TU THÂN - NỖ LỰC ĐỂ BẢN THÂN TỐT HƠN MỖI NGÀY!

Tu Thân

About

Kênh chia sẻ những câu chuyện ý nghĩa, những bài học quý báu giúp các bạn có những giây phút thư giãn, thoải mái và cùng suy ngẫm, chiêm nghiệm cuộc sống để học tập, rèn luyện giúp bản thân tốt hơn mỗi ngày!

Kênh podcast được cung cấp bởi kênh YouTube Tu Thân.

Available on

Community

220 episodes

10 NGƯỜI THẦY VĨ ĐẠI NHẤT TRONG LỊCH SỬ NHÂN LOẠI | TU THÂN

Dưới đây là những người thầy vĩ đại nhất trong lịch sử, những người đã góp phần thay đổi cả thế giới nhờ những bài học và phát minh của họ.

5m
Apr 16
TÂM ĐẠI NHẪN Là Gì? - "Việc Nhỏ Không Nhẫn, Tất Loạn Việc Lớn" - Chuyện Kể Người Xưa | TU THÂN

Nho gia giảng: “Việc nhỏ không nhẫn, tất loạn việc lớn”, cũng nói: “Bậc quân tử không tranh giành”. Đạo gia giảng: “Thiên Đạo không tranh mà Thiện thắng, không nói mà Thiện ứng”. Đây đều là giảng về Đạo “Nhẫn”. Người nhẫn nhịn thường kín đáo, trí tuệ rộng lớn, biết nhìn xa trông rộng. Từ xưa đến nay, phàm là người làm được việc lớn thì đều có khả năng nhẫn nại, khả năng nhẫn nại lớn đến đâu thì làm được việc lớn đến đó. Trong lịch sử còn lưu lại nhiều câu chuyện nhờ có Nhẫn mà làm nên đại sự.

7m
Apr 13
Phong Thái Và Đức Hạnh Của Người Trí Thức Xưa | Chuyện Khổng Tử Giảng Giải Cho Lỗ Ai Công | TU THÂN

Trí thức thời cổ đại được xếp là người đứng đầu trong bốn kiểu người dân “sĩ, nông, công, thương”, vì họ không chỉ có học vấn uyên bác mà còn có phẩm chất đạo đức rất cao, là tấm gương trong xã hội. Vậy, đức hạnh và phong thái của người trí thức thời xưa như thế nào? Trong “Lễ ký. Nho hạnh” có ghi chép lại việc Khổng Tử giảng giải cho Lỗ Ai Công nghe về đức hạnh và phong thái của người trí thức.

8m
Apr 09
Chuyện Cổ Phật Gia: Ngạo Mạn Là Nguồn Gốc Của Ngu Muội Và Tội Lỗi - Chuyện Đề Bà Đạt Đa | TU THÂN

Tự tin là rất cần thiết, tuy nhiên, khi một người tự tin thái quá và nghĩ rằng mình là người quan trọng hay xuất sắc hơn so với khả năng thực có, thì thông thường loại tâm thái ngạo mạn này lại rất xấu, thậm chí là căn nguyên của tội ác. Bởi vậy mà các tín ngưỡng tôn giáo của cả phương Đông lẫn phương Tây đều răn dạy con người cần phải bỏ đi loại tâm này. Có một chuyện cổ Phật gia về Đề Bà Đạt Đa như vậy.

4m
Apr 06
Hậu Quả Của Chìm Trong Dục Vọng - Chiết, Tước, Tổn, Trảm Và Chuyện Thi Nhân Hoàng Đình Kiên Sám Hối

Xã hội hiện đại khắp nơi \đầy cám dỗ, trên phim ảnh hay các phương tiện truyền thông đều tràn ngập hình ảnh khêu gợi, kích thích dục vọng. Cổ ngữ nói: “Vạn ác dâm vi thủ”, dục vọng quá nhiều thì dễ dàng tạo thành đại tội. Các tác gia, nhà văn nhà thơ… là những người sáng tác ra tác phẩm, tâm cảnh của họ sẽ ảnh hưởng đến tâm cảnh của ngàn vạn người. Do đó thời xưa, những tác gia ngoài văn hay ý tốt, còn cần phải đặc biệt chú ý tu thân. Dưới đây là câu chuyện thi nhân Hoàng Đình Kiên sám hối tu Phật.

