TU THÂN - NỖ LỰC ĐỂ BẢN THÂN TỐT HƠN MỖI NGÀY!

Tu Thân
Subscribe

About

Kênh chia sẻ những câu chuyện ý nghĩa, những bài học quý báu giúp các bạn có những giây phút thư giãn, thoải mái và cùng suy ngẫm, chiêm nghiệm cuộc sống để học tập, rèn luyện giúp bản thân tốt hơn mỗi ngày!

Kênh podcast được cung cấp bởi kênh YouTube Tu Thân.

Available on

Community

302 episodes

Chuyện Mẹ Kế Con Chồng - Những Người Mẹ Kế Đức Độ: Cứu Con Chồng, Đổi Mệnh Gia Đình

Mối quan hệ giữa mẹ kế và con chồng xưa nay vẫn là mối quan hệ ẩn chứa mâu thuẫn. Trong xã hội cổ đại, mối quan hệ này tồn tại tương đối phổ biến hơn, và do đó người mẹ thời xưa đối xử với các con, bất kể là con đẻ hay con chồng, cũng có tiêu chuẩn riêng để được xem là hiền từ đức hạnh. Sách “Liệt nữ truyện” thời Tây Hán có lưu lại hai câu chuyện về sự bao dung đức hạnh của những người mẹ kế, lấy làm thước đo cho người đời sau.

4m
Mar 29
Khổng Tử Giảng: Biết Xấu Hổ Cũng Là Dũng Cảm | Sỉ - Bí Mật Đức Hạnh Cao Quý Của Người Xưa

Người xưa chia đức thành tám loại là hiếu, đễ, trung, tín, lễ, nghĩa, liêm, sỉ, gọi chung là “Bát đức”. “Bát đức” này là tiêu chuẩn để đánh giá con người, hay nói cách khác, người mà không có bất cứ đức nào trong đó thì kỳ thực không thể được tính là người nữa. “Sỉ” là một trong tám đức hạnh cao thượng của con người, bởi vì người mà không có sỉ thì việc gì cũng dám làm.

4m
Mar 29
TRÍ TUỆ CỔ NHÂN: Đạo Tu Dưỡng Bắt Đầu Từ Việc XEM NHẸ NỮ SẮC | TU THÂN

Trong “Lễ Ký. Lễ Vận” viết: “Ẩm thực nam nữ, nhân chi đại dục tồn yên” , nghĩa là việc ăn uống, việc nam nữ là ham muốn dục vọng lớn trong quá trình sinh tồn của loài người. Do vậy, tiết chế dục vọng ăn uống và ức chế ham muốn sắc dục là điều được cổ nhân coi trọng. Người xưa coi việc xem nhẹ nữ sắc là điều cần thiết để bắt đầu việc tu dưỡng, và cũng là điều cần coi trọng trong suốt quá trình hoàn thiện bản thân.

4m
Mar 29
Sống Một Đời Không Hối Tiếc? Người Xưa Dạy 4 Điều Quan Trọng Nhất | TU THÂN

Trong kiếp nhân sinh, một người hiểu thận trọng không nhất định có thể trở thành người hoàn mỹ, nhưng một người không hiểu thận trọng thì nhất định sẽ trở thành người có nhiều thiếu sót. Vì vậy, học tập cổ nhân thận trọng trong việc tu tâm dưỡng đức là điều nên làm đối với bất kỳ ai.

6m
Mar 26
Vì Sao Người Thông Minh Thực Sự Ít Khi Tranh Luận? | Xem Xong Clip Này Bạn Sẽ Ngộ Ra!

Cổ ngữ nói: “Hiền nhân tranh tội, ngu nhân tranh lý”. Vì sao người hiền tài lại muốn nhận phần thiệt về mình? Trong cuộc sống, chúng ta thường cho rằng bất kể gặp chuyện gì thì đều phải cố gắng nói cho rõ ràng minh bạch, nhưng kỳ thực cuộc đời này có những việc không thể phân rõ tuyệt đối đúng và sai. Gặp chuyện mà không tranh hơn thua rất nhiều khi là một loại cảnh giới cao thượng.

