Trong cuộc trò chuyện lần này tại 5W1H Podcast, Nhà báo Kim Hạnh đã gặp gỡ và lắng nghe anh Trần Đặng Minh Trí - Co-founder công ty Annalise.ai cùng chị Lê Diệp Kiều Trang - Nhà sáng lập Quỹ đầu tư Alabaster chia sẻ về sự ra đời của công nghệ ứng dụng AI trong chẩn đoán bệnh qua hình ảnh được phát triển và đào tạo bởi những nhân tài Việt Nam. Không chỉ chẩn đoán bệnh với độ chính xác rất cao, công nghệ này còn phát hiện sớm những dấu hiệu mà đôi khi bác sĩ có thể bỏ sót, giúp bác sĩ có thêm thời gian để tương tác với bệnh nhân và thậm chí là tương tác với những chẩn đoán mới để nâng cao trình độ chuyên môn. Đặc biệt hơn khi công nghệ này còn có khả năng mang đến một dịch vụ y tế rẻ hơn, chất lượng hơn, dễ tiếp cận và nhân đạo hơn cho người dân trên toàn cầu. Đó là cách mà trí tuệ nhân tạo đang tác động tích cực vào sự phát triển chung của nhân loại. #maybepodcast #maybevn #5W1Hpodcast 2:23 - BÁC SĨ AI 6:40 - (How) Ngày đầu tiên AI khám bệnh ở xã đảo Thạnh An đã diễn ra như thế nào? 12:06 - AI VÀ SỰ SỐNG 12:24 - (How) Kết quả ứng dụng AI trong y khoa hiện nay như thế nào? 14:35 - (How) Làm cách nào để dạy AI? 17:35 - THIÊN THỜI ĐỊA LỢI NHÂN HOÀ 19:11 - (When) Kiều Trang tham gia dự án vào thời gian nào? 21:12 - AI ĐÃ DẠY AI? 22:18 - (How) Quá trình tìm kiếm và mời các bác sĩ Việt Nam tham gia huấn luyện AI diễn ra như thế nào? 26:31 - KHI NHÂN TẠO THĂNG HOA NHÂN TÍNH 27:28 - (How) AI chẩn đoán bệnh nhanh và hiệu quả đến cỡ nào? 34:39 - TƯƠNG LAI AI Ở VIỆT NAM 34:48 - (How) Tương lai của AI trong ngành y khoa Việt Nam? 39:22 - BÀI HỌC NIỀM TIN 42:21 - TẦM VÓC ĐẾN TỪ VĂN HOÁ 42:30 - (What) Ý nghĩa của biểu tượng Trí đang đeo là gì? 48:10 - CÔNG NGHỆ VỊ NHÂN SINH 52:17 - HÀNH TRANG TRƯỚC KHI RA KHƠI 54:25 - (How) Kiều Trang nghĩ như thế nào về tầm vóc của người trẻ Việt Nam trên thị trường lao động thế giới?
Nguyễn Phi Vân là chuyên gia đứng sau hàng chục phi vụ khởi nghiệp-nhượng quyền thành công tại Việt Nam. Hơn 20 năm làm việc ở nhiều vị trí cao cấp tại các tập đoàn lớn và bôn ba trên thương trường tại 60 quốc gia, Cô Phi Vân (tên thân mật mà chương trình mạn phép gọi) là người đã có công đã thúc đẩy vô số người trẻ Việt Nam “Quảy gánh băng đồng ra thế giới” và không ngừng “Bật nút công dân toàn cầu” bằng việc chia sẻ những kiến thức hàn lâm những lại được chắt lọc và phối hợp nhuần nhuyễn với các bài học thực tế vô giá qua các cuốn sách của mình. Với cô, nếu đã chuẩn bị vững kiến thức cùng sự kiên trì, bạn có thể tự tin “chấp hết” trong cuộc chơi khởi nghiệp. “Giang hồ” trên thương trường nhưng lại đầy tình cảm và vui tính trong đời sống, chúng ta đâu đó sẽ gặp được chuyên gia Nguyễn Phi Vân đời thường trong những hành trình rong ruổi xây hàng trăm “Thư Viện Ước Mơ” cho trẻ em khắp nơi, hay đang ngồi làm ly bia mát lạnh với con gái rượu bên bờ kênh Nhiêu Lộc, hoặc có thể “giật mình” nhìn thấy ai quen quen đang múa bụng rung trời trong một bữa tiệc after-work đa quốc gia nhưng đồng sở thích - nụ cười… 5W1H lần này là một cuộc trò chuyện ngập tiếng cười giữa Nhà báo Kim hạnh và cô Nguyễn Phi Vân - Chuyên gia nhượng quyền, Doanh nhân & Nhà đầu tư, trong muôn vàn chủ đề và khía cạnh học hỏi và ngưỡng mộ của cả hai con người mà ekip xem là Bảo Bối này. #maybepodcast #maybevn #5w1hpodcast #5w1h 2:25 - QUẢY GÁNH BĂNG ĐỒNG RA THẾ GIỚI 2:52 - (what) Chị nghĩ gì về sức ảnh hưởng của quyển sách “Quảy gánh băng đồng ra thế giới” đến đọc giả Việt? 4:58 - BẬT NÚT CÔNG DÂN TOÀN CẦU 6:53 - HÀ GIANG VÀ THƯ VIỆN ƯỚC MƠ 8:21 - (How) Hành trình xây dựng 11 Thư viện ước mơ ở Hà Giang diễn ra như thế nào? 10:46 - GIẤC MƠ XUẤT KHẨU THƯƠNG HIỆU VIỆT 12:44 - (How) Tình hình phát triển của doanh nghiệp Việt trong lĩnh vực nhượng quyền hiện nay như thế nào? 16:46 - (How) Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ ra thế giới của Việt Nam và Malaysia khác nhau thế nào? 18:35 - NỀN TẢNG ĐỂ NHƯỢNG QUYỀN THÀNH CÔNG 20:34 - (How) Thị trường sau đại dịch Covid-19 đã khác như thế nào? 23:04 - (What) Điều gì sẽ xảy ra nếu doanh nghiệp thực hiện nhượng quyền khi chưa sẵn sàng? 25:59 - (When) Đâu là thời điểm thích hợp để một doanh nghiệp Việt bước chân vào nhượng quyền? 27:17 - “BẮT BỆNH” BẠN TRẺ KHỞI NGHIỆP 27:39 - (What) Bạn trẻ Việt Nam khởi nghiệp thường mắc phải những vấn đề gì? 29:20 - (What) Những điểm yếu nào doanh nghiệp khởi nghiệp có thể khắc phục nhanh? 31p27 - “MỘT VIÊN GẠCH NỮA CỦA BỨC TƯỜNG” 31:54 - (Why) Tại sao chị quan tâm nhiều đến tương lai và con đường đi của bạn trẻ? 36:00 - MỞ CỬA TƯƠNG LAI 36:08 - (How) Phải bắt đầu như thế nào để mở cửa tương lai? 41:55 - DẠY CON KIỂU PHI VÂN 42:15 - (How) Hầu hết thời gian là công tác ở nước ngoài, chị gần gũi và dạy con như thế nào? 48:37 - NHỮNG CÂU CHUYỆN ĐỜI 48:48 - (How) Những đối tác đa quốc gia, đa văn hoá mà chị cộng tác thú vị như thế nào? 53:26 - (What) Quyển sách tiếp theo sẽ là chủ đề gì?
Xuất thân từ Đà Lạt, một vùng đất được thiên nhiên ưu ái cho việc trồng trọt, Nguyễn Khắc Minh Trí từ một kỹ sư viễn thông đã đem tinh thần của một nhà công nghệ về quê hương và thử sức với nghề nông. Nhờ vào sự thất bại trong lần đầu thử sức, anh Minh Trí nhận thấy rằng vấn đề lớn nhất nằm ở phương pháp canh nông truyền thống ở thời điểm hiện tại đã không còn đáp ứng được yêu cầu về năng suất và chất lượng. Với góc nhìn đó, năm 2014, cùng với những người bạn chung chí hướng, anh đã thành lập công ty MimosaTEK với sản phẩm chủ lực là cung cấp giải pháp công nghệ ứng dụng IoT vào canh tác nông nghiệp. Mục tiêu lớn nhất của MimosaTEK là đồng hành cùng người nông dân để tăng năng suất, chất lượng và giá trị của nông sản đồng thời giảm công sức lao động, tăng thời gian thảnh thơi cho nông dân. #maybepodcast #5W1HPodcast #maybevn 1:30 - TỪ VIỄN THÔNG ĐẾN NÔNG NGHIỆP 1:46 - (why) Vì sao một kỹ sư viễn thông lại chọn làm bạn với nông dân? 3:25 - how Sự xuất hiện và vai trò của A.I trong nông nghiệp Việt Nam? 4:38 - KHỞI ĐẦU MIMOSATEK 4:50 - (Where) Nguồn gốc của cái tên MimosaTEK? 5:22 - (How) MimosaTEK khởi đầu với nguồn lực tài chính và nhân sự như thế nào? 6:38 - NGHỀ NÔNG VÀ TỰ ĐỘNG HÓA 6:49 - (How) Sự khác nhau trong áp dụng công nghệ ở ngành viễn thông và ngành nông nghiệp? 7:41 - (How) Quá trình tìm hiểu nhu cầu của nông dân để tạo ra sản phẩm diễn ra như thế nào? 9:11 - (How) Khả năng thích ứng và sử dụng công nghệ của nông dân? 11:01 - THÁCH THỨC ĐẦU TIÊN 11:20 - (What) Những khó khăn nào phải vượt qua trong những ngày đầu thành lập công ty? 12:41 - (What) MimosaTEK hiện đang cung cấp những giải pháp nông nghiệp nào? 15:27 - (How) Tình hình tư vấn & hỗ trợ cho các hộ dân ở Lâm Đồng của MimosaTEK hiện nay như thế nào? 16:51 - (How) Bước tiến trong việc làm chủ công nghệ của MimosaTEK từ khởi đầu đến hiện tại? 17:48 - NÔNG D N TRUYỀN THỐNG VÀ NÔNG D N CÔNG NGHỆ 18:06 - (What) MimosaTEK có những sáng kiến nào ứng dụng vào nông nghiệp? 19:46 - (What) Sự khác nhau giữa người nông dân truyền thống và nông dân gắn với công nghệ? 21:57 - VIỆC NHẸ LƯƠNG CAO? 22:04 - (Where) Nguồn nhân lực của MimosaTEK đến từ đâu? 23:31 - (How) Làm thế nào để thu hút nguồn nhân lực tốt? 25:09 ĐỒNG HÀNH CÙNG NÔNG D N 25:53 - (How) Làm sao để vượt qua hai thách thức lớn trong nông nghiệp là thiên nhiên và suy nghĩ truyền thống của người nông dân? 27:57 - (How) Tỷ lệ thành công và thất bại khi đầu tư công nghệ cho nông dân? 29:20 - BÍ QUYẾT THÀNH CÔNG 29:51 - (How) Đến hiện tại, Trí suy nghĩ như thế nào về lựa chọn từ bỏ ngành viễn thông để khởi nghiệp? 30:52 - (What) Bí quyết và kinh nghiệm thành công từ MimosaTEK? 32:56 - (What) Cần có yếu tố nào để tự tin dấn thân vào số hoá trong nông nghiệp? 34:30 - TRANG SÁCH CUỘC ĐỜI 36:08 - (How) Dự định của Trí về việc truyền lại kinh nghiệm cho con cái?