5m
Apr 03
Chuyện Người Xưa: Quạt Mộ Cho Chồng - Trang Tử Thử Vợ | TU THÂN

Một buổi trưa hè,trời rất là nắng nóng.Trang Tử đi giảng đạo về đi qua một nghĩa đĩa.Trời thì vẫn rất nắng mà không có một bóng dâm nào cả, chợt Tang Tử nhìn thấy có một bà trung niên đang quỳ bên một ngôi mộ mới đắp người thì dính đày sìn đất không nón muc đang cầm một cây quạt lớn quạt liên tục vào ngôi mộ mới đắp còn ướt đó.

5m
Mar 30
Giai Thoại Về Lão Tử... "Nhìn Vào Cái Thực" | TU THÂN

Có một câu chuyện nhỏ về Lão Tử. Ông ấy thường hay đi dạo buổi sáng. Một người hàng xóm hay đi theo ông ấy, biết rõ rằng Lão Tử không muốn nói nhiều, ông ấy bao giờ cũng giữ bản thân mình im lặng. Nhưng có lần một người bạn tới ở cùng người hàng xóm này và anh ta cũng muốn đi, và anh ta đi cùng. Lão Tử và người hàng xóm của Lão Tử vẫn còn hoàn toàn im lặng.

4m
Mar 27
Chuyện Vua Nghiêu - Thuấn - Vũ Của Trung Hoa Và Việc Chọn Người Truyền Ngôi Không Trong Dòng Tộc

Trong những chương đầu lịch sử Trung Hoa, thời vua Nghiêu trị vì, khoảng 2300 năm trước Công Nguyên, hàng năm đều có lũ cực kỳ hung dữ. Tương truyền nước lũ khiến mực nước sông ở Bắc bán cầu dâng cao 2000 mét so với mực nước biển. Người chết vì lũ nhiều không kể xiết, người còn sống thì cũng lâm cảnh màn trời chiếu đất.

4m
Mar 23
Chuyện 3 Cái Cây Của Trang Tử - Khi Cảm Thấy Cô Độc Hãy Nhớ 3 Bài Học Này! | TU THÂN

Cô độc là trạng thái thường xuất hiện trong thế giới của người trưởng thành. Thế nhưng, cách mà một người phản ứng với nó sẽ quyết định cuộc đời của họ ra sao. Thế giới của người trưởng thành thật chẳng dễ dàng, một số người sau khi trải qua nhiều chuyện dần hình thành thói quen ở một mình. Dẫu vậy, họ vẫn không hoàn toàn tách khỏi xã hội và càng sợ khi bị người khác cô lập.

6m
Mar 20
ĐỜI NGƯỜI TỐT ĐẸP LÀ THẾ NÀO?

Đời người là chuỗi vận doanh của sản xuất và tiêu thụ. Hàng ngày để ý quan tâm sao cho có sản xuất và tiêu thụ tốt đẹp cả hai mặt tinh thần và vật chất sẽ kết nối bạn với đời người phong phú và mãn nguyện.

5m
Mar 16
Những Điều Lạ Trong Việc Giáo Dục Và Đánh Giá Học Sinh Ở Nhật Bản So Với Việt Nam

Kết thúc năm học đầu tiên áp dụng thông tư quy định đánh giá học sinh tiểu học (số 30/2014/TT-BGDĐT), chuyện khen thưởng học sinh trở thành một cuộc tranh cãi về sự công bằng và nỗi buồn về thế bế tắc của chuyện đánh giá học sinh. Nếu theo dõi tình hình giáo dục Việt Nam đủ lâu, ta sẽ nhận thấy một đặc điểm đáng chú ý: khi bàn về cải cách giáo dục, người Việt thường chú trọng đến chuyện sửa đổi chương trình – sách giáo khoa, còn khi bàn về chuyện học hành của con, người Việt hướng mối quan tâm tới thi cử, điểm số và khen thưởng.

5m
Mar 12
Lời Dạy Người Xưa: Nóng Vội, Nóng Nảy, Nôn Nóng Không Làm Được Việc Lớn | TU THÂN

Người mà tâm có thể trầm tĩnh thì mới nhìn được rõ vấn đề. Một khi thấu tỏ được vấn đề, họ sẽ từ trong rối ren mà gỡ được ra và khi ấy, sự tình phức tạp liền biến thành đơn giản. Còn người mà nóng vội, làm gì cũng chỉ mong muốn mau chóng thì phần lớn sẽ không thể thành công, đúng như cổ nhân giảng: “Dục tốc bất đạt”.

