Chuyện Của Thơ | Poemy Podcast

Poem Nguyen

About

Cảm ơn Bạn đã ghé Chuyện Của Thơ | Poemy Podcast.
Mình là Tiểu Thơ, một người yêu thơ. Mời Bạn cùng nghe những thi từ và câu chuyện thật đẹp của thơ ca nhé !
Chúc Bạn có những giây phút nghe thơ vui và thư thái.
-----
Poem Nguyen | Tiểu Thơ,
Insta: @poemypodcast
Email: poemsnguyen@gmail.com

Available on

Community

152 episodes

#149_TRUYỆN KIỀU (TRỌN BỘ) | NGUYỄN DU.

Tiếng Việt đẹp quá!! Quá đẹp...Đó là cảm nhận xuyên suốt trong những khoảng thời gian khác nhau mình đọc Truyện Kiều. Dù là ở tuổi mười mấy chưa hiểu sự đời ở lần đầu tiên tiếp xúc Truyện Kiều trong bậc học Trung học cơ sở, đến khi lớn hơn một chút, hiểu chuyện hơn một chút, dù sự đời thì chẳng bao giờ mà hiểu hết được với một cô gái còn chưa hiểu nổi bản thân mình. Nhưng có một chân lý mình tin tưởng ở Truyện Kiều đó là tình người, là ở hiền sẽ gặp lành dù cuộc sống sẽ có nhiều trắc trở đấy, là dù qua bao sóng dập gió vùi nhưng tấm lòng tốt đẹp vẫn vẹn nguyên như buổi ban đầu... Nói về Truyện Kiều, là một đề tài có thể nói là không bao giờ cạn, bởi giá trị của tác giả và tác phẩm. Đó là lịch sử, là thời đại, là văn hóa xã hội, là tôn giáo,... và là đạo đức con người vẫn còn giá trị đến ngày nay. Truyện Kiều sử dụng khá nhiều từ cổ và các điển tích, mình đã chú thích và phân tích thêm ở 22 số (127 đến 148), tương ứng với 22 chương, bạn ghé nghe và xem phần chú thích để hiểu thêm về kiệt tác này nhé. Nguyễn Du không chia Truyện Kiều theo chương hồi, các nhà nghiên cứu văn học căn cứ vào nội dung Truyện Kiều cũng như diễn biến của Kim Vân Kiều Truyện - vốn là một tiểu thuyết chương hồi, để chia Truyện Kiều làm 22 chương để bạn đọc tiện theo dõi. Mời bạn nghe trọn bộ 3254 câu thơ lục bát Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du. ----- Poem Nguyen | Tiểu Thơ, Instagram: @poemypodcast Email: poemsnguyen@gmail.com - Nhạc nền: Moonlight Sonata.

2h 33m
Feb 07
148_Truyện Kiều | Đoàn tụ_Hồi XXII_Hết. (Câu 3031-3254) | Nguyễn Du.