5m
Mar 20
Bạn Sẽ Trở Thành Ai Trong Tương Lai? Trí Tuệ Cổ Nhân: Người Thành Công Luôn Có Chí Hướng Rõ Ràng

Con người ai cũng có ý chí riêng, qua việc ngôn chí, minh chí và lập chí có thể rõ được chân tâm, nhìn rõ được bản tính, càng có thể kiên định vào con đường phản bổn quy chân của chính mình. Hơn nữa một người cũng có thể nhìn vào ý chí của người khác và của mình để tìm ra khoảng cách giữa mình với người khác, để có thể tiến bộ hơn.

6m
Mar 12
Luận Ngữ: 6 Sự Tình Có Thể Làm Cho Tâm Tình Con Người Trở Nên Vui Sướng, Khoái Hoạt Như Khổng Tử

Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta tùy thời có thể gặp những sự tình không hay khiến tâm tình trở nên buồn khổ bi ai. Nếu lúc ấy chúng ta có thể nhớ đến những sự tình mà chúng ta yêu thích thì sẽ có thể cải biến được tâm trạng của mình. Xuyên suốt cuốn sách Luận Ngữ của Nho gia, có 6 sự tình có thể làm cho tâm tình con người trở nên vui sướng, khoái hoạt.

6m
Mar 08
Thần, Phật, Chúa Vì Sao Không Giúp Để Con Người Hết Khổ? | TU THÂN

Trong các tín ngưỡng cổ xưa đều mô tả hình tượng Thần, Phật, Chúa với quyền năng lớn lao, có thể thực hiện rất nhiều phép lạ. Bởi vậy các tín đồ ngày nay thường đến nơi chùa chiền, thánh điện để cúng bái, cầu xin. Nhưng vì sao có rất nhiều người cầu mà không được? Thậm chí trong đại nạn hay dịch bệnh, cả những người xin được ban ơn, xin không mắc phải bệnh tật, cũng không toại nguyện, như ý? Có người còn sinh tâm oán trách các bậc giác giả. Vì sao lại như vậy?

6m
Mar 04
Nguồn Gốc Và Ý Nghĩa Sâu Xa Của Câu “ĐÀN GẢY TAI TRÂU” (Đối Ngưu Đàn Cầm) TU THÂN 4,89 N người đăng ký Đã đăng ký Remix

Trong cuộc sống hàng ngày, khi nói một vấn đề nào đó cho người khác nhiều lần mà họ không thể tiếp thu thì người ta thường hay than rằng: “Đúng là đàn gảy tai trâu!” Chúng ta thường cho rằng câu thành ngữ chỉ nhắm đến khả năng tiếp thu của người nghe, nhưng kỳ thực nó cũng nhắm đến trí tuệ của người nói.

5m
Feb 26
Vì Sao Số Phận Lại Hẩm Hiu? - Vì Sao Người Có Vận Khí Tốt, Người Có Vận Khí Xấu? | TU THÂN

Trong cuộc sống, khi gặp lúc thất bại, thoái chí nản lòng, người ta thường than thân trách phận rằng: Vì sao số phận của mình lại hẩm hiu như vậy? Tại sao mình lại không được may mắn bằng người khác? Nhưng trong đại đa số trường hợp, vận khí tốt xấu không phải chỉ là do số phận mà còn là do tự bản thân mình.

5m
Feb 20
Chuyện Xưa: Tửu, Vị, Sắc, Đài Là Gì? - Chỉ Phạm Một Thứ Cũng Đủ Khiến Quốc Gia Diệt Vong | TU THÂN

Tửu, Vị, Sắc, Đài – Trong bốn thứ này chỉ mắc phải một thứ cũng đủ khiến quốc gia diệt vong. Lời cảnh tỉnh đó của cổ nhân vẫn còn nguyên giá trị.

4m
Feb 13
Tích Truyện "Vẽ Rắn Thêm Chân" - Đạo Lý Trung Dung Đã Cứu Vãn Nước Tề Như Thế Nào? | TU THÂN

Trong “Chiến Quốc Sách” có ghi lại việc Trần Chẩn dùng câu chuyện “Vẽ rắn thêm chân” để khuyên Chiêu Dương đạo lý trung dung, thừa thiếu đều không tốt, từ đó mà cứu nguy cho nước Tề.

