TIỂU THUYẾT ‘MÙA LÁ RỤNG TRONG VƯỜN’ CỦA NHÀ VĂN MA VĂN KHÁNG ĐÃ GIÀNH GIẢI B GIẢI THƯỞNG HỘI NHÀ VĂN NĂM 1986. NGAY TỪ KHI RA MẮT ĐỘC GIẢ, CUỐN TIỂU THUYẾT ĐÃ LẬP TỨC ĐÃ GÂY TIẾNG VANG TẠO NÊN MỘT LUỒNG DƯ LUẬN TRONG XÃ HỘI. VÌ ĐÂY CÓ THỂ COI LÀ TÁC PHẨM VĂN HỌC ĐẦU TIÊN THỜI KỲ HẬU CHIẾN. KHÔNG VIẾT VỀ ĐỀ TÀI CHIẾN TRANH, KHÔNG TÔ HỒNG LÝ TƯỞNG HÓA CUỘC SỐNG VÀ DÁM NÓI DÁM MIÊU TẢ MẶT TRÁI CỦA XÃ HỘI LÚC ĐÓ.
‘Thằng Phóong, em tôi’ là một trong những truyện ngắn đặc sắc của nhà văn Nguyễn Văn Thọ về đề tài chiến tranh và hậu chiến. Thông qua những mất mát, đau thương của những số phận con người trong chiến tranh, nhà văn muốn lên án những kẻ muốn gieo rắc chiến tranh, tước đi quyền được sống của những người dân vô tội.
TRUYỆN NGẮN ‘ĐÈN KHÔNG TẮT SÁNG’ CÙA NHÀ VĂN MA VĂN KHÁNG LÀ MỘT CÂU CHUYỆN XÚC ĐỘNG, GIÀU Ý NGHĨA NHÂN VĂN KỂ VỀ CHUYẾN LÊN THĂM VỢ CHỒNG ANH CON ÚT LẦN CUỐI CỦA BÀ CỤ VY. TUY CHỈ LÀ NHỮNG CÂU CHUYỆN TƯỞNG NHƯ RẤT VỤN VẶT TRONG CUỘC SỐNG, NHỮNG ỨNG XỬ BÌNH THƯỜNG CỦA NHỮNG NGƯỜI RUỘT THỊT TRONG GIA ĐÌNH, NHƯNG DƯỚI NGÒI BÚT CỦA NHÀ VĂN LẠI TRỞ NÊN ĐẸP ĐẼ, THIÊNG LIÊNG VÀ LAY ĐỘNG LÒNG NGƯỜI. BỞI NHỮNG ỨNG XỬ RẤT ĐỖI BÌNH THƯỜNG ẤY ĐÃ XÂU KẾT, DUY TRÌ VÀ TIẾP NỐI NỀN TẢNG ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG GIA ĐÌNH VIỆT NAM.
CHIẾN TRANH ĐÃ ĐI XA, NHƯNG DƯ ÂM CỦA NÓ DƯỜNG NHƯ VẪN CÒN ĐỌNG LẠI TRONG TÂM KHẢM CỦA NHỮNG NGƯỜI LÍNH NĂM XƯA. BỞI NỖI MẤT MÁT VÔ CÙNG LỚN LAO CỦA CHIẾN TRANH GÂY RA VẪN LÀ VẾT THƯƠNG KHÔNG THỂ LÀNH. QUA TRUYỆN NGẮN ‘CHA VÀ CON’, CHÚNG TA SẼ ĐƯỢC CÙNG SỐNG VÀ SẺ CHIA VỚI NHỮNG CUỘC ĐỜI, NHỮNG SỐ PHẬN CỦA MỖI CON NGƯỜI TRONG CHIẾN TRANH ĐỂ THÊM YÊU, THÊM TRÂN TRỌNG CUỐC SỐNG CỦA NGÀY HÔM NAY.