Đoàn tụ. Hai từ thiêng liêng và bình yên biết nhường nào. Thúy Kiều cuối cùng cũng đoàn tụ bên gia đình, cùng lời nguyện ước bên vâng trăng vằng vặc giữa trời hôm nao. "Mười lăm năm mới bây giờ là đây. Tình duyên ấy hợp tan này. Bi hoan mấy nỗi đêm chầy trăng cao” Những ngày cuối năm, chúc bạn sớm đoàn tụ cùng gia đình, cùng người thương. * Chú thích: 1. Trần tạ: Bày tỏ lòng tạ ơn. 2. Từ bi: Thương người, chữ của nhà Phật. 3. Tái thế tương phùng: Gặp nhau ở đời thứ hai, ý nói Kiều như chết đi sống lại để gặp gỡ gia đình. 4. Trùng sinh: Đẻ lại lần thứ hai, ý nói làm cho mình sống lại, chỉ ơn của Giác Duyên. 5. Bỉ thử nhất thì: Do câu “Bỉ nhất thì, thử nhất thì”, ý nói xưa kia là một thì, bây giờ là một thì, hoàn cảnh khác nhau không thể câu nệ được. 6. Tòng quyền: Theo quyền biến, ý nói phải thay đổi việc làm cho thích nghi. 7. Lập am: Dựng chùa, ý nói sẽ làm ngôi chùa riêng, mời Giác Duyên về ở chung. 8. Bình địa ba đào: Sự bất trắc trong đời người, chẳng khác gì đất bằng lại nổi sóng. 9. Quả mai ba bảy: Kinh thi: “Phiếu hữu mai, kỳ thực nhất hề... Phiếu hữu mai, kỳ thực tam hề...” (Mơ rụng xuống, quả còn bảy phần..., Mơ rụng xuống, quả còn ba phần), ý nói tiết xuân đã muộn nên kíp lo liệu hôn nhân. Ở đây Thuý Vân muốn nói Kiều vẫn còn vừa tuổi đi lấy chồng. 10. Gia thất: “Tả truyện” có câu: “Nam hữu thất, nữ hữu gia” (Con trai có vợ, con gái có chồng). Gia thất duyên hài: đẹp duyên vợ chồng. 11. Hoa thơm phong nhuỵ, trăng vòng tròn gương: Trinh tiết còn nguyên vẹn. 12. Đuốc hoa: Ý nói nếu trinh tiết còn nguyên thì đêm hợp hôn mới không hổ thẹn. 13. Trần cấu: Bụi nhơ. 14. Cầm sắt: Kinh thi: “Thê tử hảo hợp như cổ sắt cầm” (Vợ con hoà hợp như gảy đàn sắt, đàn cầm). Người sau bèn dùng hai chữ cầm sắt để chỉ tình vợ chồng. 15. Cầm cờ: Khi bầu bạn gặp nhau thường gảy đàn, đánh cờ làm vui, nên hai chữ cầm kỳ để chỉ tình bạn hữu. Câu này ý nói nên đem tình vợ chồng đổi làm tình bầu bạn. 16. Quyền: Quyền biến, nghĩa là theo hoàn cảnh mà thay đổi các xử sự. 17. Chấp kinh: Giữ theo đạo thường, lê thường. 