinh của mình. Các tài liệu về tái hoang dã đang tăng nhanh trên toàn thế giới nhưng thường gây nhiều tranh cãi. Một số tranh cãi đó sẽ được nêu ra trong bài viết này.

17m
Apr 13
Hy vọng thắp lên cho loài ba ba bụng đốm

Tháng 12 năm 2023, các nhà nghiên cứu của Đức và Việt Nam đã tiến hành thả 50 cá thể non loài ba ba bụng đốm (tên khoa học là ) vào một hồ nước ngọt ở một tỉnh phía Bắc Việt Nam với hy vọng có thể ngăn chặn nguy cơ tuyệt chủng loài bò sát cực kỳ nguy cấp vừa được khoa học mô tả vào năm 2019. 

8m
Apr 09
Giấy vệ sinh tác động như thế nào đến môi trường?

Giấy vệ sinh quá phổ biến đến mức người ta chỉ chú ý đến khi không có nó, chẳng hạn như làn sóng thiếu hụt giấy vệ sinh trong đại dịch Covid-19 năm 2020. Bởi vậy, không có gì ngạc nhiên khi tác động môi trường từ mặt hàng vô cùng thiết yếu này ít khi được quan tâm thảo luận.

6m
Mar 30
Đào tạo AI để phát hiện những con đường trái phép ở vùng sâu vùng xa

Trong nhiều năm qua, việc phát hiện những con đường trái phép ở vùng sâu vùng xa vẫn là một nhiệm vụ đầy thách thức và tốn nhiều công sức. Nó đòi hỏi phải nghiên cứu kỹ các hình ảnh vệ tinh để xác định những con đường nhỏ dễ bị che lấp dưới màu xanh rậm rạp của rừng núi. Điều này thường vượt quá khả năng của sức người. Nhưng ngày nay, trí tuệ nhân tạo (hay AI) có thể đảm nhiệm thay công việc này.

5m
Mar 28
Chúng ta cần bàn về nước - và thực tế là thế giới đang cạn kiệt nước

Trên một hành tinh ngày càng nóng hơn và khô hơn, các chính phủ đang cố tình phớt lờ một cuộc khủng hoảng sắp xảy ra.

7m
Mar 16
'Đo nhịp đập của hành tinh': Liệu chúng ta có thể theo dõi đa dạng sinh học từ không gian giống như thời tiết không?

Với dữ liệu hiện tại về ĐA DẠNG SINH HỌC toàn cầu còn ít ỏi hoặc thiếu sót, kế hoạch vệ tinh toàn cầu đang hướng đến lấp đầy những khoảng trống để bảo vệ biển, đất và động vật hoang dã của hành tinh chúng ta. Hãy tham gia ủng hộ PanNature để chúng tôi có thể thực hiện nhiều sản phẩm podcast phục vụ mọi người: https://thiennguyen.app/donate-target/1739880600799567872

6m
Mar 10