EduStation Mùa 4 đã cùng khán giả đi qua 08 tập podcast đầy cảm hứng xoay quanh chủ đề “Là mình”. Với sự tham gia của 08 vị khách mời là những nhân vật có nhiều đóng góp giá trị trong lĩnh vực phát triển con người và giáo dục Việt Nam, mỗi tập là một cuộc hành trình khám phá những khía cạnh khác nhau của bản thân cùng những chiêm nghiệm và bài học rút ra từ những câu chuyện ý nghĩa. Để khép lại hành trình này, Vietcetera chọn lọc những phân đoạn ấn tượng nhất xuyên suốt các tập của EduStation Mùa 4 và tổng hợp trong một tập đặc biệt. Đây vừa là những đúc kết giá trị từ những khách mời, vừa là món quà tri ân mà Vietcetera muốn gửi đến khán giả vì đã luôn dành sự ủng hộ và đóng góp tích cực cho EduStation. Vietcetera mong rằng series EduStation sẽ luôn là nguồn cảm hứng bất tận giúp khán giả tiếp tục hành trình khám phá và phát triển bản thân thông qua học tập và trải nghiệm không ngừng của riêng mình! --- Đừng quên có thể xem bản video của podcast này tại: YouTube https://youtu.be/ZTdhpdp4Avk Và đọc những bài viết thú vị tại website: Vietcetera https://vietcetera.com/ --- Yêu thích tập podcast này, bạn có thể donate cho EduStation tại: ● Patreon: https://www.patreon.com/vietcetera ● Buy me a coffee: https://www.buymeacoffee.com/vietcetera Ngoài ra bạn còn có thể gửi email nhận xét, phản hồi và ý tưởng cho Podcast về địa chỉ team@vietcetera.com.
EduStation Mùa 4 với chủ đề “Là mình” đưa khán giả đi qua một hành trình từ Chấp nhận mình đến Thương mình, Hiểu mình và cuối cùng dừng chân tại “điểm trạm” Tin mình. Trong tập này, hãy cùng TS Scott Fritzen và Host Hùng Võ thảo luận về tầm quan trọng của sự tự tin vào bản thân trong bối cảnh xã hội hiện đại và cách để xây dựng sự tự tin đó từ những bước nhỏ nhất, tập trung vào tiến bộ, sáng tạo và yêu thương bản thân trong những thời điểm khó khăn. Bên cạnh đó, TS Scott Fritzen cũng chia sẻ về cách tạo ra môi trường học tập an toàn, giá trị của sự thích ứng và bền vững trong giáo dục, cùng kế hoạch chuyển đổi giáo dục ở cấp độ đại học, tập trung vào học tập trải nghiệm và kinh nghiệm quốc tế để thúc đẩy phát triển cá nhân của Fulbright Việt Nam trong thời gian tới. Cùng EduStation tin mình để là mình nhé! Đừng quên có thể xem bản video của podcast này tại: YouTube https://youtu.be/gR48y87Owy8 Và đọc những bài viết thú vị tại website: Vietcetera https://vietcetera.com/ Yêu thích tập podcast này, bạn có thể donate cho EduStation tại: ● Patreon: https://www.patreon.com/vietcetera ● Buy me a coffee: https://www.buymeacoffee.com/vietcetera Ngoài ra bạn còn có thể gửi email nhận xét, phản hồi và ý tưởng cho Podcast về địa chỉ team@vietcetera.com.
“Bạn là ai sau khi rời giảng đường đại học? Bạn tìm kiếm một công việc như thế nào sau khi tốt nghiệp? Một công việc lương cao trong một tập đoàn lớn hay chỉ đơn giản là có cho mình một công việc như một điều hiển nhiên sau khi ra trường?”… Có vô vàn câu hỏi tương tự được đặt ra cho người trẻ, thậm chí là do chính họ tự đặt ra cho bản thân mình khi bước vào một giai đoạn chuyển giao mới của cuộc đời. Chia sẻ trong podcast EduStation tập 31, TS Bùi Trân Phượng nhận định đây là một trong những thời khắc quan trọng trong cuộc đời mà người trẻ nên suy nghĩ lại để tìm cách hiểu mình sâu sắc hơn, nhất là trong bối cảnh vẫn còn nhiều bất cập cùng rất nhiều điều gây rối nhiễu tâm trí như chuẩn mực xã hội hay áp lực đồng trang lứa. Với cô, hiểu mình là một quá trình mà ở đó người trẻ không nên lao vào những triết lý quá cao siêu như “Tôi là ai?” hay “Tại sao tôi lại có mặt trên cuộc đời này?” mà nên xuất phát từ chính sự tự tin. Đó là sự tự tin vào chính bản thân mình, tin vào những điều mình đang có và cả những điều mình chưa có để không rơi vào ảo tưởng. Một khi hiểu mình đúng, ta sẽ nhìn thấy được giá trị bản thân và động lực để phấn đấu đạt được những phẩm chất, năng lực mà mình mong muốn. Đừng quên có thể xem bản video của podcast này tại: YouTube https://youtu.be/bZ_Na4_vPH4 Và đọc những bài viết thú vị tại website: Vietcetera https://vietcetera.com/ Yêu thích tập podcast này, bạn có thể donate cho EduStation tại: ● Patreon: https://www.patreon.com/vietcetera ● Buy me a coffee: https://www.buymeacoffee.com/vietcetera Ngoài ra bạn còn có thể gửi email nhận xét, phản hồi và ý tưởng cho Podcast về địa chỉ team@vietcetera.com.
Gắn bó với nghệ thuật cải lương gần như cả một đời người, bao niềm vui, nỗi buồn và cả những “vị mặn” của thế thái nhân tình nơi ánh đèn sân khấu đều được NSND Bạch Tuyết biến hoá trở thành triết lý nhân văn “Sống là cho và được cho” của cô. Quay trở lại EduStation Podcast lần này, NSND Bạch Tuyết nhấn mạnh quan điểm về triết lý sống lương thiện, sự cần thiết của việc không ngừng học tập và phát triển, cùng việc duy trì góc nhìn lạc quan và thực tế trong mọi vấn đề. Cô cũng chia sẻ những câu chuyện về người về nghề trong lĩnh vực nghệ thuật truyền thống, những tác động tích cực từ quan điểm sống đến tư duy làm nghề đã kết tinh cho những thành tựu mà cô đạt được trong suốt hành trình sự nghiệp của mình. Đừng quên có thể xem bản video của podcast này tại: YouTube https://youtu.be/g_Hh_cUj9H8 Và đọc những bài viết thú vị tại website: Vietcetera https://vietcetera.com/ Yêu thích tập podcast này, bạn có thể donate cho EduStation tại: ● Patreon: https://www.patreon.com/vietcetera ● Buy me a coffee: https://www.buymeacoffee.com/vietcetera Ngoài ra bạn còn có thể gửi email nhận xét, phản hồi và ý tưởng cho Podcast về địa chỉ team@vietcetera.com.
