Ở tập trước, chúng ta đã tìm hiểu cách để mở đầu buổi phỏng vấn nhóm. Và sau buổi phòng vấn, bạn sẽ “thu hoạch” được rất nhiều thông tin riêng rẽ? Vậy làm sao biến những thông tin này thành insight? Trong tập này, hãy cùng mình lắng nghe một ví dụ kinh điển trong ngành hàng bột giặt với “Dust is Good”. Để xem cách mà các marketer chuyển hoá thông tin thành insight nhé!
Trong tập này, mình sẽ mang đến một nội dung khá thú vị. Đó là quy trình “phá băng” (Ice Breaking) trong một buổi phỏng vấn nhóm. Đây là một kỹ năng không chỉ cần thiết đối với các marketer dấn thân vào con đường nghiên cứu người tiêu dùng, mà còn hữu ích cho nhiều lĩnh vực khác trong công việc và đời sống nữa. Bởi trong một buổi trò chuyện với những người mình mới mới quen làm sao có thể khiến họ cảm thấy thoải mái, cởi mở để dễ dàng chia sẻ tâm tư nguyện vọng từ đó khám phá những insight dấu kín? Xem thêm về kỹ thuật đặt câu hỏi đào sâu insight https://www.brandcamp.asia/course/40-Ky-thuat-dat-cau-hoi-dao-sau-Insight.
Đối với lĩnh vực ngân hàng số nói riêng và lĩnh vực thanh toán di động nói chung, hầu hết thị phần đều thuộc sở hữu của các ông lớn. Như vậy, những tên tuổi mới muốn dấn thân vào thị trường này nên làm gì để thu hút và giữ chân khách hàng? Ở số thứ 16 thuộc series Deep Dive, hãy cùng Brands Vietnam gặp lại anh NGUYỄN HẢI MINH – CEO Wisdom Agency – để bàn về xu hướng thị trường, đồng thời phân tích cấu trúc thương hiệu, chiến lược truyền thông để các tên tuổi mới có thể bứt phá trong lĩnh vực ngân hàng số.
Ở podcast trước, chúng ta đã biết đến 6 phương pháp đặt tên thương hiệu. Vậy làm cách nào để chọn được một cái tên phù hợp từ danh sách dài những cái tên mà bạn đã nghĩ ra? Cùng mình lắng nghe 5 tiêu chí đánh giá sau đây nhé! Tham khảo thêm về cách đặt tên thương hiệu chuyên nghiệp tại đây https://www.brandcamp.asia/course/223-Brand-Naming-Dat-ten-thuong-hieu-chuyen-nghiep.
“Quản trị Sáng tạo” https://www.brandsvietnam.com/keyword/1591-Quan-tri-Sang-tao là series của Brands Vietnam hợp tác cùng anh NGUYỄN DANH KHÁNH, Co-founder “gốc Creative” của BP Communications, người đã kinh qua nhiều vai trò trong ngành quảng cáo, từ PR, Content đến Creative và Operation. Nội dung của series xoay quanh những kinh nghiệm về quản trị sáng tạo chuyên nghiệp, từ việc tuyển dụng Junior Creative đến xây dựng văn hóa sáng tạo cho agency.
Hầu hết các hộ gia đình đều có nhu cầu liên tục với những sản phẩm chăm sóc nhà cửa. Vậy làm cách nào để thương hiệu có thể “chen chân” vào tâm trí người tiêu dùng? Đây có phải là sân chơi chỉ những “ông lớn” trong ngành mới có thể thắng? Hãy cùng khám phá những câu trả lời thú vị qua số Consumer Insight lần này.
“5 phút bổ não” là chuỗi podcast chia sẻ các nội dung, kiến thức về Marketing, Kinh doanh, Sáng tạo, Xây dựng thương hiệu. Số đầu tiên của series này là nội dung về "6 phương pháp đặt tên thương hiệu". Tham khảo thêm về cách đặt tên thương hiệu chuyên nghiệp tại đây https://www.brandcamp.asia/course/223-Brand-Naming-Dat-ten-thuong-hieu-chuyen-nghiep.