18. Chàng Tiêu: Do chữ Tiêu lang, tiếng xưng hô của người con gái đối với tình nhân. Tình sử chép Thôi Giao đời Đường có người yêu bị người ta bắt bán cho quan Liên suý. Chàng buồn rầu làm bài thơ, trong có câu: “Hầu môn nhất nhập thâm như hải, Tòng thử Tiêu lang thị lộ thân” (Cửa hầu vào rồi thấy sâu như biển, Từ nay chàng Tiêu là người khách qua đường). Câu này ý nói nỡ nào lại hững hờ không nhận người yêu cũ hay sao. 19. Bi hoan mấy nỗi, đêm chầy trăng cao: Kim Trọng, Thuý Kiều cùng nhau kể lể những chuyện buồn, chuyện vui mãi cho đến khi đêm đã khuya, trăng đã cao. 20. Xướng tuỳ: Do câu “Phu xướng phụ tuỳ” (chồng xướng vợ nghe theo). Dùng để thay cho chữ phu phụ. 21. Thì còn em đó, lọ cầu chị đây: Nếu Kim Trọng nghĩ đến việc sinh con đẻ cái để nối dõi tông đường về sau thì đã có Thuý Vân. 22. Chữ trinh còn một chút này: Kiều ngầm nói nàng sở dĩ bị cảnh ong qua bướm lại là do hoàn cảnh bắt buộc, chứ tâm hồn nàng thì vẫn trong trắng. Chữ trinh hiểu về tinh thần chứ không phải thể xác. 23. Là nhiều vàng đá, phải tìm trăng hoa: Bấy lâu đi tìm Kiều là đeo đuổi lời thề vàng đá, không phải là tìm thú trăng hoa. 24. Cao thâm: Y nói Kiều cảm tạ cái nghĩa cao ơn sâu của Kim Trọng. 25. Dương hoà: Khí dương đầm ấm của mùa xuân. 26. Duềnh quyên: Vũng nước biển sáng đẹp 27. Lam Điền: Tên một hòn núi ở tỉnh Thiểm Tây, chỗ có nhiều ngọc quý. 28. Sớm mận tối đào: Sớm ấp mận, tối ôm đào, ý nói người trăng gió, tình yêu không chuyên nhất và Kiều không phải là người như vậy. 29. Quan giai: Cấp bậc quan lại, ý nói Kim Trọng làm quan được lần lần thăng chức. 30. Thừa gia: Đảm đương việc nhà, cũng có nghĩa là sang dòng nối dõi tông đường. 31. Cù mộc: Chỉ vợ cả 32. Quế hoè: Điển tích, họ Đậu, đời Tống, có năm người con trai đều hiển đạt, Vương Đạo có câu thơ khen: “Đan quế ngũ chi phương”. Y nói Kim Trọng có đông con cháu hiển đạt sau này. ----- Poem Nguyen | Tiểu Thơ, Instagram: @poemypodcast Email: poemsnguyen@gmail.com - Nhạc nền: Moonlight Sonata.