NHỮNG TÁC PHẨM CỦA NGUYỄN THỊ KIM HÒA KHIẾN NGƯỜI ĐỌC NHƯ ĐƯỢC GẶP, ĐƯỢC KHÓC, ĐƯỢC CƯỜI VỚI NHỮNG CON NGƯỜI HỒN HẬU, CHẤT PHÁC, BÌNH DỊ NƠI VÙNG QUÊ MIỀN TRUNG NẮNG CHÁY. NƠI CÓ NHỮNG CÁNH ĐỒNG BÁT NGÁT, NHỮNG GIÀN NHO TRĨU QUẢ KÉO DÀI TÍT TẮP, NHỮNG ĐÀN CỪU NHỞN NHA TRÊN THẢM CỎ LÚC HOÀNG HÔN. ĐỂ KHI GẤP TRANG SÁCH LẠI, TRONG LÒNG ĐỘC GIẢ LẠI TRÀO LÊN DẠT DÀO MỘT TÌNH YÊU ĐỜI, YÊU NGƯỜI VÀ YÊU QUÊ HƯƠNG THA THIẾT.
TRUYỆN NGẮN ‘CUỘC GẶP GỠ ĐỊNH MỆNH GIỮA RỪNG XANH’ KHÔNG ĐI VÀO CẢNH BOM ĐẠN, CHIẾN ĐẤU TRONG CHIẾN TRANH MÀ KHAI THÁC SỐ PHẬN, TÂM TƯ TÌNH CẢM CỦA NGƯỜI LÍNH KHI GẶP TÌNH HUỐNG BẤT NGỜ. CÂU CHUYỆN GIÚP CHÚNG TA CÓ CÁI NHÌN ĐA CHIỀU HƠN VỀ NGƯỜI LÍNH PHÍA BÊN KIA CHIẾN TUYẾN.
TÁC PHẨM CỦA NHÀ VĂN TRẺ TỐNG PHƯỚC BẢO ĐEM LẠI MỘT NGUỒN GIÓ TƯƠI MỚI TRÊN VĂN ĐÀN. ANH ĐÃ ĐƯA THÀNH PHỐ YÊU THƯƠNG, GẮN BÓ CỦA MÌNH ĐẾN GẦN HƠN VỚI ĐỘC GIẢ MUÔN PHƯƠNG BẰNG CHÍNH CHỮ ‘THƯƠNG’ RỘNG LỚN TRONG TÂM HỒN MÌNH.
Truyện ngắn ‘Nước lớn triền đê’ mở ra bằng một bi kịch và kết thúc bằng một bi kịch, để lại nhiều cay đắng, day dứt và cả bẽ bàng. Thông qua các chi tiết phân tích tâm lý nhân vật rất tinh tế, tác giả cảm thông hơn cho người phụ nữ. Họ vẫn là người sẽ phải chịu những tổn thương và nhận thiệt thòi nhiều hơn cả.
Truyện ngắn ‘Giọt máu’ với những tình tiết hấp dẫn, câu chuyện kể về số phận của những con người được xây dựng rõ nét và mang nhiều thông điệp. Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp đã gửi gắm vào truyện những điều mà tác giả cũng đang trăn trở về văn chương, tiền bạc, sự tham lam và nhân cách của con người về sự học và ý nghĩa của nó.
TRUYỆN NGẮN "GIỌT MÁU" CỦA NHÀ VĂN NGUYỄN HUY THIỆP KỂ VỀ DÒNG HỌ PHẠM Ở KẺ NOI THUỘC HUYỆN TỪ LIÊM. ÔNG TỔ VỚI NGHỀ LÀM RUỘNG VÀ BUÔN BÁN, TRƯỚC KHI MẤT ĐÃ GIEO VÀO NGƯỜI CON TRAI CẢ LÀM NGHỀ MỔ LỢN ƯỚC MƠ CÓ CON CHÁU THÀNH DANH VỀ ĐƯỜNG HỌC VẤN. VÀ RỒI NHƯ ƯỚC NGUYỆN, CHÁU ĐÍCH TÔN ĐỜI THỨ BA LÀ PHẠM NGỌC CHIỂU ĐỖ ĐẠT TRONG MỘT KỲ THI VÀ ĐƯỢC BỔ NHIỆM LÀM TRI HUYỆN. CŨNG KỂ TỪ ẤY, DÒNG HỌ PHẠM ĐÃ TRẢI QUA BIẾT BAO THĂNG TRẦM, THỊNH - SUY ĐỀU CÓ.