5m
Feb 07
"Thiên Luân Chi Lạc" - Hạnh Phúc Trong Gia Đình Phương Đông | TU THÂN

Thành ngữ phương Đông cổ xưa có câu: “Thiên luân chi lạc”, tức là niềm vui “Thiên luân”. “Thiên luân” có hai nghĩa, một là để chỉ đạo lý tự nhiên, hai là để chỉ mối quan hệ thân thiết trong gia đình, nhất là khi đoàn tụ. Nói cách khác mối quan hệ gia đình cũng là một phần của Thiên lý vậy. Người phương Đông coi gia đình đoàn tụ là hạnh phúc lớn. Hơn nữa, người phương Đông cũng có truyền thống sinh sống theo gia đình lớn, sinh sống gần nhau trong gia tộc lớn.

5m
Feb 04
Chuyện Xưa: Sinh Bệnh Là Thiên Ý, Khỏi Bệnh Cũng Là Thiên Ý | TU THÂN

Thái Bình Quảng Ký là một tuyển tập các câu chuyện do vị Hoàng đế thứ hai của nhà Tống là Tống Thái Tông ra lệnh cho Lý Phương cùng 11 vị quan khác biên soạn. Bộ sách này gồm 500 quyển, ghi lại trên 6.000 truyện trải từ đời Lưỡng Hán, tới đời Ngũ Đại, Tống sơ. Trong bộ sách này ghi lại khá nhiều chuyện khó tin, dưới đây là một chuyện chữa bệnh kỳ lạ như vậy.

5m
Jan 23
9 Chữ Của Bậc Thầy Mưu Trí Trang Tử, Hiểu Thấu Trước 35 Tuổi Để Làm Nên Nghiệp Lớn | TU THÂN

Bậc thầy mưu trí Trang Tử chỉ dạy 9 chữ "Mắt không nhìn - Tai không nghe - Tâm không nghĩ": Hiểu thấu trước năm 35 tuổi, ai ai cũng làm nên nghiệp lớn.

5m
Jan 16
Mắt Chớ Nhìn Ác Sắc, Tai Chớ Nghe Ác Thanh - Giữ Thân Như Giữ Ngọc, Rời Xa Điều Ác Là Đạo Thánh Hiền

Sách “Đạo Đức Kinh” viết: “Ngũ sắc lệnh nhân mục manh, ngũ âm lệnh nhân nhĩ lung, ngũ vị lệnh nhân khẩu sảng”, ngũ sắc làm người ta mờ mắt, ngũ âm làm người ta điếc tai, ngũ vị làm người ta tê miệng lưỡi. Nói cách khác, quá độ say mê một điều gì đó không chỉ riêng âm nhạc, thanh sắc hay ẩm thực đều sẽ khiến người ta mất đi hòa khí, thanh tỉnh và không thể cảm nhận được vị chân thực trong đó nữa.

5m
Jan 11
7 Điều Bất Kỳ Ai Cũng Mất Cả Đời Để Học - HỌC LÀM NGƯỜI | TU THÂN

Người ta nói rằng học làm người là việc của cả đời, không có cách nào tốt nghiệp được. Câu nói này quả thực rất có đạo lý. Đời người, bất kể là ai đều cần phải học tập, chỉ cần có học tập thì nhất định sẽ có tiến bộ. Học làm người là một môn học vô cùng quan trọng và thâm sâu. Vậy, một người cần học những gì?

6m
Jan 07
Người Xưa Dạy Con Cháu: Muốn Thành Công Cần Có Đức Hạnh - Ngô Nột Truyện Thời Minh | TU THÂN

Xưa nay khi nhắc đến một người có tài có đức, người ta không thể quên đằng sau chính là công lao dạy dỗ của thầy cô, cha mẹ. Nhưng trong lịch sử cũng có không ít người mà đằng sau tài năng và đức hạnh của họ chính là công lao dạy dỗ của ông bà. Dưới đây là cách dạy dỗ cháu thành người tài đức của một vị quan thời nhà Minh. 