Với khát khao gìn giữ văn hoá bản địa, Bà Hồ Kim Liên - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Thương mại Khải Hoàn đã từ bỏ ước mơ thời trẻ là theo đuổi ngành Y để tiếp nối nghề làm nước mắm gia truyền. Tuy đương đầu với vô số những thách thức, từ việc thương hiệu “Nước mắm Phú Quốc” bị người Thái “ăn cắp” tại Mỹ đến khó khăn khi cạnh tranh về giá với nước mắm công nghiệp,…song người Phú Quốc vẫn giữ nguyên vẹn quy trình trăm năm của mình, quyết theo đuổi để bảo tồn di sản dân tộc. Việt Nam từ thời xa xưa đã là xứ sở của mắm. Dọc suốt miền duyên hải đều có những làng nghề mắm truyền thống tồn tại và được gìn giữ suốt hàng trăm năm qua. Có thể nói, mắm chính là hồn, là cốt của ẩm thực nước Nam. Nói đến làng nghề làm nước mắm không thể không kể đến Phú Quốc, nơi sở hữu những báu vật trời phú để tạo ra loại nước mắm thơm ngon đặc sắc nhất. Năm 2022, “Nghề làm nước mắm Phú Quốc” đã chính thức được công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể cấp quốc gia. Câu chuyện tại 5W1H lần này là về sứ mệnh bảo tồn di sản dân tộc và mong mỏi mang giá trị văn hoá Việt Nam ra thế giới của doanh nhân Hồ Kim Liên khi hội ngộ cùng người bạn thâm giao Nhà báo Vũ Kim Hạnh. #maybepodcast #5w1hpodcast #maybevn #5w1h 02:00 - (Why) Danh xưng hoa khôi trường Y vì sao mà có? 3:12 - BÁC SĨ RƯỢU VANG VÀ NƯỚC MẮM 3:54 - (Why) Vì sao chị chuyển từ ngành Y qua sản xuất nước mắm? 10:53 - MẺ NƯỚC MẮM ĐẦU TIÊN 11:20 - (How) Quá trình nghiên cứu và chuyển từ công việc làm bác sĩ sang sản xuất nước mắm truyền thống diễn ra như thế nào? 13:26 - (How) Mẻ nước mắm đầu tiên gợi nhắc cho chị những cảm xúc nào? 15:37 - (How) Khởi đầu quá trình tiếp nối nghề gia truyền của chị đã diễn ra như thế nào? 16:53 - CÔNG PHU NGHỀ LÀM MẮM 17:22 - (How) Chất lượng nước mắm Khải Hoàn được kiểm soát chặt chẽ như thế nào? 19:23 - (What) Yếu tố nào đã mang lại danh tiếng lẫy lừng cho nước mắm Phú Quốc? 20:47 - (What) Độ đạm của cá cơm bị tác động bởi yếu tố nào? 22:35 - (How) Đội tàu đánh bắt cá của Khải Hoàn hoạt động như thế nào? 25:22 - GIÁ TRỊ CỦA MẮM - GIÁ TRỊ CỦA DI SẢN 25:31 - (How) Nghề nước mắm truyển thống tại Phú Quốc hiện nay đang phát triển như thế nào? 26:53 - (What) Chị có suy nghĩ gì về sự cạnh tranh của nước mắm công nghiệp đối với nước mắm truyền thống? 28:52 - (How) Hiệp hội nước mắm Phú Quốc đã phối hợp với bà con như thế nào để tìm ra giải pháp cho nước mắm truyền thống? 30:18 - MANG DI SẢN VIỆT RA THẾ GIỚI 30:25 - (How) Tình hình xuất khẩu của nước mắm Khải Hoàn hiện nay như thế nào? 33:50 - (What) Việc Thái Lan đăng ký bảo hộ Phú Quốc gây ra thách thức gì cho việc thâm nhập thị trường Mỹ của Khải Hoàn? 35:54 - (What) Nước mắm truyền thống cần có những thay đổi nào nhằm gia tăng sức cạnh tranh trên thị trường? 37:18 - THẾ HỆ BẢO TỒN TRUYỀN THỐNG 37:54 - (How) Câu chuyện kế nghiệp nước mắm Khải Hoàn của các con chị? 40:59 - (How) Hiện nay Khải Hoàn đã ứng dụng số hoá vào quy trình sản xuất và quản lý như thế nào? 44:21 - (How) Chị nghĩ như thế nào về việc kết nối các nhân tố thuộc thế hệ kế thừa để bảo tồn và phát triển nghề làm nước mắm truyền thống?
Gặp gỡ bà Cao Thị Ngọc Dung vừa ngay sau khi bà hoàn thành chuyến phiêu lưu khám phá hang động lớn nhất thế giới tại Việt Nam- Sơn Đoòng, nhà báo Kim Hạnh đã có một cuộc trò chuyện thú vị xoay quanh những câu hỏi về tư duy lãnh đạo, tầm nhìn về nhân lực và đặc biệt hơn là quan niệm của PNJ nói chung và vị chủ tịch nói riêng về trách nhiệm của doanh nghiệp với xã hội và trách nhiệm của mỗi người đối với bản thân chính họ. Trong những giai đoạn biến động của nền kinh tế, các doanh nghiệp từ trong nước đến quốc tế lao đao cắt giảm chi phí, sa thải nhân sự để tìm con đường sống sót, riêng PNJ đã cùng một trong số các doanh nghiệp Việt hiếm hoi vượt qua những mùa gió ngược ấy bằng một sức bật được xem là kì diệu. Theo bà Cao Thị Ngọc Dung - Chủ tịch HĐQT Công ty Vàng bạc đá quý Phú Nhuận, tất cả những thành quả đó là nhờ vào sức mạnh của một tập thể đoàn kết cùng tinh thần học tập không ngừng nghỉ và tư duy lãnh đạo không cấp bậc tại PNJ. Xây dựng và lèo lái doanh nghiệp top đầu cả nước trong 35 năm, dành nhiều tâm huyết phát triển cộng đồng doanh nhân Nữ và doanh nhân trẻ Việt Nam, có mặt ở hầu hết các khóa học, hội thảo, tham gia công tác cứu trợ suốt mùa đại dịch, khám phá Sơn Đoòng ở tuổi 66 và đang tập chạy bộ đường dài cùng huấn luyện viên - Chủ tịch Cao Thị Ngọc Dung tự thân là nhà một nữ lãnh đạo tiên phong trong việc làm mới tư duy và bắt nhịp với sự đổi thay của thời thế và là minh chứng rằng một tâm hồn không bao giờ có tuổi. Thông qua quá trình học tập không ngừng nghỉ, không chỉ từ trường lớp mà còn từ cuộc sống và công ty, bà đã và đang trở thành tấm gương sáng, một Thiện Tri Thức cho tập thể nhân viên PNJ và nhiều doanh nhân trẻ Việt Nam học tập. Lắng nghe cuộc trò chuyện giữa hai “Người đàn bà học” để chiêm nghiệm về bốn chữ “Học tập suốt đời” trong tập 5W1H lần này, và cùng Maybe Group mừng lễ kỉ niệm 35 năm ngày thành lập PNJ. Chúc cho bà Cao Thị Ngọc Dung và tập thể công ty PNJ luôn Giữ Trọn Niềm Tin - Tôn Vinh Vẻ Đẹp trong suốt hành trình sắp tới. #maybevn https://www.youtube.com/hashtag/maybevn #5w1h #maybepodcast #PNJ #5W1Hpodcast https://www.youtube.com/hashtag/5w1h *Vốn xã hội hoặc Nguồn lực xã hội- Social Capital: Khái niệm chỉ mối quan hệ giữa con người, tổ chức và cộng đồng với nhau để trở thành một mạng lưới tương hỗ về nguồn lực, sức mạnh nhằm giúp xã hội phát triển đồng đều, công bằng và thịnh vượng chung. 2:05 https://www.youtube.com/watch?v=U6RgeOM3mBo&t=125s - KHÁM PHÁ MỚI TỪ SƠN ĐOÒNG 2:24 https://www.youtube.com/watch?v=U6RgeOM3mBo&t=144s - (Why) Tại sao chị quyết định khám phá Sơn Đoòng ở tuổi 66? 4:43 https://www.youtube.com/watch?v=U6RgeOM3mBo&t=283s - NGƯỜI ĐI GIEO HẠT 5:16 https://www.youtube.com/watch?v=U6RgeOM3mBo&t=316s - (What) Động lực nào thúc đẩy tinh thần học tập không ngừng nghỉ của chị? 10:21 https://www.youtube.com/watch?v=U6RgeOM3mBo&t=621s - (What) Điều gì thôi thúc chị bỏ nhiều tâm và tài lực cho các hoạt động xã hội và hộ trợ cộng đồng doanh nghiệp? 19:00 https://www.youtube.com/watch?v=U6RgeOM3mBo&t=1140s - CẤT CÁNH NHỜ GIÓ NGƯỢC 20:35 https://www.youtube.com/watch?v=U6RgeOM3mBo&t=1235s - (Why) Vì sao sản phẩm của PNJ vẫn thành công ngay trong mùa dịch Covid? 24:42 https://www.youtube.com/watch?v=U6RgeOM3mBo&t=1482s - HỌC HỎI ĐỂ TÁI TẠO & PHÁT TRIỂN 31:08 https://www.youtube.com/watch?v=U6RgeOM3mBo&t=1868s - GIÁ TRỊ NIỀM TIN 31:53 https://www.youtube.com/watch?v=U6RgeOM3mBo&t=1913s - (Who) Chân dung CEO của PNJ? 41:19 https://www.youtube.com/watch?v=U6RgeOM3mBo&t=2479s - (What) Bí quyết giữ gìn sức khỏe để đảm đương khối lượng công việc khồng lồ hiện tại? 47:31 https://www.youtube.com/watch?v=U6RgeOM3mBo&t=2851s - THÂN – TÂM – TRÍ Marathon 52:46 https://www.youtube.com/watch?v=U6RgeOM3mBo&t=3166s - (Why) Vì sao gần đây nhiều doanh nhân quan tâm tới Vipassanã? 59:42 https://www.youtube.com/watch?v=U6RgeOM3mBo&t=3582s - CHUYỂN GIAO THẾ HỆ SAU 35 NĂM 01:00:11 https://www.youtube.com/watch?v=U6RgeOM3mBo&t=3611s - (How) Sự chuyển biến của PNJ khi thực hiện ESG?