16m
Feb 05
147_Truyện Kiều | Kim Trọng đi tìm Thúy Kiều_Hồi XXI (Câu 2775-3030) | Nguyễn Du.

Sau khi trở về từ Liêu Dương, biết tin gia đình Kiều gặp tai biến, Kim Trọng càng thương Kiều hơn và không ngừng tìm kiếm Nàng suốt mười lăm năm, và cuối cùng tấm chân tình ấy cũng được báo đáp. Chú thích: 1. Lai sinh: Kiếp sau. Câu này ý nói nếu như chết mà thiêng thì kiếp sau xin đền bù lại. 2. Ván đã đóng thuyền: Ý nói Thuý Kiều bây giờ đã về tay người khác. 3. Kim hoàn: Vòng vàng, vật Kim Trọng đưa cho Thuý Kiều làm tin lúc mới gặp nhau (câu 318: “Xuyến vàng đi chiếc, khăn là một vuông”) 4. Dưỡng thân: Nuôi cha mẹ. Câu này ý nói Kim Trọng thay Kiều phụng dưỡng vợ chồng Vương ông như cha mẹ mình. 5. Lâm Thanh: Mã Giám Sinh nói dối là quê ở đó, nên Kim Trọng mới nhiều lần sai người đến đây hỏi thăm tin Kiều. 6. Chế khoa: Khoa thi do ý vua mà mở ra, khác với khoa thi thường lệ. 7. Bảng xuân: Do chữ xuân bảng, bảng thi về mùa xuân. Chiếm bảng xuân tức là thi đỗ. 8. Cửa trời: Do chữ thiên môn, tức là cửa nhà vua. 9. Đường mây: Do chữ vân lộ hay thanh vân lộ, ý nói đường công danh, sĩ hoạn. 10. Ngõ hạnh: Tức Hạnh Viên ở kinh đô Tràng An. Đời nhà Đường các tân khoa tiến sĩ được dự tiệc và xem hoa ở đây. 11. Dặm phần: Do chữ phần du mà ra, ý nói quê nhà. Câu này tả cảnh vinh hoa của Kim, Vương khi thi đỗ và về vinh qui. 12. Chu tuyền: Hay chu toàn, làm cho được tròn vẹn. Câu này ý nói Vương Quan làm rể họ Chung. 13. Ngọc đường: Đời Tống Thái Tông, vua đề ở dinh Hàn Lâm ba chữ “Ngọc đường thự”. Đời sau bèn dùng những chữ “Kim mã ngọc đường” để nói chung cảnh quan gia phú quý. 14. Ngoại nhậm: Làm quan ở cõi ngoài (không phải ở huyện nhà) 15. Thê nhi: Vợ con. 16. Cầm đường: Phụ Tử Tiện thời Xuân Thu làm quan huyện, thường hay gảy đàn, người sau bèn gọi đinh quan huyện là cầm đường. 17. Tiếng hạc, tiếng đànTriệu Biên đời Tống, đi làm quan, chỉ đem theo một con hạc và một cây đàn, tỏ ra người liêm khiết cao thượng. 18. Thanh khí: Câu này ý nói Thuý Vân, Thuý Kiều là hai chị em ruột, cho nên dễ cảm thông với nhau. 19. Giai âm: Tin tốt. 20. Thăng đường: Ra ngồi làm việc ở công đường. 