4m
Dec 31, 2024
Chúng Ta Đang Phát Triển Hay Tụt Hậu? Truyền Thống Và Hiện Đại, Sự Đối Nghịch Từ Văn Hoá Đến Ý Thức

Con người sinh sống ở hoàn cảnh nào thì trong tư tưởng sẽ hình thành nên những tiêu chuẩn đo lường sự việc và phương thức ứng biến với cuộc sống như thế ấy. Nhìn lại sự đứt gãy về văn hóa xảy ra trong vài thế kỷ ngắn ngủi này, nguyên nhân chủ yếu đến từ sự đối nghịch vô cùng lớn giữa văn hóa truyền thống và ý thức hiện đại.

7m
Dec 27, 2024
Việc Nhỏ Không Làm, Sao Có Thể Làm Thành Việc Lớn?, Một Nhà Không Quét Sao Có Thể Quét Thiên Hạ

Con người hiện đại thường nóng vội, tham cái lợi trước mắt, khi gây dựng đại nghiệp, họ chỉ muốn một bước là thành tựu, một đêm là thành danh, một ngày là thành tài. Họ luôn xem “việc nhỏ” là tầm thường, nhưng lại quên mất rằng việc lớn là từ việc nhỏ tích lũy mà thành. Văn hóa truyền thống đã để lại rất nhiều câu chuyện lịch sử minh chứng cho đạo lý “nước chảy đá mòn”.

5m
Dec 24, 2024
Trí Tuệ Cổ Nhân: Được Mất Tùy Duyên Là Trí Tuệ | Chuyện Tôn Thúc Ngao Dửng Dưng Với Đời

Trong cuộc sống, có một số sự việc chúng ta cố gắng và đạt được kết quả tốt, nhưng cũng có những sự việc cho dù có cố gắng đến đâu đi nữa cũng không thể đạt được kết quả mong đợi. Ngay cả Gia Cát Lượng, người nổi tiếng về tài trí mưu lược cũng nói: “Vô lực hồi thiên, cúc cung tận tụy”, không sức xoay chuyển trời, còng mình gắng sức. Có thể thấy, có một số sự tình, thực sự sức người không làm được. Nếu như sức người đã không thể xoay chuyển được, không thể vãn hồi được thì nên thản nhiên đối mặt, cũng chính là “tùy duyên”.

4m
Dec 21, 2024
Triết Lý Nhân Sinh Của Cổ Nhân: Sau Cơn Mưa Trời Lại Sáng - Đáng Để Hậu Thế Học Hỏi, Noi Theo

Giữa nghịch cảnh của cuộc đời, chìa khóa để một người thoát khỏi bóng tối chính là thái độ sống và niềm tin của người ấy. Rất nhiều thi nhân xưa đều đúc kết lại một kinh nghiệm như vậy sau khi đã trải qua những khúc chiết trên đường đời như Lục Du thời Nam Tống, Tô Đông Pha thời Bắc Tống… và cả thi nhân Phương Nhạc thời Nam Tống. 

5m
Dec 19, 2024
Chuyện Hoàng Đế Nhà Tống Tiết Kiệm Và Dạy Con Tiết Kiệm Đáng Suy Ngẫm Và Học Tập | TU THÂN

Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dận là Hoàng đế khai quốc của triều Tống nên ông hiểu được rất rõ rằng nắm giữ giang sơn là việc không hề dễ dàng, lại càng thấm thía những gian khổ của việc gây dựng sự nghiệp. Vì vậy, thân là Hoàng đế có thể hưởng thụ cuộc sống giàu sang nhưng Tống Thái Tổ lại vô cùng tiết kiệm, đồng thời cũng luôn chú ý đến cách lập thân xử thế của mình. Không chỉ vậy, ông còn rất nghiêm khắc giáo dục con cái trong việc tiết kiệm, tránh xa hoa.