Ngành hàng home appliances vốn rất đa dạng và có tính cạnh tranh rất cao. Điều đó đòi hỏi thương hiệu cần liên tục thực hiện innovation (đổi mới) để thu hút và giữ chân khách hàng. Như vậy, đâu là những yếu tố quan trọng để thương hiệu trong ngành hàng này thực hiện innovation?
Vào đầu tháng 6/2023, cộng đồng mạng và giới marketing xôn xao về video "nhảy dưới mưa" của anh Trần Hùng Huy - Chủ tịch Ngân hàng ACB. Khi quan sát tổng thể, không khó để nhận ra rằng đây là một phần trong chiến dịch sinh nhật 30 năm của ACB. Ở tập podcast này, hãy cùng Brands Vietnam trò chuyện với anh NGUYỄN HẢI MINH – CEO Wisdom Agency – để nhìn lại những gì đã xảy ra, cũng như đánh giá ACB đã và đang gặt hái được gì.
Digital phát triển kéo theo sự thay đổi trong phân bổ tỷ trọng ngân sách marketing. Các nền tảng mạng xã hội “giao tranh” khốc liệt nhằm giữ chân người dùng. Số liệu lý giải cho sự lên ngôi của bán hàng live-stream và Social Commerce. Cùng nhiều xu hướng nổi bật, thú vị khác sẽ được Brands Vietnam và anh Ngô Minh Thuận – Sáng lập và Giám đốc Điều hành DNA Consulting “mổ xẻ” trong bài viết.
Tính bản sắc cá nhân trong thời trang là yếu tố làm nên sự khác biệt của ngành hàng này so với phần còn lại của thị trường Lifestyle https://open.spotify.com/episode/2US803L1HsxakLkpCgaFm7?go=1&sp_cid=e827812c8c1c12400abe9c7c71fa35b9&utm_source=embed_player_p&utm_medium=desktop&nd=1. Thế nhưng, thời trang lại đang phải trải qua quá trình đồng nhất hóa phong cách khiến sự cạnh tranh ngày càng gay gắt.
Bắt đầu hành trình du học với cơ duyên tình cờ nhưng những trái ngọt thu được từ hành trình định mệnh này đã giúp chị Phương Dung trở thành một phiên bản tốt hơn, chững chạc hơn. Hãy cùng Brands Vietnam lắng nghe chia sẻ của chị trong buổi phỏng vấn số 12 của series Du học Marketing nhé!
Lifestyle là nhóm ngành hàng có tính cá nhân hóa cao về gu thẩm mỹ, thể hiện rõ nét nhất qua thiết kế sản phẩm. Tuy nhiên, khi thiết kế và tính năng của sản phẩm dần trở nên tương đồng giữa các thương hiệu, phong cách và cách kể chuyện chính là điều làm nên sự khác biệt của một thương hiệu trong mắt nhóm đối tượng mục tiêu.
“Tính độc bản” – từ khoá cốt lõi của ngành hàng xa xỉ có thể được áp dụng cho quá trình thiết kế trải nghiệm ngành hàng, thương hiệu, sản phẩm và mua sắm như thế nào? Cùng Brands Vietnam tìm hiểu những câu chuyện độc bản của các thương hiệu xa xỉ trong số thứ 2 của series Consumer Insight.
Ở số Đị thị trường kênh quán nhậu tại Thái, Singapore và Malaysia https://www.brandsvietnam.com/congdong/topic/332441-Di-thi-truong-8-1-Van-hoa-quan-nhau-Thai-Lan-Singapore-va-Malaysia-khac-Viet-Nam-nhu-the-nao, chị Như Ngọc đã chia sẻ về 3 thị trường Đông Nam Á sôi động với đa dạng cách phân bổ kênh và hành vi sử dụng nhóm đồ uống có cồn. Tạm rời xứ nhiệt đới, điểm dừng chân tiếp theo của buổi chia sẻ về các kênh quán nhậu nước ngoài là Hàn Quốc và Nhật Bản – 2 quốc gia ôn đới với những nền văn hoá đang dần lan toả khắp toàn cầu.