“Đây là một người mà những bà nội trợ chúng ta rất là yêu quý", lời nhận xét đơn giản nhưng hết sức công tâm của Nhà báo Kim Hạnh dành cho một người đã dành cả sự nghiệp để không ngừng cải tiến công nghệ, sáng tạo sản phẩm độc đáo vì nhu cầu, sức khoẻ của người tiêu dùng và nâng tầm giá trị nông sản Việt. Đây cũng là một trong những “người hùng” đã mở lối, giúp cho cây dừa Bến Tre vững bước trên con đường nâng tầm giá trị của nó, doanh nhân Trần Văn Đức - Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị kiêm Tổng Giám Đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Dừa Bến Tre BEINCO. Tháng 5 năm 1988, người quân nhân trẻ Trần Văn Đức lúc bấy giờ trở về quê hương từ chiến trường Campuchia. Luôn đau đáu hoài bão phải nâng tầm giá trị cây dừa và cải thiện đời sống người nông dân Bến Tre, chỉ sau 3 tháng xuất ngũ, ông Trần Văn Đức tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Bến Tre - Betrimex, mang một tinh thần máu lửa bước chân vào ngành dừa. Khao khát mang cây dừa Bến Tre vươn cao, vươn xa đã thôi thúc ông không ngừng nỗ lực, trong khoảng thời gian công tác tại Sài Gòn, doanh nhân Trần Văn Đức vừa làm vừa học và thành công tốt nghiệp Đại học Ngoại Thương. Bằng tài năng và tầm nhìn sâu rộng của mình, ông được bổ nhiệm vào vị trí Tổng Giám Đốc công ty Betrimex và có những cống hiến to lớn tại đây. Đến 2016, ông chính thức thành lập công ty riêng là BEINCO, mở thêm một con đường mới đầy triển vọng cho ngành dừa Bến Tre. Dành tất cả Tâm lực - Tài lực - Trí lực của mình cho cây dừa, doanh nhân Trần Văn Đức đã chèo lái BEINCO đi đến thành công rực rỡ khi đã khai thác đúng giá trị cây dừa, sáng tạo ra những sản phẩm vô cùng độc đáo, từ dầu dừa, sữa dừa đến nước cốt dừa đóng lon. Không những chinh phục trái tim của người tiêu dùng Việt, BEINCO còn chiến thắng tại nhiều thị trường quốc tế, và thành quả đáng tự hào nhất chính là thúc đẩy tăng trưởng thu nhập bền vững cho người nông dân Bến Tre. Trái dừa Bến Tre không chỉ được lấy nước để uống, lấy cơm để ăn, mà đã được tận dụng đúng với giá trị hằng có của nó, bởi nơi vùng đất sa bồi này có những người con ưu tú, luôn nỗ lực không ngừng nghỉ vì hoài bão nâng tầm giá trị cây dừa. Cùng lắng nghe những chia sẻ về hoài bão lớn và tầm nhìn xa của “Người hùng cây dừa” xứ Bến Tre, doanh nhân Trần Văn Đức. #maybepodcast #maybevn #5w1hpodcast #5w1h 02:35 - TỪ CHIẾN TRƯỜNG ĐẾN THƯƠNG TRƯỜNG 03:49 - (Why) Tại sao anh chọn Mỏ Cày Bắc làm nơi đặt nhà máy chế biến dừa đầu tiên? 09:31 - TRONG NGUY CÓ CƠ 11:31 - (How) Những bước tiến trong đầu tư dây chuyền công nghệ của nhà máy? 18:09 - (Why) Đội ngũ nhân lực trả của công ty chiếm tỉ số bao nhiêu? 21:29 - KHÁC BIỆT GIỮA ÂU VÀ Á 22:05 - (How) Kỹ thuật chế biến dừa của Thái Lan như thế nào? 25:51 - (How) Điều khác biệt giữa các sản phẩm từ dừa tại Trung Quốc so với châu Âu? 29:38 - YẾU TỐ SỐ 1 28:41 - (How) Người tiêu dùng yêu cầu gì đối với tính đa dạng của sản phẩm từ dừa? 35:52 - (Why) Tại sao sử dụng chai thủy tinh thay cho chai nhựa đối với sản phẩm sữa dừa xuất khẩu? 36:59 - TIÊU CHUẨN ĐỂ RA KHƠI 37:36 - (How) Quá trình xây dựng hệ thống tiêu chuẩn quốc tế của Beinco diễn ra như thế nào? 39:56 - (How) Chuẩn Hội Nhập đang được Beinco thực hiện như thế nào? 41:12 - THÁCH THỨC LỚN NHẤT 41:56 - (How) Các hiệp hội và các cơ quan xúc tiến hỗ trợ doanh nghiệp như thế nào trong việc nắm bắt thị trường mới? 44:20- (What) Việc xuất khẩu gặp khó khăn như thế nào khi cơ sở hạ tầng miền Tây còn thiếu thốn và chưa đồng bộ? 45:32 - (What) Điều nào là khó thực hiện nhất trong các chiến lược của Beinco? 48:12 - TRIỂN VỌNG VÀ THÁCH THỨC TỪ FTA 48:42 - (How) Triển vọng nào cho sự phát triển của ngành dừa trong tình hình kinh tế suy thoái? 51:57 - (How) Gia đình ủng hộ anh như thế nào khi anh dành trọn thời gian cho nhà máy? 53:44 - (How) Chiến lược phát triển nguồn nhân lực của Beinco trong tương lai?