Nguyễn Khải là một trong những gương mặt nổi bật của thế hệ nhà văn trưởng thành sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Các tác phẩm của ông khá phong phú: về nông thôn trong quá trình xây dựng cuộc sống mới; về bộ đội trong những năm kháng chiến chống Mỹ; về những vấn đề xã hội - chính trị có tính thời sự và đời sống tư tưởng và tinh thần của con người hiện nay trước những biến động phức tạp của đời sống. Trong chương trình hôm nay, mời quý thính giả cùng đến với một trong những truyện ngắn nổi tiếng của nhà văn Nguyễn Khải - truyện ngắn "Đất mỏ".
TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN HUY THIỆP THƯỜNG PHƠI BÀY HIỆN THỰC XÃ HỘI VÀ CON NGƯỜI. NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA ÔNG RẤT ĐA DẠNG: CON NGƯỜI CÔ ĐƠN, CON NGƯỜI ẢO TƯỞNG, CON NGƯỜI THA HÓA NHÂN CÁCH VÀ MẤT DẦN GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC. ‘HUYỀN THOẠI PHỐ PHƯỜNG’ CŨNG LÀ MỘT TRUYỆN NGẮN ĐỘC ĐÁO CỦA ÔNG KỂ CHUYỆN VỀ HẠNH, MỘT THANH NIÊN NGHÈO SỐNG GIỮA THỦ ĐÔ XA HOA VÀ ĐẦY CÁM DỖ. HẠNH KHAO KHÁT SỰ GIÀU CÓ VÀ LUÔN BỊ ĐỒNG TIỀN ÁM ẢNH.
Với bảy tập truyện ngắn trải dài trong 39 năm (từ năm 1959 – 1998) đủ để khẳng định tên tuổi của nhà văn Vũ Thị Thường trên văn đàn. Bà là một trong số ít nhà văn chuyên chú và thành danh với thể loại truyện ngắn. Những tác phẩm dung dị, mộc mạc không tìm sự cầu kỳ, hoa mỹ trong cách tạo tình huống hay lối viết mà chính vẻ đẹp của sự giản dị trong mỗi tác phẩm của bà đã chinh phục được người nghe.
Cái hay của truyện ngắn ‘Lẽ mọn’ là ở khả năng xây dựng và phân tích tâm lý nhân vật tài tình khiến cho chuyện xảy ra cách đây hơn 6 thập kỷ mà vẫn hấp dẫn được người nghe. Trong phần cuối của truyện ngắn này, liệu lựa chọn cuối cùng của Lạc có can đảm rời bỏ cuộc sống hiện tại tù túng, bế tắc để đến với cuộc sống mới hay không?
Nhà văn Cẩm Thạch sớm khẳng định tên tuổi của mình qua những tác phẩm truyện ngắn và tiểu thuyết. Bà là một trong những nữ nhà văn có đóng góp lớn trong việc phản ánh và gắng giải quyết những vấn đề của phụ nữ, nhất là ở khía cạnh giải phóng họ. Những trang viết dung dị, giàu cảm xúc, khai thác những góc khuất trong tâm hồn con người khiến tác phẩm của bà được người đọc đồng cảm.
TRUYỆN NGẮN ‘CON MÈO CỦA FOURITA’ CỦA NHÀ VĂN NGUYỄN QUANG SÁNG THÔNG QUA MỘT CUỘC MUA TRANH MIÊU TẢ VỀ HAI NGƯỜI BẠN, HAI SỐ PHẬN KHÁC NHAU, GẶP LẠI NHAU SAU NGÀY THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC. HAI CON NGƯỜI, HAI HOÀN CẢNH ẤY CŨNG LÀ ĐẠI DIỆN CHO RẤT NHIỀU NHỮNG SỐ PHẬN TƯƠNG TỰ SAU NGÀY ĐẤT NƯỚC THỐNG NHẤT.
Câu chuyện miêu tả tình cảm, niềm vui, nỗi buồn, nỗi khát khao của những người phụ nữ. Những gương mặt, những số phận người phụ nữ ấy chính là muôn màu của cuộc sống đời thường.
Truyện ngắn ‘Gió heo may’ của Nguyễn Quang Thân mô tả cuộc sống buồn tẻ, hiu quạnh, lam lũ của một xóm đạo nghèo. Nhưng mỗi người dân trong xóm nhỏ ấy luôn thấy bình an bên nhau.