Nhu cầu được yêu thương cũng giống như nhu cầu được ăn, được uống. Nó cơ bản và giúp chúng ta cảm thấy bản thân quan trọng, có ý nghĩa trong cuộc sống và thấy mình có vị trí trong thế giới này. Nhưng yêu thế nào mới đúng? Và tình yêu thực sự là gì? Trong tập 29 của EduStation, chúng ta sẽ cùng nhau khám phá chủ đề tình cảm thân mật và tình yêu đôi lứa với TS Hoàng Minh Tố Nga. Với thông điệp "Đừng yêu vì nghĩ em là một nửa để lấp đầy khoảng trống vô định trong anh," tập này hứa hẹn mang đến những góc nhìn mới mẻ và sâu sắc về tình yêu và sự kết nối giữa hai con người. Tiến sĩ Tố Nga tốt nghiệp Tiến sĩ trị liệu Cặp đôi và Gia đình, cũng như Tiến sĩ Đo lường Định lượng trong Tâm lý và Giáo dục từ Đại học Minnesota (Hoa Kỳ). Hiện bà là giảng viên tâm lý tại Fulbright Việt Nam. Với hơn 13 năm kinh nghiệm giảng dạy và can thiệp lâm sàng, TS Tố Nga đã thành lập Tâm lý Tố Nga và Tâm lý Việt An để cung cấp dịch vụ trị liệu và đào tạo cho cộng đồng, trong đó có các dịch vụ tham vấn trị liệu miễn phí cho người thu nhập thấp. Cùng host Hùng Võ đi tìm căn nguyên của tình yêu nhé. Đừng quên có thể xem bản video của podcast này tại: YouTube https://youtu.be/cPDptvwg8A8 Và đọc những bài viết thú vị tại website: Vietcetera https://vietcetera.com/ — Yêu thích tập podcast này, bạn có thể donate cho EduStation tại: ● Patreon: https://www.patreon.com/vietcetera ● Buy me a coffee: https://www.buymeacoffee.com/vietcetera Ngoài ra bạn còn có thể gửi email nhận xét, phản hồi và ý tưởng cho Podcast về địa chỉ team@vietcetera.com.
Cô đơn không phải là thất bại, mà là sự lựa chọn để dành thời gian đối thoại với chính mình. Nhiều người trân trọng sự cô đơn, xem đó là cơ hội để hiểu sâu hơn về bản thân. Tuy nhiên, một số người trẻ lại sợ cảm giác này vì họ cảm thấy trống rỗng và lạc lõng. Cách mà người trẻ đối phó với cô đơn rất quan trọng, vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe tinh thần và sự phát triển cá nhân của họ. Để giúp chúng ta hiểu rõ hơn về sự cô đơn và tìm kiếm cách vượt qua nó, EduStation tập 28 hân hạnh chào đón nhà văn KHẢI ĐƠN - một cây bút tài năng được nhiều độc giả yêu mến. KHẢI ĐƠN là tác giả của nhiều tác phẩm nổi tiếng viết bằng hành trình sống của người trẻ tìm kiếm sự trưởng thành và các chuyến du ký qua nhiều vùng đất: "Đừng Tháo Xuống Nụ Cười", "Sài Gòn - Thành Thị Hoang Dại", và "Mekong, Phù Sa Phiêu Bạt". Đừng quên có thể xem bản video của podcast này tại: YouTube https://youtu.be/NcZL8IsAQB4 Và đọc những bài viết thú vị tại website: Vietcetera https://vietcetera.com/ — Yêu thích tập podcast này, bạn có thể donate cho EduStation tại: ● Patreon: https://www.patreon.com/vietcetera ● Buy me a coffee: https://www.buymeacoffee.com/vietcetera Ngoài ra bạn còn có thể gửi email nhận xét, phản hồi và ý tưởng cho Podcast về địa chỉ team@vietcetera.com.
TS Lê Nguyên Phương là khách mời thân thuộc và được nhiều khán giả của Vietcetera yêu quý. Thầy là chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực tâm lý giáo dục và học đường. Và cùng chào đón thầy Lê Nguyên Phương đến với podcast EduStation với đề tài Trưởng thành. Tại sao phải trưởng thành? Trưởng thành là gì? Đây là những câu hỏi mà bất kỳ ai cũng từng đặt ra trong hành trình khám phá bản thân. Trưởng thành không chỉ là một quá trình sinh học được lập trình sẵn trong mỗi tế bào, mà còn là một hành trình tinh thần và cảm xúc. Mặc dù có nhiều người đã lập gia đình, có con cái, nhưng chưa chắc họ đã thực sự trưởng thành. TS Lê Nguyên Phương đã hoàn thành chương trình Thạc sĩ Tâm lý Giáo dục và Học đường tại Đại học Bang California, Long Beach và nhận bằng Tiến sĩ Lãnh đạo Giáo dục chuyên ngành Tâm lý Giáo dục tại Đại học Nam California. Thầy là người đầu tiên đạt giải Chuyên gia thực hành tâm lý học đường quốc tế xuất sắc của tổ chức International School Psychology Association (ISPA) vào năm 2011. Đồng thời, thầy còn là chuyên gia Fulbright của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và là nhà sáng lập tổ chức Liên hiệp Phát triển Tâm lý học đường tại Việt Nam vào năm 2009. Thầy cũng là tác giả của bộ sách "Dạy Con Trong Hoang Mang", tác phẩm đoạt giải thưởng Sách Giáo dục năm 2018. Trong tập này, chúng ta sẽ cùng TS Lê Nguyên Phương khám phá những khía cạnh sâu sắc của quá trình trưởng thành, và làm thế nào để trở về trọn vẹn với chính mình qua những trải nghiệm và thử thách trong cuộc sống. Đừng quên có thể xem bản video của podcast này tại: YouTube https://youtu.be/Pg0KkLztEp4 — Yêu thích tập podcast này, bạn có thể donate cho EduStation tại: ● Patreon: https://www.patreon.com/vietcetera ● Buy me a coffee: https://www.buymeacoffee.com/vietcetera Ngoài ra bạn còn có thể gửi email nhận xét, phản hồi và ý tưởng cho Podcast về địa chỉ team@vietcetera.com.