Giữa một bó rau 20 nghìn và một bó 60 nghìn đều được gắn cái mác RAU HỮU CƠ, khi cả hai nhà bán đều khẳng định “tôi bán rau hữu cơ”, thì người tiêu dùng phải tin vào ai, làm cách nào để nhận biết được hàng thật, hàng giả? Công thức để giải bài toán khó này là: Dạy cho bó rau biết “nói”. Đó cũng chính là lý tưởng làm nông nghiệp mà Thạc Sĩ Nguyễn Thị Quỳnh Viên - Giám đốc công ty Hương Đất, doanh nghiệp sản xuất rau thương hiệu Happy Vegi - đã và đang theo đuổi, nối tiếp hành trình 12 năm làm nông nghiệp hữu cơ của mình. Xuất thân là một giảng viên dạy Hoá, năm 2011, chị Quỳnh Viên lại chọn một khởi đầu mới hoàn toàn trái ngược với nền tảng sẵn có của mình, đó là làm Nông Nghiệp Hữu Cơ - hình thức canh tác nói không với hoá chất độc hại. Với niềm tin lớn nhất rằng đây chính là cách để trả lại sự cân bằng cho tự nhiên, chị Quỳnh Viên đã vượt qua vô vàn những khó khăn mà Nông Nghiệp Hữu Cơ liên tục đặt ra cho mình trong suốt hành trình 12 năm. Không chỉ bởi niềm tin mạnh mẽ đó, mà phải thực sự là một người rất “lì”, chị Quỳnh Viên mới có thể chinh phục hết thử thách đến thử thách khác. Từ việc dành 2 năm chỉ để cải tạo đất canh tác hữu cơ, nhẫn nại diệt từng con sâu bệnh bằng men vi sinh, đến gồng gánh tài chính để người nông dân, công nhân sống được với nông nghiệp hữu cơ, đúng với lời nói vui của chị Quỳnh Viên: “Tuần nào mà không có khó khăn là thấy không ổn, là sắp có vấn đề gì đó lớn lắm sẽ xảy ra”. Liên tục đối mặt với thách thức, liệu công cuộc cân bằng tự nhiên, sống cùng với nông nghiệp hữu cơ sẽ bước tiếp như thế nào, khi mà sản phẩm đã đi đến thị trường nhưng người tiêu dùng không thể phân biệt được giữa rau thường với rau hữu cơ? Làm sao để những bó rau có thể “lên tiếng” giải bày nguồn gốc của chúng? Chúng ta rất trông chờ vào chặng đường phía trước - SỐ HOÁ TRONG NÔNG NGHIỆP, cùng lắng nghe tầm nhìn và sứ mệnh của người “Nông dân 4.0” trong cuộc cuộc này, chị Nguyễn Thị Quỳnh Viên tại 5W1H Podcast. #maybevn #maybepodcast #5w1hpodcast2:36 - NÔNG DÂN TỪ SỐ 0 5:25 - (How) Con đường làm nông nghiệp hữu cơ đã bắt đầu như thế nào? 8:05 - NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ VÀ MÔI TRƯỜNG 11:08 - (How) Làm thế nào để vượt qua những khó khăn trong 2 năm đầu tiên gầy dựng nông trường hữu cơ? 15:11 - (How) Tình hình xử lý sâu bệnh bằng vi sinh trước đây như thế nào? 20:24 - KHI BÓ RAU BIẾT “NÓI” 21:20- (How) Quá trình số hoá trong quá trình quản trị nông trường đã diễn ra như thế nào? 26:48 - (What) Người tiêu dùng sẽ thấy những thông tin nào khi quét QR Code trên sản phẩm? 31:41 - TẦM QUAN TRỌNG CỦA SỐ HOÁ 34:40 - (How) Làm thế nào để rau xanh từ nông trại đến siêu thị trong vòng 24 giờ? 40:35 - (How) Sau phân phối, dòng tiền được quản lý như thế nào? 41:55 - (What) Công đoạn nào quan trọng nhất trong số hoá 44:47 - MINH BẠCH TỪ BÊN TRONG 45:43 - (How) Quỳnh Viên cảm thấy như thế nào khi người bắt đầu làm số hoá gặp khó khăn và bỏ cuộc? 48:02 - (How) Người trẻ cần sự giúp đỡ trong công cuộc số hoá như thế nào? 50:30 - CÂU CHUYỆN BÊN LỀ
Chúng ta vẫn còn nhớ câu chuyện nước mắm truyền thống Việt Nam vướng phải nghi vấn chứa dư lượng thạch tín gây ung thư khiến người tiêu dùng hoang mang và nhiều làng nghề làm mắm rơi vào tình thế khó khăn. Vào thời điểm này, đã có một người tiên phong tham gia vào công cuộc minh oan, lấy lại công bằng cho nước mắm truyền thống đó chính là Chuyên gia quản trị chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm Vũ Thế Thành. Chuyên gia Vũ Thế Thành không chỉ là một cử nhân chuyên Hóa và có bằng thạc sĩ Quản trị chất lượng ở Pháp mà còn là một nhà khoa học uy tín với những đóng góp lớn trong lĩnh vực An Toàn Thực Phẩm. Ông cũng là tác giả một bộ sách viết về sự thật của mối lo ngại trong an toàn và vệ sinh thực phẩm được giới chuyên môn lẫn người tiêu dùng đặc biệt quan tâm. Theo cách mà Nhà báo Vũ Kim Hạnh vẫn thường nhận xét thì ông bạn lâu năm này là một người “khó tính” trong các quy chuẩn làm việc nhưng hết mực tử tế đối với mọi người. Cũng chính sự khó tính một cách tử tế ấy là điều đã thôi thúc ông dành hơn một thập kỷ nghiên cứu các tài liệu trên thế giới về an toàn thực phẩm và trở thành một tiếng nói uy tín, công tâm về lĩnh vực này tại Việt Nam. Trước trùng điệp những nội dung cảnh báo gây sợ hãi, hoang mang về thực phẩm đang nở rộ trên các trang mạng xã hội hiện nay, ông Vũ Thế Thành đùa rằng “Các chuyên gia ngày nay thường “hù”, nhưng ít ai hiểu sâu và cũng hiếm người chịu học về an toàn thực phẩm vì ngành này không kiếm ra được tiền”. Điển hình như trong một thời gian rất dài những bài viết viral thiếu khoa học về các loại thực phẩm có vị chát không được ăn cùng protein hay “bài xích” đậu nành biến đổi gen vô tội vạ, và oan ức nhất vẫn là những sản phẩm truyền thống đã có hàng trăm, hàng nghìn năm lại bị “phán xét” theo góc nhìn thiển cận và đậm mùi lợi ích kinh tế bẩn. Bất bình trước những nghịch lý, khái niệm bị đánh tráo, và vô số màn “hù dọa” của các “chuyên gia tự xưng”, ông Vũ Thế Thành đã cho ra đời bộ sách “Ăn để sướng hay ăn để sợ?” nhằm giành lại công bằng cho thực phẩm bằng cách cung cấp kiến thức và củng cố niềm tin cho người tiêu dùng. Cái "khó" trong tính cách của ông Vũ Thế Thành chính là điểm sáng đóng góp cho hành trình dài hơi mang tên: "phơi bày" sự thật của An Toàn Thực Phẩm. Những sự thật đó sẽ được chuyên gia Vũ Thế Thành phơi bày như thế nào trong cuộc trò chuyện cùng nhà báo Vũ Kim Hạnh tại 5W1H Podcast? Mời các bạn cùng theo dõi! #maybepodcast #5W1Hpodcast #maybevn 02:38 - GIẢI OAN CHO NƯỚC MẮM TRUYỀN THỐNG 03:12 - (How) Câu chuyện liên quan đến arsenic trong nước mắm truyền thống xảy ra như thế nào? 06:15 - TỪ SECONDHAND TỚI THỰC PHẨM AN TOÀN 06:51 - (What) Công việc tư vấn kỹ thuật cho người tiêu dùng trước đây có gì khác hiện tại? 13:53 - (How) Lựa chọn “An toàn thực phẩm” hay “Quản trị chất lượng”? 25:55 - TIÊU CHUẨN XUẤT KHẨU QUA 20 NĂM 26:40 - (How) Tiêu chuẩn an toàn thực phẩm trong 20 năm qua đã có những thay đổi như thế nào? 30:13 - ĐỪNG BẤT CÔNG VỚI TRUYỀN THỐNG 31:43 - (How) Hiểu về các cảnh báo an toàn vệ sinh thực phẩm? 41:15 - ĂN ĐỂ SƯỚNG HAY ĂN ĐỂ SỢ? 42:40 - (What) Những định kiến nào cần chú ý khi nói về thức ăn? 03:12 - GIẢI OAN CHO NƯỚC MẮM TRUYỀN THỐNG 06:47 - TỪ SECONDHAND TỚI THỰC PHẨM AN TOÀN 14:27 - Lựa chọn “An toàn thực phẩm” hay “Quản trị chất lượng”? 26:32 - TIÊU CHUẨN XUẤT KHẨU QUA 20 NĂM 27:12 - Tình hình cập nhật tiêu chuẩn an toàn thực phẩm trong 20 năm qua như thế nào? 30:51 - BẤT CÔNG VỚI THỰC PHẨM TRUYỀN THỐNG 32:20 - Nên hiểu về các thông tin cảnh báo thực phẩm như thế nào? 41:54 - ĂN ĐỂ SƯỚNG HAY ĂN ĐỂ SỢ? 43:11 - Những định kiến nào cần chú ý khi nói về thức ăn? 50:29 - (What) Anh muốn lưu ý gì thêm với người xem về vấn đề ăn để sợ?
Khi ngành nông sản Việt Nam những năm trước đây vẫn đi theo con đường xuất khẩu tiểu ngạch với các nước lân cận thì có một “người trẻ” hiếm hoi đã thành công xuất khẩu chính ngạch, chinh phục được nhiều ông lớn trên thị trường thế giới và được mệnh danh là “Ông Vua xuất khẩu trái cây”, doanh nhân Nguyễn Đình Tùng - Tổng Giám Đốc công ty xuất khẩu nông sản Vina T&T Group. Con đường sự nghiệp của Doanh nhân Nguyễn Đình Tùng đã trải qua rất nhiều ngành nghề hầu như không liên quan nhau, nhưng lại tình cờ đưa anh đến một thành công vang dội đáng ngưỡng mộ. Bằng đam mê trinh thám từ thuở nhỏ, anh tốt nghiệp trường Trung Cấp Cảnh Sát và công tác tại Công An Quận 3, cho đến cuối những năm 90, anh rời khỏi ngành, bắt đầu lại với một công việc ở một vị thế hoàn toàn mới, đó là bảo vệ của một nhà hàng. Từ đó, anh dần thăng chức lên vị trí tiếp thực, phục vụ rồi tổ trưởng, sau đó, anh làm việc tại một cửa hàng cà phê ở sân bay và rồi được mời về làm nhân viên tại một công ty logistic, chính thức đánh dấu cột mốc cho mối lương duyên của anh với nghề xuất nhập khẩu. Năm 2010, anh Nguyễn Đình Tùng khởi nghiệp với ngành xuất khẩu nông sản. Vượt qua tất cả những khó khăn về sự khó tính của thị trường, sự thiếu thốn về công nghệ, và thách thức của dịch covid19, anh đạt được những thành công đầu tiên với trái thanh long và gặt hái thành tựu vang dội với trái nhãn ở thời điểm đại dịch. Thành tựu xuất khẩu nhãn này không chỉ mang lại lợi nhuận khổng lồ, mà còn có một điều cao quý hơn cả, chính là niềm tin và sự yêu mến của người nông dân dành cho anh, bởi sự nhiệt thành trong công tác giúp đỡ bà con giải quyết vấn nạn nông sản ùn ứ do ảnh hưởng của đại dịch. Hành trình đi đến đỉnh cao xuất khẩu nông sản của anh Nguyễn Đình Tùng có thể hình dung như 2 con đường song hành của những rủi ro và sự may mắn, bởi trong những chuỗi thất bại, rủi ro ấy, anh đều tìm thấy một cơ hội cho mình, hay theo cách mà anh thường nói vui là do “may mắn”. Cuộc gặp gỡ giữa Nhà Báo Vũ Kim Hạnh sẽ mang lại cho bạn một góc nhìn trọn vẹn về một doanh nhân trẻ thành công bởi một khối óc nhạy bén, một tầm nhìn sâu rộng và một tinh thần vô cùng lạc quan, anh Nguyễn Đình Tùng. #maybepodcast #5w1hpodcast #maybevn #VinaT&T 03:09 - KINH DOANH TỪ TRƯỜNG ĐỜI 04:35 - (How) Con đường trở thành nhà xuất khẩu trái cây diễn ra như thế nào? 08:37 - CÁI KHÓ LÓ CÁI KHÔN 17:06 - (How) Câu chuyện xuất khẩu dừa tươi sang Mỹ diễn ra như thế nào? 21:12 - NÔNG DÂN VÀ CHÍNH SÁCH 21:42 - (How) Hiện nay tình hình kinh doanh của người nông dân và thương lái là như thế nào? 24:57 - THỜI ĐIỂM VÀNG TRONG KINH DOANH 25:16 - (What) Những vấn đề gì cần thay đổi trong chính sách và đội ngũ sát cánh với người nông dân hiện tại? 27:10 - (How) Việc thông tin và dự báo thị trường hiện nay có hỗ trợ tốt cho người dân hay không? 30:42 - (What) Cần có những sự thay đổi gì trong việc thông tin và dự báo thị trường? 35:46 - LỜI KHUYÊN CHO BẠN TRẺ KHỞI NGHIỆP 36:30 - (What) Lời khuyên gì cho các bạn trẻ khởi nghiệp? 42:21 - (How) Các bạn tre có nên vừa khởi nghiệp vừa theo đuổi công việc ổn định của mình? 44:42 - BÀI HỌC TRIỆU ĐÔ 44:59 - (How) Chuỗi trái cây VinaT&T hiện phát triển như thế nào?