5m
Mar 09
Tiền Là Gì? - Quan Niệm Của Cổ Nhân Về Tiền, Cách Dùng Tiền | TU THÂN

“Tiền, có vị ngọt, nóng hổi, có độc. Vừa có thể giữ gìn nhan sắc, tươi tốt màu mỡ, giỏi trị đói, giải trừ tật ách, khốn khó vô cùng linh nghiệm. Có thể làm lợi cho quốc bang, gây tổn hại cho hiền tài, sợ hãi người thanh liêm…”

6m
Mar 05
Người Đời Sau Đã Gán Ghép "Trọng Nam Khinh Nữ" Là Tư Tưởng Nho Gia Như Thế Nào? | TU THÂN

Văn hóa truyền thống đề cao đức hạnh của người phụ nữ. Những điều như giúp chồng dạy con, khiêm cung nhường nhịn, dịu dàng như nước, lấy nhu thắng cương, bao dung đức hạnh của người phụ nữ luôn được đề cao trong mọi lĩnh vực của cổ nhân như đời sống, văn học nghệ thuật, thơ họa… Các phẩm đức này của người phụ nữ không phải một sự áp đặt, mà chính là sự an bài của Thiên đạo, là thuận theo đặc tính nguyên sơ của người phụ nữ.

7m
Mar 02
6 Câu Triết Lý Trong ĐẠO ĐỨC KINH Ẩn Chứa Trí Tuệ Của Lão Tử | TU THÂN

Tương truyền rằng khi Lão Tử cưỡi trâu xanh ra cửa Hàm Cốc chuẩn bị xuất thế thì quan lệnh Doãn Hỷ đã khẩn cầu Lão Tử truyền thụ Đạo. Vì lời thỉnh cầu này mà Lão Tử đã viết ra Đạo Đức Kinh, một cuốn Thiên thư gồm 5000 chữ lưu truyền lại cho hậu thế. Đạo Đức Kinh chứa đựng trí tuệ thâm sâu của Lão Tử, được đánh giá là một trong những cuốn sách được tìm đọc nhiều nhất ở cả phương Đông và phương Tây. Thông qua Đạo Đức Kinh, người đời sau có thể lĩnh ngộ được rất nhiều trí tuệ thâm sâu mà Lão Tử để lại. Dưới đây chỉ là một vài ví dụ.

6m
Feb 27
Vì Sao Vua Thuấn Hiểu Thảo Luôn Tự Thấy Mình Bất Hiếu? | TU THÂN

Vương Dương Minh là một nhà giáo dục của triều Minh, một nhà Nho văn võ song toàn, tên tuổi sánh cùng Mạnh Tử, Chu Hy. Chuyện kể rằng từng có hai cha con nảy sinh kiện tụng, tìm tới ông để phân định đúng sai. Vương Dương Minh chỉ nói vài lời mà họ đã xấu hổ ra về. Có người hỏi, Vương Dương Minh bèn đáp: “Ta nói vua Thuấn luôn tự thấy mình bất hiếu, còn cha của Thuấn thì luôn cảm thấy mình là kẻ nhân từ.” Kỳ thực vua Thuấn là một người trong Nhị thập tứ hiếu – 24 tấm gương hiếu thảo của Trung Hoa. Vậy thì vì sao lại nói ông luôn tự thấy mình bất hiếu?

4m
Feb 24
Hai Trường Hợp Làm Nhục Tượng Phật Gặp Ác Báo Trong Lịch Sử | TU THÂN

Cổ nhân có câu: “Trên đầu ba thước có Thần linh” hay “Đả tăng mạ Đạo, tất có ác báo”. Có lẽ không ít người ngày nay đã không còn tin vào nhân quả báo ứng nữa nhưng thực tế có rất nhiều trường hợp làm việc ác, đặc biệt là phá hủy những nơi linh thiêng như chùa chiền miếu mạo, tượng Phật, kinh Phật… mà bị quả báo, khiến người ta không thể không tin. Chỉ có điều những người trong cuộc thường ít khi ghi chép lại điều họ chiêm nghiệm được. Một số bộ sách kinh điển thời xưa thường ghi chép cụ thể hơn về những việc này.

5m
Feb 20
Chuyện 3 Quân Vương Thời Xuân Thu Cùng Mê Đắm Một Người Phụ Nữ | TU THÂN

Trong văn hóa truyền thống có một đạo lý như thế này: Tham đắm sắc dục sẽ làm thương thân, bại đức và vong quốc. Trong lịch sử rất nhiều người vì sắc mà đã hủy hoại tiền đồ, cơ nghiệp. Trong đó phải kể tới chuyện của ba quân vương thời Xuân Thu cùng mê đắm một người phụ nữ.