21. Kiên trinh: Kiên quyết giữ gìn trinh tiết. 22. Liều mình: Chỉ việc Thuý Kiều tự vẫn lúc mới đến nhà Tú Bà. 23. Phải lừa: Chỉ việc sợ bị Sở Khanh lừa đưa đi trốn. 24. Vân mồng: Tiếng cổ, nghĩa là tin tức, manh mối. 25. Tiêu hao: Cùng nghĩa với tăm hơi, tin tức 26. Bình bồng: Bình: bèo; bồng: cỏ bồng. Hai vật này thường hay trôi nổi theo nước và gió. Ở đây để chỉ tấm thân phiêu bạt của Kiều. 27. Đỉnh chung: Đỉnh: cái vạc để nấu thức ăn; chung: cái chuông để đánh báo hiệu giờ ăn. Đỉnh chung ở đây dùng để chỉ cảnh vinh hiển phú quý. 28. Treo ấn từ quan: Treo trả cái ấn tại công đường mà bỏ về, không làm quan nữa. 29. Năm mây: Do chữ ngũ vân, ý nói tờ chiếu có vẽ mây năm sắc. 30. Chiếu trời: Là chiếu nhà vua 31. Khâm ban: Chữ khâm nguyên có nghĩa là kính, sau được dùng để chỉ nhà vua. Ví dụ như nói khâm sai, khâm định,... 32. Sắc chỉ: Tờ sắc ban bố mệnh lệnh của nhà vua 33. Cải nhậm: Đổi đi làm nơi khác. 34. Nam Bình: Tên huyện, thuộc tỉnh Phúc Kiến (Trung Quốc), ở phía trên sông Tiền Đường và Hàng Châu. 35. Châu Dương: Tức Dương Châu, tên phủ thuộc tỉnh Giang Tô (Trung Quốc), ở phía trên sông Tiền Đường và Hàng Châu. 36. Phó quan: Đi đến chỗ làm quan, đi nhậm chức. 37. Phúc Kiến, Chiết Giang: Hai tỉnh phía đông nam Trung Quốc, nơi cát cứ cũ của Từ Hải. 38. Hàng Châu: Tên phủ, nay là thủ phủ tỉnh Chiết Giang. 39. Thất cơ: Để lỡ cơ mưu, làm sai quân cơ, tức là bị mắc mưu địch. 40. Thu linh: Thu khí thiêng, ý nói là chết. 41. Thổ tù: Người tù trưởng ở địa phương, cùng như chữ thổ quan. 42. Gieo ngọc, trầm châu: Ngọc và châu thường được dùng để chỉ cái đẹp, cái quý giá. “Gieo ngọc trầm châu” ở đây chỉ việc Thuý Kiều trầm mình. 43. Chiêu hồn: Gọi hồn. 44. Thiết vị: Đặt bài vị viết tên hiệu người chết mà thờ cúng. 45. Đàn tràng: Đàn làm lễ giải oan. 46. Cánh hồng: Cánh chim hồng. Cũng hiểu là phong thái nhẹ nhàng của cô gái đẹp. ... ----- Poem Nguyen | Tiểu Thơ, Instagram: @poemypodcast Email: poemsnguyen@gmail.com - Nhạc nền: Godfather.

17m
Feb 03
146_Truyện Kiều | Kiều mắc mưu Hồ Tôn Hiến, Từ Hải sa cơ, Kiều Tự Vẫn_Hồi XX (Câu 2439-2774) | Nguyễn Du.