Bất kỳ người con nào, dù đã lớn hay còn nhỏ, đều có những bất đồng với cha mẹ của mình, từ một vấn đề nhỏ nhặt đến những xung đột lớn hơn. Người trẻ thường gọi đó là khoảng cách thế hệ, cho rằng sự chênh lệch về tuổi tác là nguyên nhân chính. Nhưng liệu tuổi tác có phải là lý do duy nhất? Trong tập 2 của EduStation, host Hùng Võ sẽ cùng ThS. Nguyễn Trương Bảo Khuyên - giảng dạy Giao Tiếp và điều phối Hoà Giải trên nền tảng Giao Tiếp Trắc Ẩn - thảo luận về vấn đề này. Cô Nguyễn Trương Bảo Khuyên, với hơn 18 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nhân sự, đào tạo, khai vấn nghề nghiệp và điều hành, sẽ chia sẻ những kiến thức quý báu và kinh nghiệm thực tế của mình. Cô tốt nghiệp thạc sĩ Phát Triển Quốc Tế và hoàn thành chứng chỉ Phục Hồi Quan Hệ & Hòa Giải tại Ireland, cùng với các chương trình đào tạo chuyên sâu về Giao Tiếp Trắc Ẩn quốc tế. Tập này sẽ giúp chúng ta khám phá những nguyên nhân sâu xa hơn dẫn đến những mâu thuẫn giữa các thế hệ trong gia đình và. Bằng cách áp dụng những phương pháp giao tiếp trắc ẩn và hiểu biết về tâm lý, cô Nguyễn Trương Bảo Khuyên sẽ giúp chúng ta thấu hiểu những khía cạnh trong xây dựng mối quan hệ với những người quan trọng, đặc biệt là bố mẹ. Đừng quên có thể xem bản video của podcast này tại: YouTube https://youtu.be/E3CgSygscmU Và đọc những bài viết thú vị tại website: Vietcetera — Yêu thích tập podcast này, bạn có thể donate cho EduStation tại: ● Patreon: https://www.patreon.com/vietcetera ● Buy me a coffee: https://www.buymeacoffee.com/vietcetera Ngoài ra bạn còn có thể gửi email nhận xét, phản hồi và ý tưởng cho Podcast về địa chỉ team@vietcetera.com.
“Là Mình” - bài học khó khăn nhất khi trưởng thành? Trưởng thành không chỉ là việc biết làm sao để sống độc lập và chịu trách nhiệm với cuộc sống của mình. Đôi khi, bước vào giai đoạn trưởng thành cũng đồng nghĩa với việc phải đối diện với bài học khó khăn nhất: "Là Mình". Quá trình này không đơn giản là việc hiểu rõ bản thân, mà còn là việc chấp nhận và yêu thương bản thân mình với tất cả những ưu và nhược điểm. Trong tập đầu tiên của mùa mới, EduStation rất vinh dự được chào đón Biên kịch, Đạo diễn Nguyễn Thị Minh Ngọc - một trong những nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn trong lĩnh vực nghệ thuật và giáo dục. Với tâm nguyện “nói giùm những người không nói được”, cô Nguyễn Thị Minh Ngọc không chỉ là người đồng sáng lập nhóm Tuổi Trẻ Cười Sống và CLB Đạo Diễn Thể Nghiệm (tiền thân của Nhà Hát Sân Khấu Nhỏ 5B) mà còn là người có công lớn trong việc đưa hai vở kịch "Người Đàn Bà Thất Lạc" và "Chúng Tôi" lên sân khấu Off-off-Broadway tại New York. Với vai trò là người thầy, cô đã đào tạo nhiều thế hệ học trò xuất sắc như NSƯT Hữu Châu, Hữu Nghĩa, Hồng Đào, Quang Minh, NSƯT Hữu Quốc,… Qua cuộc trò chuyện sâu sắc và chân thành, cô Nguyễn Thị Minh Ngọc sẽ chia sẻ về những bài học làm nghề, làm người mà cô đã trải qua. Lắng nghe podcast EduStation với khách mời Biên kịch, Đạo diễn Nguyễn Thị Minh Ngọc và host Hùng Võ nhé. Đừng quên có thể xem bản video của podcast này tại: YouTube https://youtu.be/pSQVDOXkl_4 Và đọc những bài viết thú vị tại website: Vietcetera https://vietcetera.com/ — Yêu thích tập podcast này, bạn có thể donate cho EduStation tại: ● Patreon: https://www.patreon.com/vietcetera ● Buy me a coffee: https://www.buymeacoffee.com/vietcetera Ngoài ra bạn còn có thể gửi email nhận xét, phản hồi và ý tưởng cho Podcast về địa chỉ team@vietcetera.com.
Tập 24 của Edustation tập trung vào chủ đề trang bị học sinh cho hành trình trở thành công dân toàn cầu. Edustation tuần này mang đến cuộc trò chuyện với hai vị khách mời đặc biệt: Thầy Tony Jaccaci hiệu trưởng Tabor Academy, xuất thân từ những ngôi trường danh giá như Phillips Academy và Đại học Harvard. Và thầy Pieter Mulder - hiệu trưởng của Berkshire School - ngôi trường được nhiều giáo sư của các đại học danh tiếng đánh giá cao về khả năng giúp học sinh hoà nhập với thế giới. Tuy nhiên, trong một môi trường văn hóa đa dạng như vậy, các trường học này chắc chắn đối mặt với những thách thức nhất định. ✍🏻 Việc tích hợp các giá trị giáo dục đa văn hóa có phải là một thách thức đối với giáo viên? ✍🏻 Những đặc điểm nào xác định một "công dân toàn cầu"? Có những ví dụ chúng ta có thể theo để phát triển bản thân thành "công dân toàn cầu"? ✍🏻 Làm thế nào các trường có thể thiết kế trải nghiệm học tập phù hợp cho học sinh trong tương lai? ✍🏻 Để trở thành một công dân toàn cầu và một nhà lãnh đạo toàn cầu thực sự thì cần hiểu biết thêm về các nền văn hóa khác và phát triển cảm thức cộng đồng như thế nào? Cùng lắng nghe cuộc trò chuyện để khám phá câu trả lời cho những câu hỏi quan trọng này nhé. Đừng quên có thể xem bản video của podcast này tại: YouTube https://youtu.be/oLOdBkYcZrY Và đọc những bài viết thú vị tại website: Vietcetera — Chân thành cảm ơn Finding School Vietnam đã đồng hành cùng Edustation - US Boarding Edition. — Yêu thích tập podcast này, bạn có thể donate cho EduStation tại: ● Patreon: https://www.patreon.com/vietcetera ● Buy me a coffee: https://www.buymeacoffee.com/vietcetera Ngoài ra bạn còn có thể gửi email nhận xét, phản hồi và ý tưởng cho Podcast về địa chỉ team@vietcetera.com.
