Quyết định cấm chủ căn hộ chung cư cho thuê nhà ngắn ngày của UBND TpHCM, dù ban hành gần 3 tháng nhưng vẫn tiếp tục tạo ra nhiều tranh luận giữa một bên là quyền của cư dân và một bên là lợi ích của những người đầu tư. Câu chuyện này, liệu có tiếng nói dung hòa không?
Theo Nghị quyết số 60 của Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Trung ương thống nhất chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh cả nước còn 34 đơn vị, gồm 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương. Trong đó, Trung ương nhất trí việc hợp nhất tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tỉnh Bình Dương và TP.HCM, lấy tên là TP.HCM.
Như VOVGT đã thông tin, Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa công bố dự thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiêu chuẩn khí thải ô tô. Theo đó, xe ô tô sản xuất từ năm 2017 sẽ phải đáp ứng tiêu chuẩn khí thải mức 3. Riêng tại Hà Nội và TP. HCM sẽ đáp ứng tiêu chuẩn khí thải mức 4. Áp dụng theo quy chuẩn này, liệu có xảy ra tình trạng hàng loạt xe bị loại?
Những thông tin sai lệch trên mạng xã hội vừa qua về việc “cấm xe sản xuất trước năm 2017” cho thấy chủ trương nâng mức khí thải lên mức 4 đang gặp không ít thách thức về dư luận.
Sau quá trình sắp xếp, tinh gọn bộ máy, tiến tới bỏ “biên chế suốt đời” thì một bộ phận CBCC, viên chức, người lao động sẽ có khả năng mất việc. Do đó, tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV đang diễn ra, nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị bổ sung thêm đối tượng CBCC tham gia BHTN.
Nghị định 168 năm 2024 của Chính phủ đã tạo nên bước chuyển đáng ghi nhận trên hành trình xây dựng diện mạo giao thông kỷ cương và văn minh. Trong đó, những quy định về thời gian lái xe hướng đến đảm bảo ATGT và bảo vệ quyền lợi của chính tài xế, để họ được làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tránh bị vắt kiệt sức lao động. Tuy nhiên, doanh nghiệp và lái xe đang bị bó buộc trên thực tế khi triển khai quy định này. Dưới góc nhìn của VOV Giao thông, lái xe là “mắt xích” quan trọng trong chuỗi cung ứng hàng hóa, cần được gia cố kịp thời để không bị đứt gãy trước áp lực công việc.
Ngày 19/2/2025 vừa qua, Quốc hội khoá XV đã chính thức ban hành Nghị quyết 188 về thí điểm một số cơ chế chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại Hà Nội và TPHCM. Đây là cơ hội không thể tốt hơn để 2 thành phố này có thể hoàn thiện cơ sở hạ tầng giao thông hiện đại có sức chuyên chở lớn, góp phần nâng cao chất lượng cuôc sống của người dân, giảm ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường, hướng đến phát triển bền vững.
Việt Nam cũng giống như nhiều quốc gia Châu Á khác, đang đối mặt với vấn đề tỷ lệ sinh giảm. Nhưng làm thế nào để những người trẻ bớt sợ sinh con?
Tại dự thảo Luật Xử phạt vi phạm hành chính sửa đổi, do Bộ Tư pháp soạn thảo, đơn vị này đã đề xuất cơ quan chức năng được bán ngay phương tiện giao thông vi phạm nếu không có kho bãi đủ điều kiện tạm giữ.
Câu chuyện gây tranh luận trong nhiều ngày qua là việc đặt tên địa phương sau sát nhập. Ai cũng có lý lẽ cho lựa chọn của mình. Và, tôi nghĩ, sự lắng nghe là điều cần nhất đối với các địa phương đang cần đặt tên vào lúc này.
Sau 3 tháng thực hiện Nghị định 168 đã ghi nhận những kết quả rất tích cực: ý thức của người tham gia giao thông có sự chuyển biến rõ rệt; số vụ vi phạm bị xử lý giảm, TNGT giảm cả 3 tiêu chí... Làm sao duy trì kết quả này, hướng tới không cần lực lượng CSGT túc trực ngoài đường?
Bộ VHTTDL đang dự thảo Nghị định quy định về bảo vệ và quản lý Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới ở Việt Nam. Mục tiêu đặt ra là phát triển bền vững, bao gồm du lịch nói riêng và kinh tế nói chung, gắn với bảo tồn di sản được định hướng thế nào?