Hồi 20, kết thúc 15 năm lưu lạc đầy đau thương và oan khốc của Thúy Kiều. Đây cũng là hồi đúc kết triết lý nhân sinh quan sâu sắc nhất của truyện Kiều. Đó là tư tưởng "tôi trung không thờ hai vua", là duyên phận, là tĩnh nghĩa, là giữ trọn lời thề sắt đá từ những buổi ban đầu... Chú thích: 1. Binh uy: Uy thế của quân đội. Câu này ý nói uy thế của quân Từ Hải từ đó vang dội trong ngoài như sấm dậy. 2. Huyện thànhThành trì của một huyện. Câu này ý nói quân Từ Hải đánh chiếm được năm huyện phía nam Trung Quốc. 3. Giá áo túi cơmCái giá để mắc áo, cái túi để đựng cơm ý nói người vô dụng hèn kém. 4. Cô quả: Cô và quả là tiếng tự xưng của bọn vua chúa đời xưa. Bá vương cũng nghĩa như vua chúa. Câu này ý nói Từ Hải cũng xưng cô xưng quả, làm vương làm bá một phương chứ không kém gì ai. 5. Tranh cường: Đua tranh về sức mạnh. Câu này ý nói trước ngọn cờ của Từ Hải không ai dám chống lại. 6. Hùng cứ: Lấy sức mạnh mà chiếm giữ. 7. Hải tần: Đất ven biển. 8. Kinh luânNghĩa đen là quay tơ và bện tơ, người ta thường dùng để nói tài sắp xếp chính sự, kinh bang tế thế 9. Đẩy xe: Do chữ thôi cốc (đẩy bánh xe). Đời xưa, khi sai tướng đi đánh giặc, vua thường tự mình đẩy vào xe của viên tướng một cái, để tỏ ý tôn trọng. Câu này ý nói vua nhà Minh sai Hồ Tôn Hiến đi đánh Từ Hải là một việc rất quan trọng. 10. Tiện nghi bát tiễu: Tuỳ tiện mà đánh đẹp. 11. Đổng nhungTrông coi, đốc suất việc quân. 12. Chiêu anKêu gọi chiêu dụ cho giặc đầu hàng. 13. Thanh vânMây xanh, người xưa thường dùng để chỉ con đường công danh. 14. Chiếc bách: Do chữ bách châu có nghĩa là mảnh thuyền, ý nói thân phận lênh đênh. 15. Bình thành: Do chữ “địa bình thiên thành” ở Kinh thư, ý nói nhà vua sửa sang việc nước cho trời đất được bằng phẳng. 16. Vô Định: Tên một con sông ở biên thuỳ tỉnh Thiểm Tây (Trung Quốc). Ngày xưa ở con sông ấy đã xảy ra nhiều cuộc chiến tranh giữa người Hán và người Hồ, làm cho rất nhiều người bị chết. 17. Hoàng Sào: Một lãnh tụ nông dân khởi nghĩa cuối đời Đường, đã từng vây hãm kinh đô Trường An, tung hoành trong mười năm trời, sau bị thủ hạ giết chết. 18. Thúc giáp: Bó áo giáp lại. 19. Giải binh: Cho quân đội nghỉ ngơi không chiến đấu nữa 20. Thành hạ yêu minh: Cùng nhau ăn thề dưới thành để tỏ ý không làm hại nhau và thật thà tuân theo đúng những điều đã ước hẹn. 21. Vương sư: Quân của nhà vua, tức quân của Hồ Tôn Hiến. 22. Quyết kế thừa cơQuyết định cái mưu là nhân cơ hội Từ Hải trễ tràng việc quân để đánh. 23. Lễ tiên binh hậu: Phía trước thì đàn nghi lễ để chiêu hàng, phía sau thì phục sẵn binh mã để phản công. 24. Khắc cờ: Ấn định kỳ hạn. 25. Tập công: Đánh úp. 26. Chiêu phủ: Kêu gọi, vỗ về, để cho quy hàng. 27. Tiên phongToán quân đi trước. Câu này ý nói Hồ Tôn Hiến lập mưu cho kéo cờ “chiêu phủ” đi trước. 28. Đại quan lễ phục: Từ Hải mặc theo phục sức của vị quan lớn không mặc binh phục. 29. Dòng thu: Nước mắt 30. Oan khí tương triền: Cái oan khí ức vấn vít lại với nhau. Từ Hải và Thuý Kiều hình như cùng chung mối uất ức. 31. Binh cáchBinh là binh khí, cách là áo giáp và mũ đầu mâu. Người ta thường dùng hai chữ binh cách để chỉ cuộc binh đao chinh chiến. 32. Thành toán miếu đườngMưu chước đã sắp đặt sẵn ở nơi tốn miếu triều đường. Câu này ý nói đành hay triều đình đã có mưu kế sẵn, nhưng cũng nhờ lời nàng nói giúp mới nên việc. 33. Bách chiến: Trăm trận đánh, ý nói Từ Hải là một người dạn dày trong chiến trận. 34. Phu quý phụ vinh: Chồng làm nên quan sang thì vợ cũng được vinh hiển. 35. Ngang tàng: Cũng có nghĩa như hiên ngang, ý nói người tung hoành ngang trời dọc đất. 36. Tiện thổ: Miếng đất xấu. 37. Cảo táng: Chôn một cách sơ sài, không có khâm liệm quan quách gì. 38. Di hình: Di hài. 39. Hạ công: Mừng công thắng trận. 40. Thị yến: Hầu hạ bên bàn tiệc. 41. Hương hoả ba sinh: Do chữ “tam sinh hương hoả”, ý nói duyên nợ vợ chồng từ kiếp xưa để lại. 42. Dây loan: Chỉ việc nối lại nhân duyên vợ chồng. ...