Trong tập EduStation lần này, hai đại diện từ Cate School và Suffield Academy sẽ hé mở những câu chuyện "hậu trường" tuyển sinh của các trường đại học hàng đầu tại Mỹ, cũng như chia sẻ cách họ đồng hành với học sinh trong giai đoạn niên thiếu quan trọng. Tại Cate School và Suffield Academy, học sinh được tập trung phát triển, thể hiện bản sắc cá nhân, và học cách thấu hiểu hơn về bản thân. Đồng thời, các em có thể biết được đâu là điều mình hứng thú, điều mình muốn theo đuổi, và được hỗ trợ như thế nào… Hai khách mời cũng chia sẻ các hoạt động ngoại khóa đa dạng cho học sinh như thể thao, nghệ thuật… và việc xây dựng 25 chương trình AP (Advanced Placement) với mục tiêu mang đến nhiều cơ hội hơn cho những học sinh tài năng, có tham vọng khẳng định năng lực bản thân và nâng cao cơ hội khi nộp đơn vào các trường đại học danh giá. Cùng đón xem cuộc trò chuyện tại Edustation tuần này giữa host Hùng Võ và hai hiệu trưởng: 💫 Alex Lockett - Head of Cate School 💫 Charlie Cahn - Head of Suffield Academy — Chân thành cảm ơn FindingSchool đã đồng hành cùng Edustation US Boarding Schools Edition. — Đừng quên có thể xem bản video của podcast này tại: YouTube https://youtu.be/-5lUaEumF6E Và đọc những bài viết thú vị tại website: Vietcetera https://vietcetera.com/ — Yêu thích tập podcast này, bạn có thể donate cho EduStation tại: ● Patreon: https://www.patreon.com/vietcetera ● Buy me a coffee: https://www.buymeacoffee.com/vietcetera Ngoài ra bạn còn có thể gửi email nhận xét, phản hồi và ý tưởng cho Podcast về địa chỉ team@vietcetera.com.
Tuần này, EduStation có cơ hội được lắng nghe những chia sẻ từ hiệu trưởng của hai trường nội trú nổi tiếng với tỉ lệ học sinh quốc tế rất cao là Cushing Academy và St. George School. Cùng với host Hùng Võ, chúng ta sẽ tìm kiếm câu trả lời cho những câu hỏi quan trọng như: __ __ Cho đến những câu hỏi có phần thách thức hơn như liệu có sự thoả hiệp giữa một bên là thách tích học tập xuất sắc và một bên là năng lực thực sự của học sinh để nhà trường có được thành tích 100% học sinh đậu đại học. Cùng host Hùng Võ trò chuyện và tìm hiểu với Mr. Michael C. Wirtz, Head of School, St.George School & Dr. Randy Bertin, Head of School, Cushing Academy. Đừng quên có thể xem bản video của podcast này tại: YouTube https://youtu.be/q8G6Je41asQ Và đọc những bài viết thú vị tại website: Vietcetera https://vietcetera.com/ — Chân thành cảm ơn FindingSchool đã đồng hành cùng Edustation US Boarding Schools Edition. — Yêu thích tập podcast này, bạn có thể donate cho EduStation tại: ● Patreon: https://www.patreon.com/vietcetera ● Buy me a coffee: https://www.buymeacoffee.com/vietcetera Ngoài ra bạn còn có thể gửi email nhận xét, phản hồi và ý tưởng cho Podcast về địa chỉ team@vietcetera.com.
Trong tập tuần này của podcast Edustation, chúng ta sẽ cùng thảo luận về chủ đề Trường nam sinh và nữ sinh (All-Boys & All-Girls schools). Đây là một hình thức trường học chưa phổ biến ở Việt Nam nhưng đã và đang được áp dụng ở các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới, đặc biệt là Hoa Kỳ. Vì sao lại xuất hiện hình thức trường nam sinh và nữ sinh? Những ngôi trường này hoạt động theo cách thức như thế nào? Họ hướng tới những giá trị gì? Và tại sao đây là lựa chọn giáo dục được nhiều bậc phụ huynh tin tưởng? Trong tập 21 của EduStation, chúng ta sẽ có cơ hội được lắng nghe chia sẻ và giải đáp từ hai đại diện trường trung học nội trú nam sinh và nữ sinh hàng đầu Hoa Kỳ: Cô Amy Kumpel (Director of Upper School - Dana Hall) và thầy Jim Detora (Head of Avon Old Farms). Trong tập này, hai thầy cô sẽ đi sâu hơn vào những vấn đề cụ thể như: __ __ Mời bạn cùng lắng nghe. Đừng quên có thể xem bản video của podcast này tại: YouTube https://youtu.be/64Zx7jCyMPQ Và đọc những bài viết thú vị tại website: Vietcetera https://vietcetera.com/ — Chân thành cảm ơn FindingSchool đã đồng hành cùng Edustation US Boarding Schools Edition. — Yêu thích tập podcast này, bạn có thể donate cho EduStation tại: ● Patreon: https://www.patreon.com/vietcetera ● Buy me a coffee: https://www.buymeacoffee.com/vietcetera Ngoài ra bạn còn có thể gửi email nhận xét, phản hồi và ý tưởng cho Podcast về địa chỉ team@vietcetera.com. #EduStation #FindingSchool #EduStation #USseries