Treo một lá cờ sao cho đúng, và đẹp là điều không phải ai cũng biết. Các cơ quan chức năng, cơ quan văn hóa, cơ quan về nghi lễ nên xây dựng một quy định, một hướng dẫn, tiêu chuẩn về cách người dân gấp lá cờ thế nào, bảo quản nó ra sao?
Những trải nghiệm tồi tệ về dịch vụ khách sạn, quán ăn đông đúc hay bị “chặt chém” quá mức sẽ khiến các du khách không muốn quay trở lại. Đó là chưa kể, trong bối cảnh mạng xã hội phát triển như hiện nay, những điều đó còn làm xấu hình ảnh về du lịch địa phương. Chú trọng chất lượng dịch vụ du lịch, an toàn vệ sinh thực phẩm trong dịp nghỉ lễ sắp tới sẽ giúp xây dựng hình ảnh đẹp về các địa phương có sự chuẩn bị và có chiến lượng làm du lịch tốt.
Chỉ còn 1 tuần lễ nữa, người lao động cả nước sẽ bước vào kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5. Đây là thời điểm được đánh giá nhu cầu đi lại sẽ tăng đột biến ở hầu hết các loại hình vận tải, đường hàng không, đường sắt, đặc biệt là đường bộ. Vậy các đơn vị, doanh nghiệp đã chuẩn bị cho việc phục vụ cao điểm nghỉ lễ ra sao? Rút kinh nghiệm từ các năm trước thế nào để việc đi lại bớt ùn tắc?
“Các địa chỉ đỏ” đang là trở thành địa điểm tham quan, du lịch thu hút đông đảo du khách đến với TPHCM, nhờ vào “sức nóng” của các kỳ nghỉ lớn, đặc biệt là đại lễ kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước. Đây không chỉ là “cú hích” để du lịch TPHCM tăng tốc hoàn thành mục tiêu tăng trưởng cho năm 2025, mà còn là cơ hội để thành phố xây dựng kế hoạch dài hơi cho du lịch văn hóa – di sản trong tương lai.
Chúng ta nói rất nhiều về những con đường, nhưng không thường nói đến giải phân cách. Và khi mà ngay cả trong những bản thiết kế cũng không để ý đến giải phân cách thì rõ ràng là không ổn.
Chỉ còn 10 ngày nữa là đến kỳ nghỉ lễ 30/4, rất nhiều người đã lên kế hoạch cho một chuyến đi chơi xa. Và, tất nhiên, kèm theo sự hứng khởi của chuyến đi là sự ngán ngẩm về tốc độ rùa bò của những con đường cao tốc dịp lễ. Nguyên nhân, một phần là do thiếu làn vượt xe.
Bộ Xây dựng đang hoàn thiện dự thảo Nghị định quy định về quản lý, sử dụng không gian ngầm trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Trong đó, nội dung được dư luận quan tâm là độ sâu và quyền sở hữu không gian ngầm như thế nào?
Theo số liệu thống kê từ Công an TPHCM, trên địa bàn thành phố hiện còn tồn tại tới 1.046 cơ sở kinh doanh nhà trọ, nhà ở kết hợp kinh doanh cho thuê vi phạm các quy định về PCCC. Con số này tương ứng với 9.570 phòng trọ, là nơi cư trú của 15.549 người thuê. Đây là những con số biết nói, phơi bày một thực tế rằng hàng vạn người dân đang phải sống trong môi trường tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ cao độ. Vậy đối với những nhà trọ vi phạm sẽ bị xử lý thế nào? Lượng người thuê trọ giải quyết ra sao nếu như chấm dứt hoạt động các cơ sở kinh doanh? Cơ quan chức năng có giải pháp nào để đảm bảo an toàn PCCC trong thời gian tới?
Một con số đáng chú ý mà Cục Thống kê vừa công bố là hiện có hơn 1,35 triệu thanh niên trong độ tuổi 15-24 không đi học, không có việc làm và cũng không tham gia đào tạo. Tỷ lệ thanh niên không đi học cũng không đi làm có xu hướng tăng lên, đang chiếm 10,4% tổng số thanh niên. Những con số này đặt ra nhiều câu hỏi: Điều gì khiến hơn 1,3 triệu thanh niên "3 không" như vậy? Giải pháp nào phù hợp cho họ?