“Người Hà Lan không bán hoa Tulip, mà họ bán củ giống, đó là kỹ nghệ trăm năm”- Doanh nhân Mai Thị Hồng bật mí trong cuộc nói chuyện cùng nhà báo Kim Hạnh trong tập 5W1H mới nhất. Doanh nhân Mai Hồng vốn là một người có nền tảng kinh doanh đã thử sức và thành công ở nhiều ngành hàng. Vào năm 2000, dưới sự thuyết phục của những người bạn thân, chị bén duyên với ngành kinh doanh giống hoa từ Hà Lan- xứ sở hoa Tulip. Từ cái duyên với nghề kinh doanh hoa, những mối duyên khác đã nảy nở khi mà đến nay, chị Mai Hồng trở thành một điều phối viên hỗ trợ và xúc tiến thương mại & nông nghiệp giữa Việt Nam - Hà Lan, tạo điều kiện cho nhiều doanh nghiệp Việt tiếp cận với thị trường Hà Lan nói riêng và Châu Âu nói chung. Dưới tầm nhìn của một nhà kinh doanh lâu năm, doanh nhân Mai Thị Hồng đã mang đến cho 5W1H Podcast một góc nhìn sâu sắc về Hà Lan, đất nước nằm dưới mực nước biển với nền kinh tế rất khó khăn ở độ nửa thập kỷ trước, nay đã vươn lên tầm cao trong kinh tế với nền nông nghiệp kỹ thuật cao, xuất khẩu đứng thứ 2 thế giới và đặc biệt là đặc biệt là không ngừng phát triển để giữ vị trí số 1 trong lĩnh vực kinh doanh hàng trăm năm của họ, ngành kinh doanh giống hoa. Một xứ sở hoa Tulip xinh đẹp, một “dân tộc Hà Lan” thông minh, trung thực, nhiệt huyết đã gầy dựng nền nông nghiệp kỹ thuật tiên tiến bậc nhất thế giới, một quốc gia “trăm năm bán hoa” đáng để chúng ta học hỏi trong nghề làm nông như thế nào? Và, tầm nhìn về sự phát triển trong ngành Nông Nghiệp của đất nước đang phát triển như Việt Nam, đặc biệt là những vùng sâu vùng xa trong tương lai sẽ ra sao? Hãy cùng lắng nghe tại cuộc đối thoại tại 5W1H Podcast. #maybepodcast #maybevn #5w1hpodcast 1:17 - TỪ HOA ĐẾN GIỐNG 1:47 - (What) Cơ duyên nào dẫn em đến việc kinh doanh khá lạ này? 5:09 - NGÀNH CÔNG NGHIỆP TỶ ĐÔ 5:52 - (What) Những điều ấn tượng về đất nước Hà Lan 7:33 - (How) Ngành kinh doanh giống của Hà Lan phát triển như thế nào? 9:41 - ( How) Công việc ghi chép quy trình sản xuất của nông dân Việt Nam? 12:09 - HỢP TÁC XÃ HÀ LAN 12:20 - (Who) Những người trẻ Hà Lan có đi theo nông nghiệp hay không? 14:39 - CÔNG NGHỆ VÀ NÔNG NGHIỆP 15:15 - (How) Những vùng cao của Việt Nam ứng dụng công nghệ trong nông nghiệp như thế nào? 17:51 - (What) Người Việt thường mua giống hoa để làm gì? 19:32 - KINH DOANH QUA ĐƯỜNG BIÊN 19:50 - (How) Việc kinh doanh ảnh hưởng như thế nào đến tính cách? 20:44 - (Why) Vì sao em chọn tên công ty là Thiên Điểu 22:28 - (What) Có những điều thú vị gì trong chuyến đi cùng đoàn doanh nhân Hà Lan vừa qua? 25:47 - (What) Có câu chuyện ấn tượng nào ở vùng Tây Bắc cao và xa xôi đó? 28:19 - CHUYỆN HOA TULIP 28:46 - (What) Em nghĩ tới điều gì khi thấy hoa Tulip xuất hiện? 32:46 - NÔNG SẢN TRONG TƯƠNG LAI 33:35 - (How) Bước tiến của người trẻ Việt Nam khởi nghiệp trong ngành nông sản như thế nào?
Tháng 3 năm 2021, cái tên “Ông Thanh Long” được người từ khắp vùng miền dùng để ca ngợi người không chỉ sáng tạo mà còn “lăng xê” miễn phí công thức làm bánh mì thanh long trên mạng xã hội, với mục đích duy nhất là giúp bà con nông dân giải quyết ùn ứ thanh long trong đại dịch. Và sau trái thanh long ấy là sầu riêng, thơm..vv.v đi cùng với bánh trung thu, bánh mì hay kem, là những sản phẩm tiếp tục được làm nên bằng “Trí” sáng tạo cùng cái “Tâm” với nông sản Việt của ông. Mấy năm đại dịch covid-19 hoành hành, mọi bộ phận dân chúng nước ta rơi vào khó khăn, nông dân khổ sở với thanh long ruột đỏ được mùa tồn đọng, những người hùng túc trực nơi tuyến đầu chống dịch mất ăn mất ngủ, người dân thiếu lương thực dưới chỉ thị giãn cách cao nhất. Có một người, bằng tất cả Tâm-Tài-Trí-Tín của mình, đã sẵn sàng đứng ra cứu giúp “đồng bào” trong cảnh hoạn nạn, đó là người mà sau một cuộc trò chuyện, 5W1H Podcast kính nể gọi ông là vị “Trượng Phu Bánh Mì”, Tổng Giám Đốc công ty ABC Bakery Kao Siêu Lực. Và, cũng bắt nguồn từ cái tâm, Go Gelato là thương hiệu sản xuất & kinh doanh loại kem cao cấp xuất xứ từ Ý mà ông Kao Siêu Lực sáng lập để phục vụ khẩu vị của người tiêu dùng Việt Nam, đồng thời đánh dấu lộ trình không ngừng nỗ lực sáng tạo, tiếp nối thành công dài 17 năm của ABC Bakery. Nói về hành trình 17 năm, trước đó, ông đã gặt hái thành công với hãng bánh lâu đời mang tên Đức Phát, sau biến cố trong hôn nhân, ông chuyển nhượng thương hiệu cho vợ cũ, và đến hiện tại, Kao Huy Minh - người con thứ của ông đã tiếp nối trọng trách phát triển thương hiệu này. Cái tên ABC Bakery không chỉ là kết quả của một chiến lược quảng bá thương hiệu, mà nó được đặt bởi tên 3 người con của ông Kao Siêu Lực, ẩn chứa tình yêu vô bờ bến của một người cha, một vị trượng phu vì gia đình mà sẵn sàng gầy dựng lại cơ đồ. Bằng cái “Tài” và cái “Tín”, ông đã dẫn dắt “bộ máy” ngày ấy của mình đi đến sự thành công của ABC Bakery ngày nay. Những cú điện thoại khuya gọi từ đầu dây của một người, mang sự lo lắng cho y bác sĩ tuyến đầu chống dịch, mang niềm xúc động cho nỗi khổ của người dân trong thời kỳ đại dịch, và những câu chuyện xưa khác được kể trong buổi đối thoại, có lẽ nói đúng hơn là cuộc trò chuyện thân tình giữa hai người bạn tâm giao, sẽ mang đến cho bạn một cảm xúc khó tả, và một góc nhìn chân thật về vị “Trượng Phu” đúng nghĩa. Cuộc hội ngộ giữa Nhà báo Vũ Kim Hạnh và Doanh nhân Kao Siêu Lực dưới ống kính của 5W1H Podcast, mời bạn cùng lắng nghe và chiêm nghiệm.