Tập đầu tiên của Edustation phiên bản Mỹ chào đón hai vị hiệu trưởng là Dr. Theresa Smith từ Webb School và Dr. Alex Curtis từ Choate Rosemary Hall School. Các khách mời sẽ cùng chia sẻ và chỉ ra những nguyên tắc cơ bản của giáo dục trung học nội trú ở Hoa Kỳ, cũng như những cách tiếp cận rất riêng của mỗi trường khi đứng trước một thời đại vô nhiều thách thức nhưng không thiếu các cơ hội. Trong cuộc trò chuyện với host Hùng Võ, hai hiệu trưởng các trường trung học hàng đầu tại Hoa Kỳ, sẽ cùng thảo luận các câu hỏi đầy thách thức như: __ __ Cùng đón xem để không bỏ lỡ những thông tin quý giá và những góc nhìn mới mẻ trong lĩnh vực giáo dục và định hướng cho thế hệ trẻ hiện đại. Đừng quên có thể xem bản video của podcast này tại: YouTube Và đọc những bài viết thú vị tại website: Vietcetera https://vietcetera.com/ — Chân thành cảm ơn FindingSchool https://www.facebook.com/FindingSchoolVN đã đồng hành cùng Edustation US Boarding Schools Edition. -- Yêu thích tập podcast này, bạn có thể donate cho EduStation tại: ● Patreon: https://www.patreon.com/vietcetera ● Buy me a coffee: https://www.buymeacoffee.com/vietcetera Ngoài ra bạn còn có thể gửi email nhận xét, phản hồi và ý tưởng cho Podcast về địa chỉ team@vietcetera.com. #EduStation #USseries
Mùa 2 của podcast EduStation cũng đã đi đến chặng cuối. Cảm ơn khán giả của EduStation đã rất ủng hộ và yêu thích cả 10 cuộc đối thoại từ những khách mời rất đặc biệt mà chương trình hân hạnh được mời đến và làm việc cùng.Ở tập đặc biệt tuần này, Vietcetera chắt lọc ra những phân đoạn đắt nhất để gửi đến các bạn khán giả. Đó là những kinh nghiệm, bài học và chiêm nghiệm từ chính những khách mời sau nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực giáo dục và phát triển con người. Nếu bạn đang chênh vênh trên hành trình của mình, đừng nản lòng vì ai lớn lên cũng phải đối diện với những thách thức từ cả nội tâm lẫn ngoại cảnh. Nhưng hiểu được bản thân, học cách khám phá và xây dựng giá trị của riêng mình sẽ giúp bạn phát triển một cách vững chãi. Đó cũng là thông điểm chung mà mùa 2 của EduStation gửi gắm đến các bạn khán giả của Vietcetera. Mời bạn cùng theo dõi và đừng quên chia sẻ nhé. EduStation hẹn gặp lại bạn. Đừng quên có thể xem bản video của podcast này tại: YouTube https://youtu.be/5ng4K2n8ZfQ Và đọc những bài viết thú vị tại website: Vietcetera https://vietcetera.com/ --- Yêu thích tập podcast này, bạn có thể donate cho EduStation tại: ● Patreon: https://www.patreon.com/vietcetera ● Buy me a coffee: https://www.buymeacoffee.com/vietcetera Ngoài ra bạn còn có thể gửi email nhận xét, phản hồi và ý tưởng cho Podcast về địa chỉ team@vietcetera.com.
“Khi mình cho mình là quá quan trọng thì không đủ để đối diện với những thất bại, suy sụp…” Đây cũng sẽ là một trong những nội dung được chia sẻ bởi Mục Sư Ngô Duy Cường tại tập EduStation lần này. Mục sư Ngô Duy Cường tốt nghiệp Đại học mỹ thuật tại Hoa Kỳ và từng thực hiện nhiều triển lãm hoạ phẩm nghệ thuật tại các thành phố lớn. Ông cũng tốt nghiệp thạc sĩ thần học tại Viện Thần học Andrews University năm 2001 và viết luận án tiến sĩ khoa thần học năm 2015. Mục sư hiện đang mục vụ tại một nhà thờ nhỏ ở thành phố hoa hồng Portland, tiểu bang Oregon. Đến với EduStation lần này, mời bạn cùng lắng nghe chia sẻ của mục sư Ngô Duy Cường về chủ đề “tôi đi tìm ai”. Việc tìm ra mình là ai có thật sự quan trọng? Có phải tình yêu, lòng trắc ẩn và hạnh phúc là đích đến cuối cùng của hành trình này? Đừng quên có thể xem bản video của podcast này tại: YouTube https://youtu.be/xT7gwUSjcTw Và đọc những bài viết thú vị tại website: Vietcetera https://vietcetera.com/ Yêu thích tập podcast này, bạn có thể donate cho EduStation tại: ● Patreon: https://www.patreon.com/vietcetera ● Buy me a coffee: https://www.buymeacoffee.com/vietcetera Ngoài ra bạn còn có thể gửi email nhận xét, phản hồi và ý tưởng cho Podcast về địa chỉ team@vietcetera.com.
“Trong thế giới luôn ồn ào và vội vã, liệu có tìm được sự tĩnh lặng cho mình không? Tĩnh lặng đem lại cho tâm trí sự nghỉ ngơi, lắng đọng cần thiết để lắng nghe sâu hơn, nhìn thấy rõ hơn, sáng tạo và là chính mình hơn. Nhưng làm sao để tìm được sự tĩnh lặng cần thiết khi quanh mình ai cũng nhanh, cũng vội? Nhanh để kịp deadline, vội để không bỏ lỡ cuộc hẹn tiếp theo. Riết rồi "nhanh" mới là đang sống, cái gì đạt được nhanh mới đáng thử, có giá trị... Bạn có nhận ra mình đang đánh mất điều gì không? Đó là sức khoẻ, thời gian, tinh thần và sức sống tuổi trẻ mà bạn đang tưởng mình nhanh là có được! Cũng vì sợ bị bỏ lỡ mà chúng ta càng rơi vào sự FOMO, cô đơn trên MXH hay giữa đám đông ồn ào. Hiểu mình là ai, hiểu tốc độ nào là đúng với mình, hiểu cách thực hành dù chỉ trong 1 phút để điều chỉnh nhịp điệu của mình... sẽ là những điều thú vị, ngạc nhiên cho bạn khám phá. Mời bạn lắng nghe tập podcast EduStation hôm nay với những chia sẻ của chị Lương Ngọc Tiên với những hiểu biết và thực hành về sự tĩnh lặng cần thiết nhé! Đừng quên có thể xem bản video của podcast này tại: YouTube https://youtu.be/opyVku1lgRY Và đọc những bài viết thú vị tại website: Vietcetera https://vietcetera.com/ Yêu thích tập podcast này, bạn có thể donate cho EduStation tại: ● Patreon: https://www.patreon.com/vietcetera ● Buy me a coffee: https://www.buymeacoffee.com/vietcetera Ngoài ra bạn còn có thể gửi email nhận xét, phản hồi và ý tưởng cho Podcast về địa chỉ team@vietcetera.com.