Cũng cùng phục vụ chai bia kích cỡ lớn, trong khi người tiêu dùng Thái Lan chia sẻ với nhau, người tiêu dùng Singapore và Malaysia lại có văn hóa thưởng thức bia theo cá nhân. Vì đâu lại có sự khác biệt đó? Và còn đặc điểm đáng chú ý nào khác về kênh quán nhậu On-trade tại 3 thị trường nước ngoài này? Cùng chúng tôi tìm câu trả lời qua buổi trò chuyện thú vị giữa anh NGUYỄN QUANG HIỆP – hiện là Giảng viên tại Brand Camp và chị NGUYỄN THỊ NHƯ NGỌC – Head of Marketing tại ME Group Asia và từng có hơn 7 năm làm việc tại công ty nghiên cứu thị trường Kantar.
Với những thành công nhất định từ chuỗi chiến dịch True Love https://www.brandsvietnam.com/campaign/705-PNJ-Thuong-hieu-noi-thay-tieng-long-cac-cap-doi-thoi-COVID, PNJ đã dần xây dựng được sự gắn kết về mặt cảm xúc khá tốt với tệp khách hàng mục tiêu thông qua những thông điệp tình yêu tích cực, cởi mở. Năm 2023, thương hiệu trang sức này sẽ khai thác lát cắt mới nào về tình yêu để đủ tạo nên sự khác biệt và vẫn giữ được sự sâu sắc, cảm xúc – yếu tố góp phần tạo nên thành công cho những chiến dịch trước?
Thị trường Sportswear Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ trước sự tham gia hoạt động thể thao của ngày càng nhiều người dân để theo đuổi lối sống lành mạnh. Việc hiểu rõ “tâm tình” khách hàng là cần thiết để thương hiệu thể thao có thể bắt kịp sự sôi động của thị trường. Thế khách hàng “nhìn gì khi tìm mua sản phẩm?”, “chi mạnh tay cho dòng sản phẩm nào?”, hay “tìm kiếm gì ở trải nghiệm cửa hàng?”… Hãy cùng tìm hiểu ở số đầu tiên của series Consumer Insight.
Tiếp nối nội dung phần đầu tiên https://open.spotify.com/episode/0ovoKFoZS21xnfeSxgRNOw?si=c2e0d8108f1f4deb, anh Ngô Minh Thuận và Ngô Chí Dũng sẽ bàn về chủ đề đầu tư ngân sách trên mạng xã hội như thế nào là tối ưu? KPI cho từng kênh ra sao và việc phân bổ nguồn lực của thương hiệu khi triển khai các chiến dịch bán hàng trên mạng xã hội nên được thực hiện như thế nào?
Trong số thứ 13 của series Deep Dive, Brands Vietnam sẽ thảo luận về vai trò của mạng xã hội và những cách đầu tư phù hợp trong bối cảnh tiến hoá thần tốc của nền tảng này. Việc định nghĩa Social Media hiện nay có gì khác so với trước kia? Sự phát triển của các mạng xã hội mới tác động như thế nào đến người dùng, thương hiệu? Và nếu đầu tư thì thương hiệu nên đầu tư và kiểm soát khoản đầu tư như thế nào?
Trong số mới nhất của series Du học Marketing, Brands Vietnam có cơ hội gặp gỡ cô PHẠM THANH THUÝ VY, hiện đang là nghiên cứu sinh tiến sĩ năm hai của viện Service Science, Đại học Quốc Lập Thanh Hoa, Đài Loan (National Tsing Hua University). Cô từng là giảng viên tại Đại học Kinh tế TP. HCM và phụ trách các môn học của ngành Marketing và Kinh doanh Đổi mới Sáng tạo tại khoa Kinh doanh Quốc tế - Marketing. Bên cạnh công việc giảng dạy, cô còn là chuyên gia, cố vấn, tình nguyện viên chuyên môn trong nhiều hoạt động xã hội, phát triển cộng đồng của doanh nghiệp xã hội, và một số chương trình phi lợi nhuận tại khu vực miền Nam Việt Nam.