Bạn có thể tìm hiểu về Liên Hiệp Quốc - tổ chức liên chính phủ lớn nhất thế giới - nhưng để thực sự hiểu rõ những gì diễn ra trong “hậu trường” của tổ chức này, cách duy nhất mà bạn có thể làm là gặp gỡ trực tiếp một người đã làm tại LHQ, đặc biệt là với vai trò cố vấn trong những sự kiện mang tính bước ngoặc trong lịch sử thế giới trong hơn nửa thế kỉ qua. Dân chủ thật sự là gì? Liệu nhân quyền có chỉ đơn thuần là quyền được sống? Bản sắc dân tộc là gì khi ta vươn mình ra thế giới? Hay những câu chuyện về mâu thuẫn chính trị tầm quốc gia xuất phát từ những lý do rất cá nhân, và có thể được giải quyết bằng một cuộc trò chuyện đậm chất “bố già” bên làn khói xì-gà và ly whiskey màu hổ phách? Trên 5W1H Podcast, nhà ngoại giao Việt Nam Nguyễn Hữu Động, người “không có quốc tịch” chia sẻ với bạn những sự kiện chính trị đằng sau các cuộc bỏ phiếu dân chủ trên toàn cầu, những nguyên tắc và khía cạnh đen tối của tổ chức đa quốc gia này, cũng như những câu chuyện thú vị về vị tổng thống da đen đầu tiên Nelson Mandela và những người tài giỏi khác ông đã gặp trong cuộc sống. Nửa cuộc đời làm việc tại Liên Hiệp Quốc, ông Động đã rút ra những bài học quý báu về chính trị, sự khiêm tốn, và trách nhiệm của một nhà lãnh đạo. Ngoài ra, ông sẽ trả lời các câu hỏi thú vị về cách giữ bản sắc dân tộc trong khi làm việc tại một tổ chức đa quốc gia, tại sao Liên Hiệp Quốc không cho phép chuyên viên của tổ chức là “người có học vị”, và nhiều hơn thế nữa. Hành trình tổ chức bầu cử mấy mươi năm của ông Nguyễn Hữu Động đi qua vô số quốc gia, từ Nicaragua, Haiti, Eritrea..vv.v và đến Nam Phi là cuộc bầu cử sau cách mạng bãi bỏ chế độ diệt chủng Apartheid. Gặp gỡ vị tổng thống da đen đầu tiên trên thế giới Nelson Mandela và làm việc với vô số người tài giỏi từ đa sắc tộc, ông Động tiếp tục ghi chép vào quyển vở của mình những bài học về sự thật của “nhân quyền”, đức tính khiêm tốn cần có của một nhà lãnh đạo, điếu xì gà của một vị anh hùng trong cuộc cách mạng Mexico..v.vv Và còn nhiều hơn thế nữa những câu hỏi thú vị mà có thể một “người thường” như chúng ta chưa bao giờ nghĩ đến, nghe đến, khi “Lều Báo” (như cách tự trào mà cô Vũ Kim Hạnh nói trong chương trình) gặp “Lều Ngoại Giao” Nguyễn Hữu Động, tất cả sẽ được hé mở. 2:25 - Nhà trung gian Hoà Bình 4:32 - (What) Vai trò của ông tại LHQ là gì? 10:18 - (Where) Nơi nào có cuộc bầu cử ấn tượng nhất trong quá trình ông làm việc tại Liên Hiệp Quốc? 24:17 - (Why) Tại sao một chuyên viên Liên Hiệp Quốc lại không có quốc tịch và học vị? 33:45 - Ngoại giao cigar 39:51 - Bảo tồn bản sắc dân tộc 40:17 - (How) Làm sao để giữ bản sắc dân tộc khi là một chuyên viên Liên Hiệp Quốc? 44:00 - (How) Làm sao để xứng đáng đại diện Việt Nam trở thành một chuyên viên cấp cao tại Liên Hiệp Quốc? 50:38 - Công bằng, Dân chủ, Văn minh 52:19 - (What) Dựa trên nền tảng nào mà Liên Hiệp Quốc đảm bảo tính công bằng trên các quốc gia? 01:01:53 - Ông ngoại giao và nhạc Trịnh? 01:02:35 - (Why) Tại sao ông lại nghe nhạc Trịnh Công Sơn? 01:09:09 - Vài chuyện bên lề Nhà ngoại giao Nguyễn Hữu Động - có 32 năm làm việc ở Liên Hiệp Quốc, sau đó 18 năm LHQ tiếp tục mời ông làm nhà sứ giả hoà bình, quản lý các cuộc bầu cử của Liên Hiệp Quốc #maybevn #5w1hpodcast #thâmcungbísửngoạigiao
Ông Trần Việt Anh có thể được xem là doanh nhân đi đầu trong hai cột mốc quan trọng của ngành sản xuất bao bì nhựa tại Việt Nam: Giai đoạn “ve chai” những năm 80 của thế kỉ trước và giai đoạn “tự hủy” của xu hướng kinh tế bền vững hiện đại. Câu chuyện về hành trình khởi sự và tầm nhìn về vai trò của ngành sản xuất trong nền kinh tế đã được ông chia sẻ trong cuộc trò chuyện cùng nhà báo Vũ Kim Hạnh tại chương trình 5W1H podcast. Sinh ra trong gia đình truyền thống cách mạng và tốt nghiệp ngành kỹ sư cơ khí đại học Bách Khoa và năm 1986, những tưởng sẽ ổn định với vị trí kĩ sư trong cơ quan nhà nước, chàng trai Trần Việt Anh lại có một ý chí khác, đầy rủi ro nhưng lại là bước ngoặt thay đổi tất cả. Cuối thập niên 80, nhìn thấy nhu cầu và tiềm năng lớn của ngành sản xuất bao bì cùng khát khao làm được một điều to lớn cho sự nghiệp bản thân và cộng đồng, ông rời khỏi công việc mang tương lai vững chắc dù bị gia đình phản đối để dấn thân vào ngành sản xuất bao bì với công ty Nam Thái Sơn. Trong quá trình xuất khẩu bao bì ra nước ngoài, ông Trần Việt Anh không ngừng nắm bắt và học hỏi công nghệ sản xuất bao bì nhựa sinh học có khả năng tự huỷ từ nước bạn. Đến 2008, công ty Nam Thái Sơn đã sản xuất thành công loại bao bì này và từ đó trở thành đơn vị cung cấp bao bì nhựa sinh học đứng đầu tại Việt Nam vào những năm 2010. Ngành sản xuất, cung ứng bao bì tự huỷ không chỉ đặt ra những thách thức về mặt công nghệ mà còn vô cùng khó khăn bởi sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt trên thị trường trong và ngoài nước. Với tầm nhìn “buôn có bạn, bán có phường” cùng chiến lược lựa chọn các thị trường ngách độc đáo, khác biệt, Nam Thái Sơn đã và đang tự tin cạnh tranh với các công ty lớn trên thế giới, đặc biệt là tại Anh và Trung Quốc. Có lẽ câu chuyện về những sản phẩm như túi đựng phân cho thú cưng hay túi tiện lợi cho phụ nữ văn phòng đều xứng đáng đại diện cho con mắt tinh tường và tinh thần “dám nghĩ-dám làm” của doanh nhân Trần Việt Anh. Tất cả đều được ông chia sẻ rất thẳng thắng tại 5W1H Podcast. Đồng hành cùng doanh nhân Trần Việt Anh trên con đường 30 năm sản xuất bao bì chính là những trăn trở về trách nhiệm đối với môi trường, với cộng đồng cùng sự tâm huyết, sự tự hào cũng như tự tin đối với ngành sản xuất nói chung. Đây cũng là nguồn cảm hứng to lớn dành cho những người trẻ đang tìm kiếm cho mình một định hướng phát triển cho tương lai. 01:30 - CHUYỆN BAO BÌ BỘT BẮP 03:00 - (Why) Tại sao ông lại chọn ngành sản xuất bao bì sinh học? 07:00 - (What) Những khó khăn mà anh gặp phải khi bắt đầu sản xuất bao bì sinh học? 12:10 - (How) Cuộc cạnh tranh trong lĩnh vực bao bì tái chế trên thế giới diễn ra như thế nào? 17:30 - TIỀM NĂNG BẤT NGỜ TỪ THỊ TRƯỜNG NGÁCH 21:55 - CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT TÚI TỰ HUỶ 22:00 - (How) Làm sao để sản xuất túi tự huỷ từ tinh bột? 25:19 - TIỀM NĂNG SẢN XUẤT NGÀNH NGUYÊN VẬT LIỆU TỰ HUỶ TẠI VIỆT NAM 27:36 - KINH TẾ XANH, KINH TẾ TUẦN HOÀN 27:40 - (What) Anh nghĩ như thế nào về vai trò của doanh nghiệp trong việc phổ cập cho người dùng về kinh tế xanh? 36:33 - HIỆP HỘI TÁI CHẾ RÁC THẢI VIỆT NAM 37:35 - (How) Hội tái chế Việt Nam ra đời như thế nào? 40:10 - (What) Sự khác biệt giữ hội tái chế 3 miền Bắc, Trung, Nam? 41:15 - TẦM NHÌN TƯƠNG LAI TỪ QUÁ KHỨ 41:32 - (What) Những điều khác biệt giữa tầm nhìn với thực tế của anh cách đây 30 năm? 50:24 - TƯ DUY SẢN XUẤT, TƯ DUY TRẺ
Bạn có biết mật hoa Dừa có thể chế biến ra rất nhiều thực phẩm thay thế cho đường mía mà lại tốt cho sức khỏe? Và, hơn thế nữa, người dân ở Trà Vinh đang có cơ hội nhận được nguồn thu mới đơn giản từ cây dừa lâu năm: Tín Chỉ Carbon? Hãy cùng 5W1H và nhà báo Vũ Kim Hạnh khám phá trong cuộc trò chuyện lần này. Khách mời đặc biệt của 5W1H là đôi vợ chồng Thạc Sĩ đã cùng nhau sáng lập và điều hành Sokfarm - Công Ty TNHH Trà Vinh Farm chuyên sản xuất sản phẩm hữu cơ từ mật hoa dừa nước, anh Phạm Đình Ngãi và chị Thạch Thị Chal Thi. Anh Đình Ngãi là Thạc Sĩ chuyên ngành kỹ thuật điện và chị Chal Thi là Thạc Sĩ chuyên ngành công nghệ thực phẩm. Với tình yêu quê hương và nỗi trăn trở về tài nguyên bản địa, hai vợ chồng anh đều từ bỏ công việc ổn định ở Sài Gòn để trở về Trà Vinh khởi nghiệp với cây cùng những người nông dân Khmer nơi đây. Sokfarm có thể được xem là doanh nghiệp đầu tiên đạt các chứng nhận Hữu Cơ trên nhiều quốc gia khó tính cho các sản phẩm từ mật hoa dừa của mình. 3 năm trên hành trình khởi nghiệp, vợ chồng anh Ngãi có thể nói là đạt được thành công bước đầu khi đã điều hành Sokfarm đến đà phát triển từ một công ty khởi nghiệp thành một doanh nghiệp được nhiều doanh nhân quan tâm. Với triết lý kinh doanh hướng đến “Nông Nghiệp Hạnh Phúc”, Sokfarm không chỉ xây dựng và phát triển các sản phẩm chế biến thuần chay từ mật dừa nước mà quan trọng hơn cả là góp phần tăng giá trị lao động, cải thiện đáng kể chất lượng sống của người nông dân trồng dừa tại Trà Vinh. Khi lần đầu được biết đến Tín Chỉ Carbon, một khái niệm mới trên thế giới, một loại hình kinh doanh với mục đích bảo vệ môi trường, Anh Đình Ngãi đã nhìn thấy được thêm một hướng đi bền vững cho ngành trồng dừa, đó là trồng dừa thu mật và bán tín chỉ Carbon. Theo anh, đây chính là xu hướng tất yếu của phát triển Nông Nghiệp nước ta, đặc biệt là tại các vùng đang bị xâm nhập mặn như khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Cuộc trò chuyện giữa nhà báo Kim Hạnh và vợ chồng anh Ngãi đã chạm đến cảm xúc của 5W1H Podcast bởi sự chân thật, tâm huyết trong từng lời kể của anh chị. Mời bạn cùng lắng nghe và cảm nhận những câu chuyện, tầm nhìn và triết lý kinh doanh của hai người trẻ với hoài bão và quyết tâm lớn lao trong việc kiến tạo hạnh phúc vững bền: anh Phạm Đình Ngãi và chị Thạch Thị Chal Thi. 2:38 - Từ ca cao đến dừa nước 7:00 - (What) Những khó khăn mà anh Phạm Đình Ngãi đã đối mặt trong giai đoạn khởi nghiệp 10:52 - (How) Làm sao để thuyết phục khách hàng sử dụng sản phẩm của mình 12:55 - (What) Những kỉ niệm về quá trình bắt đầu với dừa nước? 14:17 - Tư duy công nghệ và đầu tư công nghệ 17:35 - (How) Hai vợ chồng đã đối diện với thất bại như thế nào? 22:19 - (How) Anh đã tiếp cận với cơ hội tham gia thị trường Quốc tế như thế nào? 25:45 - Cân bằng lợi ích là nền tảng phát triển 28:14 - (How) Hiện nay sản lượng thu mua từ người nông dân là bao nhiêu 34:05 - (What) Định hướng nghiên cứu và phát triển sản phẩm trong thời gian tới? 39:00 - (How) Chi phí cho việc chứng nhận hữu cơ cho các sản phẩm từ mật hoa dừa là bao nhiêu? 41:18 -(What) Chiến lược kinh doanh và marketing cho Sokfarm? 43:00 - (What) Marketing chân thật là gì? 44:28 - (How) Sokfarm quan tâm thế nào đến các giá trị dinh dưỡng của sản phẩm 46:25 - (How) Làm sao để cân bằng giữa công việc và gia đình? 49:40 - Bí quyết kêu gọi đầu tư 52:04 - (What) Những trở ngại gặp phải trong quá trình tiếp xúc với các đại lý phân phối sản phẩm? 56:36 - Sokfarm và tín chỉ Carbon 56:47 - (How) Sokfarm đã tiếp cận tín chỉ Carbon như thế nào?
CHỦ TỊCH HĐQT CT VINAMIT NGUYỄN LÂM VIÊN | NÔNG NGHIỆP VÌ SỰ SỐNG Khách mời đến với 5W1H podcast lần này là ông Nguyễn Lâm Viên, nhà sáng lập và điều hành công ty VINAMIT, thương hiệu trái cây sấy dẫn đầu thị trường Việt Nam và có mặt trên nhiều nước trên thế giới. Là một người bằng hữu lâu năm, ông Viên thường được Nhà báo Vũ Kim Hạnh gọi vui là “Ông Hữu Cơ”. Từ khi còn trẻ, Doanh nhân Nguyễn Lâm Viên đã mang tố chất của một nhà lãnh đạo kinh doanh nhanh nhạy với thị trường cùng đầu óc của một nhà nghiên cứu khoa học với tư duy đổi mới. Là một người đam mê học hỏi, đặc biệt là trong ngành nông nghiệp, khi không được trường dạy Nông Nghiệp nào nhận, ông đã chấp nhận theo học tại công ty nông trường Sông Ray. Cũng chính nhờ trở ngại đầu tiên này mà ông có cơ hội tiếp xúc với lĩnh vực kinh doanh khi phụ trách công tác xuất khẩu cây gỗ. Sau đó, ông rời nông trường và về Sài Gòn khởi nghiệp lần đầu tiên với lĩnh vực mây tre lá và gặt hái thành công, trở thành một doanh nhân có tiếng tăm với công ty xuất khẩu mây tre lá có thứ hạng tại miền Nam. Từ việc xuất khẩu, ông tiếp cận được thị trường kinh doanh ở Hồng Kông, Đài Loan và tạo bước đệm cho công cuộc nghiên cứu nông nghiệp ở nước ngoài của mình. Trải qua hành trình dài nghiên cứu, ông Nguyễn Lâm Viên đã tích lũy được vốn kiến thức lớn về nông nghiệp ở rất nhiều quốc gia phát triển từ Âu đến Á. Năm 1986, khi đến Đài Loan, ông đã được tiếp xúc với công nghệ hút chân không tạo ra trái cây sấy khô từ khá sớm (công nghệ vừa được phát minh năm trước đó 2 năm). Dựa trên kiến thức và công nghệ học hỏi được, ông chọn cho mình một loại trái cây mà ông luôn dành tình yêu đặc biệt - trái Mít - để sản xuất trái cây sấy, một loại cây rất Việt Nam, dễ trồng và cho trái quanh năm. Từ đó, sản phẩm mít sấy được tạo ra, đặt nền móng cho ngành trái cây sấy trong nước nói chung và sự phát triển của công ty Vinamit nói riêng ngày hôm nay. Không dừng lại ở việc kinh doanh đơn thuần, với khát khao thay đổi sự sống, cải thiện sức khỏe của con người hiện đại, Doanh Nhân Nguyễn Lâm Viên bước tiếp đến sự nghiệp nghiên cứu nông nghiệp hữu cơ và được người ta ngưỡng mộ gọi với cái tên “Ông Hữu Cơ”, bởi ông là người chinh phục được nhiều chứng nhận chuẩn hữu cơ nhất tại Việt Nam. Nền tảng đó được ông xây dựng là để phục vụ cho sứ mệnh phát triển và lan tỏa “Nông Nghiệp Vì Sự Sống” của mình. Con đường đi đến thành công của Doanh Nhân Nguyễn Lâm Viên không có hoa hồng, mà đó là vô số những chông gai, thử thách bởi ông đã phải đối mặt với những khó khăn, mất mát rất lớn. Tuy vậy, ông vẫn luôn bước lên phía trước và chinh phục thành công, trở thành một doanh nhân, nhà nghiên cứu, và một vị lãnh đạo có tâm, có tầm. Đâu là chìa khóa dẫn đến cánh cửa thành công của ông Nguyễn Lâm Viên, mời bạn cùng tìm hiểu qua cuộc trò chuyện hỏi đáp của Nhà Báo Vũ Kim Hạnh và Doanh Nhân Nguyễn Lâm Viên tại 5W1H Podcast.
Ông Lý Ngọc Minh, người sáng lập thương hiệu gốm sứ Minh Long nổi tiếng không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới là khách mời của 5W1H Podcast lần này. Trong cuộc trò chuyện cùng nhà báo Vũ Kim Hạnh, ông đã có những chia sẻ lý thú về công nghệ nung 1 lần nhiệt độ cao độc đáo cùng góc nhìn về Nhân-Sinh quan của một con người vượt lên trên hoàn cảnh mồ côi trở thành nhà công nghiệp nổi bật của nước nhà. Nghệ nhân Lý Ngọc Minh sinh năm 1953 trong một gia đình truyền thống làm nghề gốm tại sông Bé, Bình Dương, nơi được gọi là cái nôi của nghề gốm sứ miền Nam. Cha mất sớm, ông cùng mẹ vừa làm gốm vừa làm nhiều nghề để nuôi gia đình. Đến năm 12 tuổi, nhìn thấy những sản phẩm gốm sứ Nhật Bản và Trung Quốc tại một cuộc triển lãm, ông đã vô cùng ấn tượng bởi chất lượng và sự tinh xảo của đồ gốm nước bạn. Từ đó, ông nhen nhóm ước mơ và khát vọng tạo ra một cuộc “cách mạng” nâng tầm gốm sứ Việt Nam. Ở thời điểm đất nước giải phóng, việc kinh doanh đồ gốm tạm bị gián đoạn, ông lấn sân sang nông nghiệp với nghề trồng cây đu đủ, bắp cải và khá thành công. Nhờ đó, ông Minh dành dụm được một số vốn giúp tái khởi động nghề làm gốm sứ của mình cũng như bắt đầu hành trình chinh phục những đỉnh cao mới trong lĩnh vực này. Sau hàng thập kỉ nghiên cứu, ông chính thức làm nên điều kỳ diệu cho ngành gốm sứ Việt Nam và cả thế giới khi tạo ra công nghệ nung 1 lần với nhiệt độ 1380 độ C giúp giảm năng lượng tiêu thụ, tối ưu hóa lao động và tăng năng suất cũng như chất lượng của sản phẩm theo tiêu chuẩn Thế giới. Năm 2020, ông chính thức được nhà nước phong tặng danh hiệu cao quý - Nghệ Nhân Nhân Dân. Cho đến nay, Nghệ nhân Nhân dân (NNND). Lý Ngọc Minh cùng đội ngũ của mình liên tục thành công sản xuất gốm sứ bằng những công nghệ mới, tạo những sản phẩm mới như nồi sứ dưỡng sinh, bộ gốm sứ 12 con giáp nổi tiếng mỗi dịp Tết Nguyên Đán… Yếu tố nào đã giúp ông không ngừng chinh phục những đỉnh cao mới của ngành gốm sứ, câu chuyện đằng sau những sản phẩm mỹ nghệ tinh xảo của Gốm Sứ Minh Long…tất cả sẽ được giải đáp trong cuộc hỏi đáp giữa Nhà Báo Vũ Kim Hạnh và NNND. Lý Ngọc Minh. 01:48 - MINH LONG VÀ HÀNH TRÌNH NỬA THẾ KỶ 03:08 - (What) Nhận xét về hành trình 52 năm của công ty Minh Long 07:18 - (Why) Tại sao ông không tiếp tục theo con đường nông nghiệp? 09:16 - 1 LẦN - 1 NGÀY - 1380 ĐỘ - ĐẤT HOÁ “VÀNG” 09:40 - (What) Con số 1380 có ý nghĩa gì? 12:57 - (How) Ông đã tạo ra công nghệ nung 1 lần 1380 độ C như thế nào? 26:07 - GỐM SỨ VÀ TỰ ĐỘNG HOÁ 31:00 - GỐM SỨ CỨNG, SỨC MẠNH MỀM 34:02 - (How) Dòng sản phẩm sứ dưỡng sinh của Minh Long đã ra đời như thế nào? 51:09 - GỐM SỨ VÀ MỸ THUẬT 53:39 - (How) Làm thế nào để tạo ra một sản phẩm gốm sứ vừa bền, vừa mang tính mỹ thuật và vừa có hồn?