Ở tập podcast EduStation tuần này, chúng ta sẽ cùng với host Hùng Võ lắng nghe thầy Giản Tư Trung chia sẻ về việc thành công và chuyện thất bại. Thầy Giản Tư Trung hiện là Chủ tịch Sáng lập Học viện Quản lý PACE, Hiệu trưởng Trường Doanh Nhân Pace và đồng thời còn đảm nhiệm rất nhiều chức vụ và vai trò quan trọng trong ngành giáo dục Việt Nam. Vì những cống hiến của thầy, Diễn Đàn Kinh Tế Thế Giới (Davos, Thụy Sĩ) đã vinh danh thầy là Nhà lãnh đạo toàn cầu trong vai trò là một Nhà hoạt động giáo dục. Tuần này, Vietcetera rất vinh dự khi có sự góp mặt của thầy Giản Tư Trung tại EduStation. Tại đây, thầy sẽ bàn luận và chia sẻ góc nhìn, kinh nghiệm của mình về sự thành công và thất bại. Rất nhiều câu hỏi sẽ được thầy giải đáp tại podcast cũng như những lời khuyên của thầy dành cho người trẻ. Thành công và thất bại có ý nghĩa gì? Cách đối mặt với thất bại hay sự trống rỗng sau thành công? Cùng lắng nghe nhé. Đừng quên có thể xem bản video của podcast này tại: YouTube Và đọc những bài viết thú vị tại website: Vietcetera https://vietcetera.com/ --- Yêu thích tập podcast này, bạn có thể donate cho EduStation tại: ● Patreon: https://www.patreon.com/vietcetera ● Buy me a coffee: https://www.buymeacoffee.com/vietcetera Ngoài ra bạn còn có thể gửi email nhận xét, phản hồi và ý tưởng cho Podcast về địa chỉ team@vietcetera.com.
Những năm gần đây, nhiều biến động về xã hội đã phần nào tái định nghĩa cách thị trường lao động vận hành, góp phần thay đổi tư duy của người lao động về công việc. Xu hướng này đặt ra một vấn đề cho lực lượng lao động tương lai, đó là yêu cầu về sự linh hoạt, kỹ năng thích ứng nhanh với thay đổi. Đồng thời cũng đặt ra những thách thức cho ngành Giáo dục Việt Nam, từ việc đào tạo những kiến thức nền tảng sẵn có trong nhiều năm, sang một lộ trình đào tạo linh động, luôn đổi mới sáng tạo để sinh viên ra trường được trang bị vững kỹ năng cốt lõi. Trong tập EduStation đặc biệt lần này, dẫn dắt bởi host Hùng Võ, chúng ta sẽ có dịp lắng nghe những chia sẻ sâu sát và thiết thực từ các diễn giả khách mời: __ __ Kinh tế - xã hội đang chuyển biến thế nào trong thời gian tới? Sinh viên Việt Nam liệu có sẵn sàng và được trang bị những năng lực cốt lõi để gia nhập vào thị trường lao động? Mời bạn cùng lắng nghe nhé. Đừng quên có thể xem bản video của podcast này tại: YouTube https://youtu.be/1pRXEJxkIa4 Và đọc những bài viết thú vị tại website: Vietcetera https://vietcetera.com/ --- Yêu thích tập podcast này, bạn có thể donate cho EduStation tại: ● Patreon: https://www.patreon.com/vietcetera ● Buy me a coffee: https://www.buymeacoffee.com/vietcetera Ngoài ra bạn còn có thể gửi email nhận xét, phản hồi và ý tưởng cho Podcast về địa chỉ team@vietcetera.com. #Hoitrongvang_VanLangchuyenminh #ĐạihọcVănLang_ĐạihọcViệtNamChuẩnquốctế #VLU
“Một cái cây khi có được bộ rễ chắc chắn, nó sẽ vươn cao và xa một cách vững vàng.” Tại tập podcast EduStation tuần này, chúng ta sẽ cùng host Hùng Võ gặp gỡ và trò chuyện với Thạc sĩ Phoenix Ho (Hồ Phụng Hoàng) - Đồng sáng lập và Giám đốc điều hành tại Doanh nghiệp xã hội Hướng nghiệp Sông An. Chị là một chuyên gia trong lĩnh vực tư vấn định hướng nghề nghiệp và đã dành hơn 13 năm cho các hoạt động tham vấn, đưa ra giải pháp tìm nghề cho hàng triệu bạn trẻ Việt. Rất nhiều bạn trẻ tìm đến chị với những vấn đề về định hướng sự nghiệp, họ trăn trở với ngành học của mình, lạc lối trên hành trình đi tìm bản thân và được chị hướng dẫn cũng như tham vấn. Trong tập podcast này, chị Phoenix Ho sẽ cùng host Hùng Võ trò chuyện về chủ đề chọn sai nghề, lưng chừng sự nghiệp ở tuổi 30, làm sao để tìm ra sở thích và biến nó thành kỹ năng… Mời bạn cùng lắng nghe. Đừng quên có thể xem bản video của podcast này tại: YouTube Và đọc những bài viết thú vị tại website: Vietcetera https://vietcetera.com/ Ngoài ra bạn còn có thể gửi email nhận xét, phản hồi và ý tưởng cho Podcast về địa chỉ team@vietcetera.com.
Ai cũng muốn hạnh phúc nhưng dường như chưa ai chắc chắn về hạnh phúc cả. Ai cũng muốn né mất mát, chia ly nhưng đây lại một trong những điều không thể tránh khỏi…Vậy nếu không thể tránh khỏi mất mát chia ly, ta có thể học được gì từ khổ cảnh và chuẩn bị được gì cho những thử thách? Câu hỏi đó cũng là chủ đề chính của tập podcast EduStation với sự góp mặt của nhà báo Thu Uyên - nhà sáng lập chương trình “Như chưa hề có cuộc chia ly”. Đến với EduStation, nhà báo Thu Uyên chia sẻ với host Hùng Võ những câu chuyện và chiêm nghiệm của chị từ góc độ là “người quan sát” sau nhiều năm đồng hành cùng chương trình “Như chưa hề có cuộc chia ly”. Cùng theo dõi tập podcast này để lắng nghe những bài học từ sự mất mát và cách để chúng ta đối diện cũng như chuẩn bị cho những thách thức của cuộc đời. Đừng quên có thể xem bản video của podcast này tại: YouTube https://youtu.be/bGAqdazmhKQ Và đọc những bài viết thú vị tại website: Vietcetera https://vietcetera.com/ Ngoài ra bạn còn có thể gửi email nhận xét, phản hồi và ý tưởng cho Podcast về địa chỉ team@vietcetera.com.
