Heo Chân Đen

Ân Ân

About

Mình là Heo Chân Đen. Nếu là một người nghiên cứu về tâm lý học, hẳn bạn đã biết nhân vật Heo Chân Đen (Patte-Noire) phải không? Đó là một nhân vật đến từ bài trắc nghiệm phóng chiếu đánh giá nhân cách (Projective personality test). Chúng mình có nói về Heo Chân Đen ngay ở season 1.
Mời bạn cùng mình khám phá mảng màu tâm lý học kỳ thú tuyệt vời này nhé!

Available on

Community

7 episodes

Cơ chế phủ định - chối bỏ hiện thực | Denial

Cơ chế phủ định - Denial ( hay còn gọi là chối bỏ) có thể là một trong những cơ chế tự vệ thường gặp nhất, được sử dụng để mô tả những tình huống khi con người ta không thể đối mặt với hiện thực hoặc thừa nhận một sự thật

9m
Aug 25, 2021
Cần làm gì để giúp người thân không sợ hãi trước bệnh tật?| Hỗ trợ tâm lý Covid19

Mình vừa được tập huấn về: Hỗ trợ tâm lý cho bệnh nhân Covid. Mình muốn chia sẻ những điều mình học được đến các bạn. Để chúng ta có thể biết làm gì khi có người thân mắc bệnh, giúp đỡ tâm lý và hỗ trợ người thân trong những lúc bối rối và nhiều nỗi lo lắng sợ hãi bệnh tật lúc này rất quan trọng. Vậy không cần phải là một chuyện gia tâm lý, chính bạn cũng có thể làm được và còn làm tốt hơn bạn nghĩ. Vậy hãy cùng mình tìm hiểu về Đau buồn do mất mát của người bệnh hoặc người nhà bệnh nhân và những cách để hỗ trợ và giúp họ không sợ hãi trước bệnh tật nhé!

15m
Aug 24, 2021
Cách trò chuyện với trẻ khi người thân qua đời | hỗ trợ tâm lý Covid19

Hãy tìm một nơi an toàn và yên tĩnh để nói chuyện với trẻ và nghĩ kĩ về những điều bạn sẽ nói. Nói trẻ ngồi cạnh với bạn. Nếu là trẻ nhỏ và trẻ có vật yêu thích, đồ chơi, hay vật khiến trẻ cảm thấy thoải mái và thích mang theo, hãy để trẻ cầm vật đó. Hãy nói chậm và ngắt nghỉ thường xuyên để trẻ có thời gian hiểu và bạn cũng có thời gian để kiểm soát cảm xúc của chính mình.    TL: “Giao tiếp với trẻ em về cái chết và giúp trẻ em đối phó với đau buồn” của Tổ chức Hỗ trợ Sức khỏe Tâm thần và Tâm lý Xã hội (MHPSS).  Để tìm hiểu thêm, vui lòng truy cập trang web MHPSS Collaborative.

8m
Aug 23, 2021
Câu chuyện tâm lý bệnh nhân Covid19

Trong tập này, chúng mình nói về một trong những trải nghiệm tâm lý mà những bệnh nhân dương tính với Covid19 hoặc những bệnh nhân nói chung có thể gặp phải đó là: Mặc cảm tội lỗi. Cùng mình lắng nghe chia sẻ những cảm xúc chân thật của một bạn từng là F0 và vẫn đang làm tình nguyện viên hỗ trợ dịch tại SG nhé. Chúc các bạn bình an và lạc quan đi qua mùa dịch.

10m
Aug 21, 2021
Trắc nghiệm tâm lý Heo chân đen | Patte-Noire

Bài kiểm tra Patte-NoireLÀ BÀI KIỂM TRA TÍNH CÁCH PHÓNG CHIẾU, vì chúng vận hành cơ chế phản xạ - phóng chiếu tâm lý tâm thần của thân chủ trẻ em, gần giống như bài kiểm tra Rorschach hoặc TAT. Patte - Noire giúp trẻ nhận dạng và phóng chiếu bên trong tinh thần của bản thân trẻ, thuộc về lĩnh vực nhân cách. Giúp phát hiện sớm các rối loạn trong nhận thức và tư duy của trẻ, thấy được các tiềm ẩn trong trẻ, giúp bố mẹ và gia đình thấu cảm được trẻ, giúp trẻ sống vui và khoẻ mạnh. Nó được phát triển bởiLOUIS CORMANlà cha đẻ của tâm thần học người Pháp về hình thái học, hợp tác vớiNHÀ VẼ NGHỆ THUẬT PAUL DAUCE. Patte-Noire xuất bản đầu tiên vào năm 1961.

6m
Aug 20, 2021
Những người tự khiến mình tổn thương | Self-Harm

Tự làm hại bản thân là khi người ta cố tình làm tổn thương bản thân như một cách đối phó với cảm xúc đau đớn hoặc mạnh mẽ. Đó là một cách để cố gắng kiểm soát cảm xúc hoặc sự nhẹ nhõm từ họ. Liều thuốc từ chúng ta có thể trao cho họ quý giá nhất là hãy lắng nghe và yêu thương! TLTK: + Kim Haenam, Park Jongseok, Tôi từng nghĩ mọi thứ sẽ ổn khi trở thành người lớn, 2020 + George.E. Vaillant, Ego Mechanisms of Defense, 1992 + https://raisingchildren.net.au/teens/mental-health-physical-health/mental-health-disorders-concerns/self-harm

13m
Aug 19, 2021
Khám phá 11 cơ chế tự vệ tâm lý | Psychological Defense Mechanisms

Khi chúng ta bất lực hoặc không còn đủ khả năng kiểm soát một số tình huống của cuộc sống thì chính là lúc nan đề xuất hiện, chúng kéo theo sự đau khổ, bực dọc, mặc cảm tội lỗi … Một cách vô thức chúng ta có khuynh hướng dựng nên những ý tưởng, hành vi giả nhằm làm vơi đi cảm xúc âm tính ở bản thân. Dưới đây là 11 cơ chế tự vệ trong tâm lý thường được nói đến. Cùng Heo chân Đen khám phá những cơ chế này hoạt động như thế nào, và case study vị bác sĩ với những cơ chế tự vệ ở đoạn cuối nhé! (TRONG BÀI CÓ MỘT LỖI SAI Ở SỐ 10. CƠ CHẾ ĐỒNG NHẤT HOÁ TRONG TIẾNG ANH LÀ IDENTIFICATION, KHÔNG PHẢI LÀ AVOIDANCE, RẤT XIN LỖI CÁC BẠN) TLTK: 1.

25m
Aug 19, 2021