5m
Feb 16
Việc Lớn Muốn Thành Cần Phải Nhẫn Nhịn Việc Nhỏ | Chuyện Xưa Tích Cũ | TU THÂN

Cổ nhân nói: “Tiểu bất nhẫn tắc loạn đại mưu”, tức là không nhịn được việc nhỏ thì sẽ làm hỏng việc lớn. Trong cách đối nhân xử thế, một người tài năng mà có thể nhẫn nhịn được thì chính là một người kín đáo, có lòng dạ rộng lớn, biết nhìn xa trông rộng. Trong lịch sử có rất nhiều câu chuyện kể về các nhân vật khi đối mặt với việc thiệt thòi mà không hề so đo hay oán hận, vì không phô trương nên tránh gặp phải tai họa, hơn nữa còn làm nên nghiệp lớn.

3m
Feb 10
Muốn Biết Người Trước Mặt Mình Là Quân Tử Hay Tiểu Nhân, Quan Sát 5 Biểu Hiện Này Sẽ Có Câu Trả Lời

Người xưa đã để lại kinh nghiệm nhìn người tương đối đơn giản, theo đó, muốn biết người trước mặt mình là quân tử hay tiểu nhân, chỉ cần quan sát 5 biểu hiện sau đây.

4m
Feb 06
Ranh Giới Của Người Quân Tử Và Kẻ Tiểu Nhân | TU THÂN

Người quân tử và kẻ tiểu nhân nhiều khi bị che lấp bởi vẻ bề ngoài. Tuy nhiên tâm thái của họ trong 5 thời khắc quan trọng này là điều họ không thể che giấu. Quan sát phẩm hạnh khi đứng giữa lợi ích Thời điểm lợi ích đang bị lung lay cũng chính là lúc có thể nhìn rõ phẩm hạnh đạo đức của 1 người.

3m
Feb 03
Thần Bí Kỳ Tài: Quỷ Cốc Tử | Chuyện Quỷ Cốc Tử Báo Mộng Tìm Đồ Đệ | Tu Thân

Quỷ Cốc Tử tên là Vương Thiền, tự Hủ, Đạo hiệu là Quỷ Cốc, người thế gian gọi ông là “Quỷ Cốc Tử” và “Vương Thiền Tổ Sư”. Tên của Quỷ Cốc Tử là có nguồn gốc từ nơi sinh của ông là ở núi Quy Cốc, tỉnh Hà Nam. Bởi vì chữ “Quy” phát âm gần giống với chữ “Quỷ”, vì vậy ông lấy chữ “Quỷ” làm tên của mình. Nhưng, không hiểu có phải do “an bài” hay ngẫu nhiên mà cái tên này lại khiến cho Quỷ Cốc Tử vốn đã thần bí “thoắt ẩn thoắt hiện” lại càng thêm sắc thái thần bí.

7m
Jan 30
Lão Tử Bàn Về Ngộ Tính Của Kẻ Sĩ Bậc Thượng, Trung, Hạ | TU THÂN

Trong xã hội hiện đại, không ít người có thói quen căn cứ vào quyền thế lớn nhỏ hay tài phú vật chất nhiều ít mà phân chia đẳng cấp một người. Nhưng người xưa lại không phân biệt như vậy, họ dựa vào phẩm hạnh đạo đức và mức độ lý giải đạo lý của một người mà phân chia. Cách phân chia nổi tiếng nhất phải kể đến được luận bàn trong Đạo Đức Kinh của Lão Tử.

5m
Jan 27
Binh Pháp Tôn Tử Và Những Ứng Dụng Trong Quản Lý Doanh Nghiệp, Đàm Phán Ngoại Giao, Cuộc Sống...

Binh pháp Tôn Tử được coi là kiệt tác của nhà binh, được viết thành sách vào thời Xuân Thu Chiến Quốc, được tôn xưng là “Vũ kinh quan miện” hay “Bách thế đàm binh chi tổ”. Ngày nay, khi chiến tranh chủ yếu dựa vào khí tài quân sự hiện đại, thì người ta lại tìm đọc Binh pháp Tôn Tử để ứng dụng vào các lĩnh vực như quản lý doanh nghiệp, đàm phán ngoại giao, v.v.. Xét về mặt này thì nó quả là có giá trị trường tồn.