Nhà báo Phan Đăng là một trong những cái tên khá quen thuộc trong lòng các bạn đọc yêu thích thể thao cũng như khán giả truyền hình. Anh từng viết và xuất bản một số cuốn sách như “39 câu hỏi cho người trẻ”, “Ở trong đầu trí thức”, “Những góc nhìn đời: Tôi thấy – nghe – và nghĩ”. Thành công là thế, nhiều thành tựu là thế, nhưng anh cũng như bao người, cũng từng là người trẻ, từng chập chững những bước đi đầu tiên vào đời và cũng có những góc tối của riêng mình. Những lúc như thế, anh đã chọn cách đối thoại với bản thân để giải mã và sửa chữa chính mình. Đến với Edustation tuần này, anh chia sẻ với host Hùng Võ và Vietcetera câu chuyện và những chiêm nghiệm của anh trong suốt chặng đường sự nghiệp cũng như cuộc sống, những góc nhìn vô cùng hay ho về cách đối thoại để chữa lành và hoàn thiện con người bên trong cũng như kết nối với thế giới bên ngoài. Mời bạn cùng lắng nghe nhé. Đừng quên có thể xem bản video của podcast này tại: YouTube https://youtu.be/CUNKNdpQatw Và đọc những bài viết thú vị tại website: Vietcetera https://vietcetera.com/ Ngoài ra bạn còn có thể gửi email nhận xét, phản hồi và ý tưởng cho Podcast về địa chỉ team@vietcetera.com.
Hồi nhỏ bạn đã từng khăng khăng ông già Noel có thật vì được nhận quà mỗi Giáng Sinh? Hay cho rằng người hướng nội thì không có khả năng lãnh đạo so với người hướng ngoại? Đây là những niềm tin được điều phối bởi thiên kiến xác nhận, nó khiến bạn vô thức đi tìm thông tin để chứng minh cho chúng. Các bằng chứng này tuy giúp củng cố lập luận của bạn nhưng lại tạo ra nhiều điểm mù khiến bạn khó nhận ra rằng chúng không hoàn toàn chính xác như bạn nghĩ, và bạn đang thiên vị niềm tin của mình. Thiên kiến xác nhận và tư duy phản biện chính là những chủ đề rất thú vị mà trong tập Edustation tuần này, chúng ta sẽ cùng host Hùng Võ và TS. Vũ Thế Dũng bàn luận và chia sẻ. Vì sao chúng ta cần hoài nghi? Vì sao ta cần “thấy hình” hơn là chỉ “thấy tiếng”? Đâu là điểm mù của logic? Cùng Vietcetera đi tìm câu trả lời qua tập podcast Edustation này nhé! Đừng quên có thể xem bản video của podcast này tại: YouTube https://youtu.be/hqEsw-KpQ4w Và đọc những bài viết thú vị tại website: Vietcetera https://vietcetera.com/ Ngoài ra bạn còn có thể gửi email nhận xét, phản hồi và ý tưởng cho Podcast về địa chỉ team@vietcetera.com.
Cũng giống như cơ thể, chúng ta cũng có một hệ miễn dịch dành cho tinh thần. Những tổn thương tâm lý, theo PGS. TS. Nguyễn Thị Phương Hoa, nếu được nhìn nhận và “đối xử” đúng đắn, đó sẽ là những liều vắc-xin cần thiết trong hành trình lớn lên và trưởng thành của mỗi người. Thậm chí, những tổn thương, những đau đớn còn là một bước đệm giúp chúng ta khai phá bản thân từ đó tìm thấy những tiềm năng mà chúng ta còn giữ trong kho lưu trữ của chính mình. Ở tập đầu tiên của podcast Edustation mùa 2, mời bạn cùng lắng nghe chia sẻ của PGS. TS. Nguyễn Thị Phương Hoa - Viện trưởng Viện Tâm lý học và Truyền thông về chủ đề tổn thương tâm lý, và tiềm lực của sức khoẻ tinh thần trong việc khai mở bản thân. Đừng quên có thể xem bản video của podcast này tại YouTube https://youtu.be/wjRrRYizm9w Và đọc những bài viết thú vị tại website: Vietcetera https://vietcetera.com/ Ngoài ra bạn còn có thể gửi email nhận xét, phản hồi và ý tưởng cho Podcast về địa chỉ team@vietcetera.com.
Tiến sĩ Hà Vĩnh Thọ là Giám đốc chương trình Gross National Happiness của Bhutan và Nguyên Trưởng phòng đào tạo Uỷ ban Chữ thập đỏ quốc tế (ICRC). Thầy được cộng đồng giáo dục quốc tế biết đến với quỹ Eurasia giúp đỡ những người cần hỗ trợ đặc biệt theo mô hình Camphill và dự án “trường học hạnh phúc” tại Việt Nam Chỉ có những giáo viên hạnh phúc mới tạo ra được thế hệ học sinh hạnh phúc. Nhưng đối với những người lớn gánh trên vai trọng trách của bậc cha mẹ, thầy cô thì hạnh phúc vốn dĩ có trừu tượng và xa vời như chúng ta vốn dĩ vẫn nghĩ? Mời các bạn lắng nghe podcast này để tìm hiểu cùng host Hùng Võ nhé. Tập podcast với chủ đề hạnh phúc này cũng sẽ kết lại chặng đầu tiên của trạm giáo dục - Edustation. Các bạn nhớ theo dõi series này để không bỏ lỡ những chặng đường thú vị sắp tới nhé. Đừng quên bạn có thể xem bản video của podcast này trên YouTube: link https://youtu.be/OTGzGxzBlYk Và đọc những bài viết thú vị của Vietcetera tại: link https://vietcetera.com/
Cô Veronica Boix-Mansilla là người đại diện và thẩm định giáo dục tại đại học Harvard danh tiếng và hiện đang là Tiến sĩ, Viện Trưởng Dự án Project Zero. Đây là Dự án nghiên cứu 10 năm “năng lực toàn cầu” được thành lập bởi Triết gia Nelson Goodman và Chuyên gia tâm lý học Howard Gardner, cha đẻ của học thuyết đa trí thông minh nổi tiếng. Cùng tham gia vào Dự án Harvard Project Zero và cũng là khách mời thứ 2 trong tập podcast này chính là anh Thanh Bùi, Chủ tịch, Nhà sáng lập tổ chức Embassy Education. Harvard Project Zero được thành lập nhằm tìm ra cách thức phát triển tư duy của thế hệ trẻ, vừa giúp các em gìn giữ bản sắc dân tộc vừa tạo động lực hỗ trợ cho quá trình vươn ra thế giới. Dự án này hướng đến xây dựng một nền giáo dục kích thích sự sáng tạo đa chiều và khơi gợi tư duy của đứa trẻ về nhận thức, xã hội và sự thấu cảm. Môi trường như thế nào sẽ góp phần phát triển tiềm năng ẩn giấu sau mỗi đứa trẻ? Cha mẹ có vai trò quan trọng như thế nào trong việc định hướng tài năng và sự phát triển của các con? Hãy theo dõi tập podcast Edustation này cùng với host Hùng Võ nhé.