TÁC PHẨM CỦA HỒ ANH THÁI THƯỜNG MANG TÍNH TRIẾT LUẬN, BAO QUÁT SỐ PHẬN CỦA NGƯỜI VIỆT VÀ ĐẤT NƯỚC THỜI HIỆN ĐẠI. ÔNG LÀ NHÀ VĂN CÓ PHÁT KIẾN VỀ NGÔN NGỮ, TẠO CHO TIẾNG VIỆT THÊM MÀU SẮC, ĐA NGHĨA VÀ KHẢ NĂNG BIỂU ĐẠT PHONG PHÚ HƠN. TRUYỆN NGẮN ‘TỰ TRUYỆN’ CỦA HỒ ANH THÁI KỂ VỀ NHỮNG MẶT TRONG SINH HOẠT ĐỜI THƯỜNG CỦA CÁC NHÂN VIÊN VĂN PHÒNG VỚI GIỌNG VĂN DÍ DỎM MÀ RẤT TẢ THỰC.
Tuổi trẻ là quãng thời gian đẹp nhất của đời người. Đó là khi con người căng tràn nhựa sống nhất, mạnh mẽ khẳng định bản thân mình để sống và cống hiến cho lý tưởng, cho sự nghiệp của cuộc đời. Trong hành trình đó sẽ có lúc êm ái như những dòng sông cuộn chảy hiền hòa. Nhưng cũng có lúc gặp phải không ít những khúc quanh co, vực sâu hiểm trở như để thử lòng người. Và thành công chỉ đến với những người luôn biết nỗ lực, khát khao và đi đến tận cùng của ước mơ.
MỘT HỦ TỤC LẠC HẬU ‘TRỌNG NAM KHINH NỮ’ VỐN ĐÃ BỊ XÃ HỘI LÊN ÁN TỪ LÂU, TÁC GIẢ BÙI QÚY THÁP ĐÃ LỒNG GHÉP TÌNH TIẾT ĐẦY KỊCH TÍNH CỦA CÂU CHUYỆN LÊN THÀNH MỘT BÀI HỌC SÂU CAY MÀ THÂM THÚY. CÂU CHUYỆN CŨNG LÀ HỒI CHUÔNG CẢNH TỈNH CHO NHỮNG CON NGƯỜI ẤU TRĨ TRONG XÃ HỘI CHỈ VÌ SỰ ÍCH KỶ CỦA BẢN THÂN MÀ PHÁ VỠ ĐI HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH, ĐỂ RỒI PHẢI ĐÓN NHẬN MỘT CÁI KẾT BUỒN.
TRONG SỰ NGHIỆP TRỒNG NGƯỜI CỦA ĐẤT NƯỚC, BÊN CẠNH SỰ ĐÓNG GÓP BỀN BỈ CỦA CÁC THẾ HỆ NHÀ GIÁO LUÔN TẬN TÂM TẬN LỰC VỚI NGHỀ KHÔNG THỂ KHÔNG NHẮC ĐẾN SỰ HY SINH LẶNG THẦM CỦA CÁC THẦY CÔ GIÁO NƠI VÙNG CAO XA XÔI, NẮNG GIÓ. GIỮA CUỘC SỐNG CÒN NHIỀU KHỐN KHÓ, TÌNH YÊU CỦA NHỮNG NGƯỜI THẦY DÀNH CHO CÁC EM THƠ VẪN VẸN NGUYÊN, TINH KHÔI, TRONG TRẺO CHỈ VỚI MỘT ƯỚC MONG DUY NHẤT LÀ CÁC EM CÓ ĐƯỢC CON CHỮ ĐỂ THOÁT NGHÈO.
Truyện ngắn ‘Nhau của núi’ được viết trong cảm xúc xa nhà và cũng là một lời tri ấn với núi rừng với huyết mạch của dân tộc Tày. Truyện được mở ra và kết thúc đều bằng những hình ảnh, chi tiết mang đậm nét văn hóa Tày. Và hơn cả những ẩn chứa đằng sau các phong tục ngàn đời chính là lối sống trọn nghĩa tình, cũng thể hiện tình yêu quê hương tha thiết của mỗi con người.