5W1H Podcast lần này mang đến cho bạn một cuộc trò chuyện thú vị giữa Nhà báo Vũ Kim Hạnh với một nhân vật đã tạo ra HERA, chiếc drone thuần Việt đầu tiên làm dậy sóng giới công nghệ thế giới. Đó là Doanh nhân - Tiến sĩ Lương Việt Quốc, CEO công ty công nghệ RtRobotics. Có một tuổi thơ cơ cực và phải ra đời lúc còn nhỏ với gánh chanh ớt, anh Việt Quốc đã trải qua một hành trình dài không ngừng nỗ lực theo đuổi việc học với giấc mơ thoát nghèo và khát khao kiến thức. Sau khi hoàn thành chương trình Trung cấp tại TP.HCM, anh học lên đại học tại chức. Với khả năng tiếng Anh rất tốt (đạt 660/667 điểm TOEFL), anh đã liên tục gặt hái những thành tựu lớn như học bổng FulBright, tốt nghiệp xuất sắc Thạc sĩ kinh tế Đại Học Cornell, được cấp 8 suất học bổng Tiến Sĩ tại các trường danh giá và tốt nghiệp chương trình Tiến Sĩ Kinh Tế tại Đại Học Berkeley vào năm 2011. Bên cạnh con đường học vấn đáng ngưỡng mộ, TS. Lương Việt Quốc còn khiến chúng ta phải khâm phục với sự nghiệp ấn tượng của mình. Với kinh nghiệm vững chắc khi là chuyên gia công nghệ nhiều năm nghiên cứu và ứng dụng robot trong sản xuất tại Mỹ cùng tầm nhìn dài hạn về sự phát triển và ứng dụng của drone (máy bay không người lái), năm 2014 anh thành lập startup về drone tại San Francisco. Đến năm 2017, TS. Lương Việt Quốc thành lập Công ty RealTime Robotics Inc (RtR) tại Việt Nam, trở thành người Việt đầu tiên được cấp phép sản xuất drone. Tại RtR, anh mang đến niềm tự hào cho nước nhà khi đã chế tạo thành công HERA - drone thuần Việt gây dậy sóng giới công nghệ trên thế giới, được công nhận là có những ưu điểm vượt xa các sản phẩm drone khác trên thế giới đang dẫn đầu lúc bấy giờ. Cuộc nói chuyện với những câu hỏi từ 5W1H giữa nhà báo Kim Hạnh và khách mời TS. Việt Quốc sẽ cho ta hiểu rõ hơn về hành trình nỗ lực, tầm nhìn và những chuyện đời thú vị của anh cùng chiếc drone HERA. 01: 35 - TỪ GÁNH NẶNG CHANH ỚT ĐẾN CHIẾC DRONE THUẦN VIỆT ĐẦU TIÊN 04: 22 - Why- Tại sao lại chọn nghiên cứu và sản xuất thiết bị drone? 06: 33 - What - Lời khuyên nào dành cho các bạn trẻ muốn khởi nghiệp? 08:07 - CÀNH CÀ PHÊ VÀ NHỮNG BÀI HỌC THỰC TIỄN CỦA CUỘC SỐNG 11:00 - What - Anh quan tâm đến khía cạnh nào khi mang drone đến các triển lãm quốc tế? 13:00 - SMALLER - STRONGER - ROOMIER - ALL- ROUNDER 14:00 - How - Bằng cách nào anh đã sáng tạo ra chiếc drone thuần việt đầu tiên? 17:30 - How - Làm sao để chứng minh HERA là 100% Made in VietNam? 20:32 - TẦM NHÌN VỀ XU HƯỚNG CÔNG NGHỆ TƯƠNG LAI? 21:12 - How - Anh đánh giá thế nào về xu hướng tập trung vào phát minh sáng chế của Thành phố Hồ Chí Minh trong tương lai? 27:53 - SỰ THIẾT YẾU CỦA AN NINH THÔNG TIN 28:04 - How - HERA xử lý các vấn đề an toàn dữ liệu như thế nào? 31:08 - How - Làm sao để HERA bay khắp trên các cánh đồng Việt Nam? 32:50 - Why - Tại sao không nên phụ thuộc vào hệ thống drone nước ngoài? 37:00 - How - HERA giúp bảo vệ thông tin cho người sử dụng như thế nào? 40:45 - TẦM NHÌN VỀ CHIẾN LƯỢC VÀ NHÂN SỰ 41:03 - Where - Nguồn nhân lực của anh được phát triển từ đâu? 43:58 - How - Làm sao để giữ chân người tài? 45:56 - HERA VÀ VIVIAN 46:16 - Cái tên HERA có ý nghĩa gì? #5W1Hpodcast #LuongVietQuoc #VuKimHanh #RTRobotics #heradrone #vietnamspecials #maybepodcast #maybevn
Trong cuộc trò chuyện lần này, chúng ta cùng gặp gỡ Tiến Sĩ Nguyễn Thanh Mỹ, người phát minh công nghệ in offset CTP góp phần thay đổi cục diện ngành in ấn xuất bản thế giới. Xuất thân từ gia đình khó khăn, mồ côi cha và trải qua nhiều công việc lao động chân tay như bán “cà rem”, khuân vác…Tiến Sĩ Thanh Mỹ không những tốt nghiệp đại học Bách Khoa TP.HCM mà còn xuất sắc nhận được 2 học bổng NSERC và FCAR rồi trở thành Tiến Sĩ khoa học vật liệu và năng lượng tại Canada và Mỹ. Trước khi trở thành doanh nhân, Tiến Sĩ Thanh Mỹ sở hữu cho mình hàng trăm bằng sáng chế cùng bề dày kinh nghiệm khi từng làm việc tại những công ty lớn ở quốc tế như IBM, Sun Chemical, Kodak Polychrome Graphics. Đến năm 1997, ông chính thức bước vào lĩnh vực khởi nghiệp kinh doanh với mở đầu là công ty American Dye Source (ADS). Năm 2004, ông thành lập tập đoàn Mỹ Lan và làm việc với vai trò là CEO của tập đoàn cho đến khi về hưu. Ở tuổi 60, ông lại tạo một bước ngoặt mới khi quyết định khởi nghiệp với lĩnh vực nông nghiệp ngay tại quê nhà của mình. Cùng với các cộng sự, ông đã thành lập Rynan Technologies Vietnam tập trung phát minh và ứng dụng công nghệ vào canh tác nông nghiệp. Hiện nay, ông còn là chuyên gia tư vấn chuyển đổi số trong nông nghiệp cho một số tỉnh ĐBSCL. Để giải đáp về quyết định khởi nghiệp ở tuổi 60 và những quan điểm về quản trị doanh nghiệp, trách nhiệm xã hội và tầm nhìn về nguồn nhân lực của Tiến Sĩ Thanh Mỹ, mời bạn cùng tìm hiểu qua những câu hỏi của nhà báo Kim Hạnh dành cho ông tại tập phát sóng lần này: 1:35 - KHỞI NGHIỆP Ở TUỔI 60 1:43 (What) - Con số 60 có ý nghĩa gì với Tiến Sĩ Nguyễn Thanh Mỹ? 2:42 (Why) - Tại sao ông chọn nông nghiệp để khởi nghiệp? 8: 31 - ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ VÀO NÔNG NGHIỆP THÔNG MINH 8:50 (What) - Những chặng đường nào ông đã đi qua kể từ các trạm quan trắc? 14:18 (Why) - Tại sao lại xây dựng mạng lưới giám sát sâu rầy? 21:24 - TẦM NHÌN VỀ NGUỒN NHÂN LỰC 22:19 (What) - Chính sách thu hút nhân tài của Rynan Technologies là gì? 27:20 - TỪ QUAN TRẮC NƯỚC, BẮT CÔN TRÙNG ĐẾN NUÔI TÔM OXY 34:24 (How) - Cách thức đăng ký sở hữu bằng sáng chế trong nước và quốc tế? 36:22 - TÌNH HÌNH CHUYỂN ĐỔI SỐ Ở CÁC TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 37:09 (What) - Vai trò của ông trong việc hỗ trợ tỉnh Đồng Tháp chuyển đổi số? 41:04 (Where) - Việc chuyển đổi số hiện nay đang ở giai đoạn nào? #5W1Hpodcast https://www.youtube.com/hashtag/5w1hpodcast #TSNguyenThanhMy https://www.youtube.com/hashtag/tiensinguyenthanhmy #VuKimHanh https://www.youtube.com/hashtag/nhabaovukimhanh #maybepodcast #maybevn