Được nhắc đến là hình ảnh không thể thiếu của SEA Games 31, bản thân Jogarbola cũng công nhận đây là sự kiện rất khó quên đối với họ. Bí quyết thành công của thương hiệu này rất đơn giản – “Hãy để các vận động viên toả sáng”.
Ở phần 1 https://www.brandsvietnam.com/congdong/topic/331079-Deep-Dive-12-1-ChatGPT-Trao-luu-hay-xu-huong, chúng ta đã đề cập đến việc ChatGPT nói riêng và AI nói chung đang trở thành một xu hướng ứng dụng công nghệ trong doanh nghiệp. Phần tiếp theo, anh Hồ Đông Thụ sẽ chia sẻ về những ảnh hưởng của xu hướng này đối với ngành Marketing. Những ưu và nhược điểm của AI cũng như vai trò của chúng trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.
Kim Chỉ - marketing agency đến từ Hà Nội, đã “bỏ túi” nhiều dự án sáng tạo nổi bật thực hiện cho các thương hiệu lớn như Panasonic, MSB, Morinaga…, và gần nhất là gây tiếng vang với dự án MV "I do" của Đức Phúc x 911. Trong số 19 của series Young Agencies, Brands Vietnam đã có dịp trò chuyện với hai Co-founder Hồng Nhung và Trang Nhung để tìm hiểu về hành trình xây dựng và phát triển Kim Chỉ.
Sau những lời khen đến từ Silicon Valley và Phố Wall, ChatGPT của Open AI đã trở thành hiện tượng toàn cầu chỉ trong thời gian ngắn. Nhiều câu hỏi được đặt ra rằng liệu ChatGPT sẽ đặt nền móng cho việc đưa trí tuệ nhân tạo (AI) vào hỗ trợ công việc sâu hơn hay đơn thuần chỉ là ngọn cờ làm sôi động lại dòng vốn đổ vào các công ty AI sau mô hình Kinh Tế Chia Sẻ hay gần đây là Blockchain đã không còn sức hút?
Ở số thứ 10, Brands Vietnam có cơ hội gặp gỡ anh Nguyễn Hoàng Bảo – cựu Account Manager của Ogilvy, Communications Manager của một ứng dụng công nghệ khu vực Đông Nam Á, và cùng nhau trò chuyện về hành trình du học Master of Entrepreneurship and Innovation của anh tại Padova University (Ý).
Đặt chân sang Mỹ từ năm 16 tuổi, Linh Huỳnh mang theo hoài bão chinh phục và phát triển bản thân nơi trời Tây. Những nỗ lực của cô thể hiện rõ nét qua quá trình học song ngành cả bậc cử nhân và thạc sĩ cho đến lúc lập nghiệp xứ cờ hoa.
Sau 14 năm kinh nghiệm thực chiến trong lĩnh vực Marketing tại đa dạng công ty và tập đoàn đa quốc gia, điều gì khiến anh Trần Minh Hoàng tạm dừng hành trình sự nghiệp tại Việt Nam trong năm 2021 để bắt đầu chuỗi ngày tích luỹ kiến thức tại Ireland?
Trong số thứ 18 của series Young Agencies, Brands Vietnam đã gặp gỡ và trò chuyện cùng anh LÊ DOÃN ĐĂNG KHOA – Founder của Rare Reversee để tìm hiểu câu chuyện thành lập của production studio này. Rare Reversee không đơn thuần chỉ làm CGI mà còn “lấn sân” mảng Creative. Tính đến nay, studio thực hiện hơn 50 dự án sáng tạo cho nhiều tổ chức, thương hiệu từ đa dạng lĩnh vực, ngành hàng như Unilever, Samsung, Garena…
Số thứ 3 của series Supply Chain Management sẽ thảo luận về những yếu tố cần lưu tâm trong quá trình cân đối chi phí với sản lượng (volume), khả năng đáp ứng (velocity) khi phát sinh đơn hàng trong thực tế giữa phòng Sales và Logistics.