5m
Dec 17, 2024
"Thuỷ Đáo Cử Thành" - Đạo Trị Quốc Của Người Xưa Mà Người Lãnh Đạo Ngày Nay Cần Học Hỏi | TU THÂN

Cổ ngữ giảng: “Thủy đáo cử thành”, nước chảy đến đủ thì tự nhiên sẽ tạo thành sông. Đối với bất kỳ ai cũng vậy, thành công sẽ tự nhiên đến khi đã có đầy đủ các điều kiện cần thiết mà không cần phải nhất mực truy cầu, hao tâm tổn sức theo đuổi.

5m
Dec 12, 2024
Đọc Sách Có... Giàu Không? - Lời Bạt Cho Cuốn “Làm Gì Khi Ta Sinh Ra Và Lớn Lên Trong Nghèo Khó”

Đây không phải là một cuốn sách dạy làm giàu dù tiêu đề của cuốn sách có thể làm cho bạn đọc ít nhiều liên tưởng tới điều đó. Tôi không đủ tư cách để viết về chuyện “làm giàu như thế nào”, việc ấy xin để các tỉ phú, các doanh nhân đã khởi nghiệp thành công, các nhà đầu tư có tài sản lớn lo.

6m
Dec 01, 2024
Lòng Tham Làm Mất Đi Phúc Đức Của Một Người - Trừ Bỏ Tâm Tham, Khắc Chế Dục Vọng | TU THÂN

Con người sống nơi thế gian, hầu như ai ai cũng có tâm tham, muốn được cho nhiều hơn là xả bỏ. Nhưng nếu một người không biết khắc chế lòng tham của mình mà lại còn phóng đại nó lên thì chính lòng tham sẽ khiến cho người ấy rơi vào vũng bùn mà không có cách nào thoát ra được. Phúc đức của người ấy cũng liền mất và tai họa cũng liền giáng xuống.

4m
Nov 27, 2024
9 Bài Học Kinh Điển Của Cổ Nhân, 1 Lần Đọc, Cả Đời Lợi: Phụ Thuộc Vào Việc Bạn Hiểu Thấu Bao Nhiêu

Từ thuở xa xưa, những nhà hiền triết nổi tiếng của phương Đông đã để lại cho chúng ta rất nhiều câu nói tưởng chừng giản đơn, nhưng trải qua nghìn năm, giá trị bài học quý giá trong đó vẫn còn nguyên vẹn.

6m
Nov 23, 2024
Tại Sao Con Người Sinh Ra Đã Có Người Giàu Sang Phú Quý, Người Nghèo Khổ Không Đủ Ăn Đủ Mặc?

Có lẽ không ít người thắc mắc rằng cớ sao con người ta sinh ra đã có người giàu sang phú quý, có người nghèo khổ đến mức không đủ ăn, đủ mặc. Cũng có người lúc trẻ giàu sang, sung túc nhưng khi về già lại khốn khó, cùng cực và ngược lại. Vậy sự khác biệt ấy là có nguyên nhân do đâu? Rất nhiều câu chuyện xưa được ghi chép lại có thể trả lời cho câu hỏi ấy.

5m
Nov 16, 2024
Lời Cổ Nhân: Im Lặng Là Tu Dưỡng, Nhẫn Là Tu Tâm, Bao Dung Là Trí Tuệ, Buông Bỏ Là Có Được!

Tục ngữ nói rất đúng, "người đi lưu danh, nhạn bay để lại tiếng". Là con người, chúng ta đến với thế gian này tung hoành một chuyến, ít nhất cũng phải để lại cho đời những lời hay ý đẹp, chứ đừng bao giờ để cho nó trở thành một phần ký ức đau thương.

5m
Nov 12, 2024
Hóa Giải Mọi Khó Khăn, Thay Đổi Mọi Nghịch Cảnh Chỉ Bằng 3 Chữ Của Bậc Thầy Quỷ Cốc Tử | TU THÂN

Được mệnh danh là nhân tài kiệt xuất đệ nhất Trung Hoa, Quỷ Cốc Tử luôn truyền dạy rất nhiều bài học quý giá để tạo dựng bản lĩnh thành công cho rất nhiều đồ đệ của mình.

5m
Nov 08, 2024