Sau ngày thống nhất nước nhà, phát huy truyền thống “đường Hồ Chí Minh trên biển”, Lữ đoàn 125 (đơn vị tiền thân Đoàn Vận tải biển 759 - Đoàn Tàu Không số) tiếp tục làm nhiệm vụ chi viện cho quần đảo Trường Sa, nhà giàn DK1, trên thềm lục địa phía Nam Tổ quốc và vùng biển, hải đảo khác, đồng thời trực chốt, góp phần bảo vệ thắng lợi và vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc.
Nếu như con đường Hồ Chí Minh trên biển năm xưa đã góp phần quan trọng trong việc vận chuyển vũ khí, đạn dược và bộ đội chi viện cho chiến trường miền Nam, thì ngày nay, mạng lưới cảng biển, vận tải biển, sông pha biển đang là yếu tố thúc đẩy trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa và phát triển kinh tế. Những cung đường vận tải biển, những cảng biển ngày nay đã kế thừa và phát triển mở rộng như thế nào từ những di tích lịch sử năm xưa?
50 năm sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đường Trường Sơn đã đi vào lịch sử như một huyền thoại, một biểu tượng của ý chí cách mạng mà cả dân tộc đã xây dựng nên. Nay, đường Hồ Chí Minh đã và đang mở ra giai đoạn phát triển mới, trở thành một trong những con đường huyết mạch, nối 2 miền Nam -Bắc. Giống như thế, những cung đường huyền thoại làm lên chiến thắng năm xưa, như đường mòn trên biển, đến Quốc lộ 1, nay đã được nâng tầm, trở thành những con đường huyết mạch, thể hiện rõ vai trò “đi trước mở đường”. Từ đó, nhiều bản làng thâm u của hàng chục năm trước giờ thành phố xá đông vui.
AI và năng lực của nó vẫn đang khiến cả nhân loại như đang trong cơn sốt với cuộc đua nhằm tạo ra công cụ trí tuệ nhân tạo tốt nhất. Nhưng, có lẽ, đã đến lúc chúng ta cần bình tĩnh lại xác định nên kỳ vọng hợp lý hơn về AI.
Theo Luật Cán bộ, công chức hiện hành, việc quản lý công chức theo ngạch, bậc đang phát sinh nhiều vướng mắc trong thực tế, không đáp ứng yêu cầu tinh giản biên chế và cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức theo vị trí việc làm theo chủ trương của Đảng, Nhà nước hiện nay...
Tình trạng gia tăng học sinh sử dụng thuốc lá nói chung và thuốc lá điện tử đang nói riêng đang trở thành mối lo ngại của nhiều phụ huynh và nhà trường. Sau những vụ việc gây xôn xao dư luận, thay vì tìm trách nhiệm thuộc về ai, gia đình, nhà trường và cả xã hội cần sớm chung tay tìm giải pháp bảo vệ trẻ em khỏi những làn khói thuốc độc hại.
Ngày 28/3 vừa qua, nhiều người dân, đặc biệt ở các tòa nhà cao tầng tại Hà Nội và TP.HCM cảm nhận rung lắc. Hiện tượng được ghi nhận sau khi xảy ra trận động đất 7,7 độ Richter xảy tại Myanmar. Sau khi dư chấn đi qua, 1 số chung cư xuất hiện vết nứt khiến nhiều người dân lo lắng. 1 câu hỏi đặt là làm sao để đảm bảo an toàn tại các nhà cao tầng khi xảy ra động đất? Do đó, việc đầu tư vào các công trình "an toàn trước rung chấn", nhất là các công trình cao tầng vẫn cần thiết để bảo vệ tính mạng và tài sản của người dân.
Năm 2025, Hà Nội đặt mục tiêu đón hơn 30 triệu lượt khách, trong đó có hơn 7 triệu lượt khách quốc tế, với kỳ vọng du lịch sẽ bứt tốc, đóng góp lớn cho tăng trưởng kinh tế của Thủ đô. Kết quả phát triển du lịch Hà Nội trong những tháng đầu năm ra sao? Ngành du lịch sẽ làm để “tăng tốc”, hiện thực hóa những mục tiêu đầy tham vọng?
Dù nói về chiến tranh với bao nhiêu sự tàn phá, ác liệt cũng không đủ khi đặt vào khung cảnh đó hình ảnh của những người con gái Việt Nam bé nhỏ, kiên cường. Dưới tán rừng Trường Sơn đại ngàn, bao nữ thanh niên xung phong, dân công hoả tuyến, lái xe… đã mang trong mình sức mạnh phi thường. Họ là những bông hoa dưới tán rừng Trường Sơn, làm nên bức tranh mùa xuân huyền thoại của đất nước.