QUA TRUYỆN NGẮN ‘MỘT MIẾNG GIỮA LÀNG’ CỦA NHÀ VĂN TRẦN CHIẾN, NGƯỜI ĐỌC VÀ NGƯỜI NGHE CÓ THỂ HIỂU HƠN VỀ NHỮNG SÁNG TÁC CỦA ÔNG, MỘT NHÀ VĂN VIẾT VỀ NÔNG THÔN, NÔNG DÂN NHƯ ÔNG TỰ NHẬN.
Nhà văn Trần Thị Tú Ngọc đến với văn chương khá muộn so với những cây bút cùng thời nhưng chị đã nhanh chóng khẳng định một vị trí tương đối vững chắc trong làng văn trẻ. Vốn có sở trường ở mảng đề tài lịch sử, chiến tranh cách mạng, chị khai thác mảng đề tài này dưới những góc nhìn đa chiều trăn trở và cũng đầy sâu sắc nhân văn.
NHÀ VĂN ĐOÀN LÊ TÊN THẬT LÀ ĐOÀN THỊ LÊ, BÀ ĐƯỢC ĐÁNH GIÁ LÀ ĐA TÀI, HOẠT ĐỘNG CẢ LĨNH VỰC VĂN CHƯƠNG, ĐIỆN ẢNH VÀ HỘI HỌA. CÓ LẼ NHỮNG NẾM TRẢI CỦA CUỘC ĐỜI VỚI ĐẦY ĐỦ NHỮNG CUNG BẬC BUỒN VUI, NHỮNG HẠNH PHÚC VÀ BẤT HẠNH ĐÃ QUA CỦA NGƯỜI ĐÀN BÀ ĐA ĐOAN NÀY ĐÃ LÀM NÊN NHỮNG TRANG VIẾT MANG MÀU SẮC ĐOÀN LÊ. KHÔNG PHẢI NGẪU NHIÊN VỚI NHỮNG TÁC PHẨM GAN RUỘT CỦA MÌNH BÀ ĐÃ CÓ CHỖ ĐỨNG ĐẸP TRONG TRÁI TIM NGƯỜI ĐỌC.
Những người con xa quê, xa nơi chôn rau cắt rốn thì nỗi nhớ quê nhà, người thân luôn đau đáu trong lòng. Tìm được người thân là nguyện vọng của ông Phan, một Việt kiều Mỹ khi trở về nước với nỗi khát khao gặp lại những người ruột thịt của mình.
TRUYỆN NGẮN 'CHUYỆN CỦA MỘI THỜI ĐÃ QUA' CỦA PHAN QUẾ KỂ VỀ CÂU CHUYỆN CỦA LỜI, CÔ HÀNG CHUYẾN VỚI BIẾT BAO THĂNG TRẦM TRONG CUỘC SỐNG.
Nhà văn Khuất Quang Thụy, một trong những gương mặt tiêu biểu cho đội ngũ chiến sỹ vừa cầm súng vừa viết văn. Xuất hiện trên thi đàn từ những ngày đầu xông pha trận mạc năm 1968 nhưng anh đã sớm chuyển sang văn xuôi. Anh có trong tay hàng chục tiểu thuyết và truyện ngắn, trong đó có nhiều tác phẩm đã đạt giải thưởng cao. Nhà văn Khuất Quang Thụy được trao giải thưởng nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2007 cho cụm A tiểu thuyết ‘Trong cơn gió lốc’, ‘ Không phải trò đùa’ và ‘Góc tăm tối cuối cùng’.
Là một truyện ngắn viết về những người đã góp phần làm nên một huyền thoại Trường Sơn, đường Hồ Chí Minh thời chống Mỹ, truyện ngắn ‘Những tầng cây săng lẻ’ của nhà văn, chiến sỹ Châu La Việt được viết như một sự cảm ơn một ân tình dành cho đồng chí, đồng đội của mình. Có lẽ trong tâm hồn tác giả, trong mỗi trang văn, trong nhịp sống của nhà văn Châu La Việt chưa bao giờ phai mờ những con đường Trường Sơn, những năm tháng chiến đấu nơi chiến trường.