4m
Jan 23
Ở Hiền Mà Chẳng Gặp Lành - Bậc Thầy Quỷ Cốc Tử Chỉ Ra: Tử Tế Sai Cách Là Tự Gây Rắc Rối Cho Mình

Quỷ Cốc Tử là một trong những đệ tử tài giỏi nhất của Lão Tử. Ông được người đời sau biết đến là bậc thầy mưu lược nổi tiếng thời Xuân Thu Chiến Quốc. Tương truyền tên thật của ông là Vương Hủ, nhưng do ẩn cư trong Hang Quỷ nên lấy danh xưng trước người đời là Quỷ Cốc Tử.

4m
Jan 19
Thánh Nhân Không Coi Trọng Miếng Ngọc Bích Một Xích Mà Coi Trọng Cái Bóng Mặt Trời Dài Một Thốn

Từ xưa tới nay những người chí lớn đa số đều quý trọng thời gian như vàng ngọc. Cổ nhân nói, “Thánh nhân không coi trọng một miếng ngọc bích dài một xích, mà coi trọng cái bóng mặt trời dài một thốn”, bóng mặt trời ở đây chính là hàm ý chỉ thời gian trong ngày.

5m
Jan 16
Điềm Lành Điềm Dữ Trong Đạo Trị Quốc Của Cổ Nhân | TU THÂN

Bất kể nền văn hóa nào đều có cái gọi là điềm lành và điềm dữ. Đối với người phương Đông, việc nhìn thấy những đám mây hay sao băng đẹp lạ thường, hay chim én xây tổ ở nhà là những điềm lành; nghe thấy tiếng chó tru, hay thấy côn trùng tràn ra nhiều bất thường là điềm dữ sắp xảy ra. Đối với người phương Tây, thấy cỏ bốn lá hay thấy cầu vồng là điềm lành; gặp chim hỷ thước ồn ào hay gương vỡ là điềm dữ. Nhiều người khi gặp điềm lành thì tâm trạng trở nên tươi sáng hơn, mong chờ những điều tốt đẹp sắp tới; khi gặp điềm dữ thì không tránh khỏi cảm giác sợ hãi, chán nản. Tuy nhiên trong đạo trị quốc của người xưa, điềm lành điềm dữ còn mang một ý nghĩa khác.

5m
Jan 13
Chuyện Giang Cách Cõng Mẹ Chạy Loạn Và Bài Học Về Lòng Hiếu Thảo Lưu Danh Sử Sách | TU THÂN

Giang Cách là một nhân vật lịch sử được nhắc đến trong tích Nhị Thập Tứ Hiếu, hai mươi bốn câu chuyện về các nhân vật lịch sử được Nho học xem là tấm gương đức độ về cách đối đãi với cha mẹ. Ông sinh vào thời Đông Hán, tự Thứ Ông, người Lâm Truy. Thời niên thiếu phụ thân ông qua đời, ông cùng mẫu thân nương tựa nhau mà sống. Bấy giờ là lúc Vương Mãng làm loạn tạo phản, Giang Cách cõng mẹ tháo chạy lánh nạn. Câu chuyện về lòng hiếu thảo của ông đã được lưu truyền mãi về sau.

3m
Jan 10
"Sống Chết Có Số, Phú Quý Do Trời" - 3 Câu Chuyện Ghi Trong Sách Cổ Nói Về Số Mệnh Con Người

Vũ trụ mênh mông, có vô vàn những điều bí ẩn mà khoa học nhân loại không thể hiểu rõ được. Thời xưa có rất nhiều cao nhân có thể dự đoán chính xác tương lai, người xem tướng cũng có thể biết được vận hạn của con người, thầy phong thủy cũng có thể biết được hung cát của một gia đình. Người xưa tin rằng ở cõi thâm sâu đều là đã có định số, sức người rất khó thay đổi được, gọi là “sống chết có số, phú quý do Trời”. Dưới đây là một số câu chuyện được ghi chép lại trong tư liệu cổ.

8m
Jan 06
Phương Pháp Dạy Con Thành Người Tài Đức Của Bậc Hiền Nhân Xưa: Mẹ Mạnh Tông Dạy Con | TU THÂN

Thời cổ đại “giúp chồng, dạy con” vừa là trách nhiệm, vừa là tiêu chuẩn để đánh giá phẩm hạnh của một người phụ nữ trong gia đình. Những người mẹ trí tuệ thời xưa vô cùng chú trọng đến việc bồi dưỡng phẩm đức và tri thức cho con cái. Bởi vậy không ít vị quan tài đức, thanh liêm chính trực, được người đời ca ngợi, chịu ảnh hưởng từ cách giáo dục của người mẹ. Dưới đây là phương pháp dạy con của mẹ Mạnh Tông.

5m
Jan 03