Reggio Emilia là một hướng tiếp cận giáo dục trẻ em nổi tiếng bắt nguồn từ Ý nhưng chỉ mới đến với Việt Nam những năm gần đây. Hướng tiếp cận giáo dục này lấy sáng tạo làm trọng tâm để thúc đẩy các em khám phá thế giới, tự do đặt câu hỏi, giải quyết vấn đề theo cách mình muốn. Người tiên phong mang Reggio Emilia chính thống về Việt Nam đó chính là Nhà giáo dục, Nghệ sĩ Thanh Bùi. Anh Thanh Bùi, chúng ta vẫn quen thuộc với hình ảnh người nhạc sĩ, ca sĩ, nghệ sĩ quốc tế đứng trên sân khấu, nhưng bên cạnh đó, anh còn là Nhà sáng lập, Chủ tịch của tổ chức giáo dục Embassy Education. Embassy Education đã có hơn 17 đơn vị thành viên bao gồm các tổ chức giáo dục sáng tạo và trường học dành cho trẻ em mẫu giáo, tiểu học, trung học và tương lai là các cấp cao hơn. EduStation tuần này rất đặc biệt khi ngoài anh Thanh Bùi, còn có sự xuất hiện của Tiến sĩ Claudia Giudici. Cô Claudia Giudici hiện đang nắm vai trò là Chủ tịch tổ chức Reggio Children - Trung tâm quốc tế về bảo vệ, phát huy quyền và tiềm năng của trẻ em tại Ý. Cùng lắng nghe podcast EduSation tập này để tìm hiểu về Reggio Emilia. Và làm thế nào để áp dụng phương pháp giáo dục tiến bộ này đối với hệ thống giáo dục Việt Nam? Đừng quên bạn có thể xem bản video của podcast này trên YouTube: link https://youtu.be/0cubl3bXTl0 Và đọc những bài viết thú vị của Vietcetera tại: link https://vietcetera.com/
Mọi người hầu hết đều biết cô Bạch Tuyết với danh hiệu “cải lương chi bảo” nhưng - có thể bạn chưa biết - cô chính là nghệ sĩ cải lương đầu tiên của Việt Nam đạt học vị tiến sĩ. Năm 40 tuổi, cô Bạch Tuyết bước vào giảng đường đại học và có được bằng Cử nhân Ngữ Văn. Những năm sau đó, cô lần lượt tốt nghiệp Khoa đạo diễn ở Viện Hàn lâm Sân khấu - Điện ảnh Sofia (Bulgaria) và bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ tại Viện Hàn lâm Hoàng gia Kịch nghệ Anh Quốc. Cô là người ham học hỏi và xem sự học là việc cả đời. Là một người làm và giữ gìn nghệ thuật dân tộc, được đi và gặp gỡ nhiều, góc nhìn của cô về bản sắc dân tộc là như thế nào? Cô nghĩ sao về thế hệ trẻ? Và đối với cô giáo dục là gì? Cùng tìm câu trả lời trong tập EduSation này nhé. Đừng quên bạn có thể xem bản video của podcast này trên YouTube: link https://youtu.be/m5dGOOnJYJ0 Và đọc những bài viết thú vị của Vietcetera tại: link https://vietcetera.com/
Tiến sĩ - Bác sĩ Vũ Phi Yên là một chuyên gia Tâm lý học lâm sàng và Huấn luyện viên tâm lý tại trung tâm Better Living. Cô được xem là minh chứng sống về trải nghiệm và giáo dục khai phóng. Với hơn 14 năm trong lĩnh vực Y khoa chuyên ngành Di truyền học ở Pháp cũng như Trường Y khoa Phạm Ngọc Thạch nhưng không thỏa mãn với cách tiếp cận con người thiên về thể chất, cô Vũ Phi Yên đã bổ sung cho mình hướng tiếp cận mới về tinh thần bằng các nghiên cứu tâm lý học. Cùng lắng nghe cuộc trò chuyện của cô và host Hùng Võ để “mổ xẻ” những vấn đề xoay quanh sức khỏe tinh thần trong tập podcast này nhé. Bạn có thể xem phiên bản video của cuộc trò chuyện này trên YouTube của Vietcetera tại đây https://youtu.be/H5I1MWip_Fc. Và đừng quên đọc những bài viết thú vị trên website của Vietcetera tại đây https://vietcetera.com/ nữa nhé.
TS. Nguyễn Chí Hiếu hiện là CEO của Tổ chức Giáo dục IEG Global. Anh được các bạn trẻ Việt Nam biết tới như một trong những du học sinh xuất sắc với nhiều thành tích và giải thưởng danh giá như top 100 sinh viên xuất sắc nhất thế giới (2006), tốt nghiệp thủ khoa LSE, thủ khoa MBA Đại học Oxford, lấy bằng Tiến sĩ Kinh tế học và 5 lần đạt giải thưởng dành cho giảng viên và trợ giảng xuất sắc của Đại học Stanford… Sở hữu nhiều thành tích nổi bật, nhưng anh Hiếu không bao giờ cổ vũ cho việc lấy bằng cấp, giấy chứng nhận hay điểm số làm mục tiêu cuối cùng của việc học. Trong tập podcast này, hãy cùng host Hùng Võ tìm hiểu xem chúng ta cần đặt mục tiêu gì, tạo môi trường học tập thế nào để trẻ không bị hạn chế tiềm năng của bản thân nhé.