18m
Feb 01
145_Truyện Kiều | Kiều báo ân, báo oán_Hồi XIX (Câu 2254-2438) | Nguyễn Du.

Với tấm lòng trượng nghĩa của một anh hùng hào kiệt: “Anh hùng tiếng đã gọi rằng: Giữa đường dẫu thấy bất bằng mờ tha”. Từ Công đã giúp vợ hiền bán ân báo oán rạch ròi. Thế là những thân phận thấp bé mà lương thiện như Mụ già, Sư Trưởng hay Thúc Lang đều được Kiều báp đáp ân tình và những kẻ ác Tú Bà, Bạc Hạnh, Mã Giám Sinh, Sở Khanh đều phải chịu hậu quả cho những việc ác đã làm. *Chú thích: 1. PHU NHÂN: Tiếng xưng hô đối với vợ các người tôn quý, đây chỉ Thuý Kiều. 2. CUNG NGA: Gái hầu trong cung, cung nữ. 3. THẾ NỮ: Loại gái hầu kém cung nữ một bậc, ở đây tác giả dùng những danh từ ấy là có ý xem Từ Hải như một vị đế vương. 4. PHƯỢNG LIỄN, LOAN NGHI: Xe, kiệu và đồ nghi trượng có chạm khắc thêu vẽ hình loan, chim phượng. 5. HOA QUAN: Mũ hoa. 6. HÀ Y: Áo mầu hồng như ràng mặt trời. 7. HOẢ BÀI: Cái thẻ bài hoả tốc, cầm đi trước để báo tin. 8. NAM ĐÌNH: Triều đình phương nam do Từ Hải lập ra. 9. ĐẠI DOANH: Doanh trại lớn, nơi đóng đại quân của Từ Hải. 10. THÂN NGHÊNH: Tự mình đích thân ra đón. 11. CÂN ĐAI: Cân: khăn (mũ); đai: cái đai vòng quanh áo lễ. Câu này ý nói Từ Hải lúc này ăn mặc không phải như lần gặp Kiều khi còn hàn vi, mà đã ăn mặc theo cung cách đế vương. 12. CÁ NƯỚC DUYÊN ƯA: Do câu “ngư thuỷ duyên hài”, ý nói vợ chồng đẹp duyên với nhau. 13. TRƯỚNG MAITrướng có thêu hoa mai, chỉ phòng nằm của vợ chồng. 14. CHÀM ĐỔ: Quá sợ hãi, khiếp đảm đến mức mặt biến sắc xanh như màu xanh chàm. 15. DẼ RUN: Do câu thành ngữ “Sợ run như dẽ” chỉ người sợ hãi run lẩy bẩy. Một số tài liệu phiên là “giẽ giun”, không đúng. Dẽ là loài chim hay ăn giun, nên còn gọi là dẽ giun. Chim này có tập tính là thân mình liên tục cử động: đầu gật, đuôi giật, mình thì rung rung theo nhịp bước chân, khiến người ta có cảm giác chúng thường run lẩy bẩy, đặc biệt là khi chim trống quyến rũ chim mái. Dân gian lẫn lộn từ “giun” và từ “run” nên mới đặt ra câu thành ngữ trên, cũng là một cách chơi chữ. 16. SÂM, THƯƠNG: Sao Hôm và sao Mai, không bao giờ cùng xuất hiện, chỉ sự xa cách. 17. PHIẾU MẪU: Hàn Tín thuở hàn vi đi câu dưới thành, một hôm đói gặp một bà cụ già giặt quần áo thuê (phiếu mẫu), thương tình cho ông một bữa cơm. Sau Hàn Tín giúp Lưu Bang làm đến Tề vương, tạ ơn bà một ngàn lạng vàng 18. THIÊN TẢI NHẤT THÌ: Ngàn năm có một lần, ý nói dịp hiếm có. 19. QUỐC SĨ: Kẻ sĩ tài giỏi có tiếng trong nước. 20. THÂM TẠ: Tạ ơn một cách sâu sắc. 21. VIỆT: Một xứ ở đông nam Trung Quốc. 22. TẦN: Một xứ ở bắc Trung Quốc. Kẻ Việt người Tần có nghĩa là cách biệt xa xôi, bổ sung cho ý trên. Nguyễn Du không chia Truyện Kiều theo chương hồi, các nhà nghiên cứu văn học căn cứ vào nội dung Truyện Kiều cũng như diễn biến của Kim Vân Kiều Truyện - vốn là một tiểu thuyết chương hồi, để chia Truyện Kiều làm 22 chương để bạn đọc tiện theo dõi. ----- Poem Nguyen | Tiểu Thơ, Instagram: @poemypodcast Email: poemsnguyen@gmail.com

11m
Jan 31
144_Truyện Kiều | Kiều gặp Từ Hải_Hồi XVIII (Câu 1915-2034) | Nguyễn Du.

Hồi 18, Sau khi bỏ trốn khỏi nhà Hoạn Thư, Kiều trú chân nơi am mây với sư Giác Duyên giàu lòng thương người. Nhưng chẳng được bao lâu, Kiều gặp Bạc Hạnh, đều là phường buôn phấn bán hoa như Tú Bà và một lần nữa, Kiều lại bị lừa vào thanh lâu. Nhưng rồi, cũng trong chương này, Truyện Kiều cho ta một niềm tin về “Ở hiền gặp lành”. Kiều đã gặp được Từ Hải: "Anh hùng tiếng đã gọi rằng. Giữa đường dẫu thấy bất bằng mà tha." Để rồi cho ta một cái kết đẹp với: "Trai anh hùng, gái thuyền quyên. Phỉ nguyền sánh phượng, đẹp duyên cưỡi rồng" Chú thích: 1. Chiêu Ẩn: Tên ngôi chùa, nghĩa là chiêu nạp những người ẩn dật. 2. Hằng Thuỷ: Tên hiệu một vị sư nữ khác mà Kiều mạo xưng là thầy học mình. 3. Hậu tình: Tình nghĩa đối xử hậu hĩ, thân mật. 4. Am mây: Do chữ vân phòng, chỗ ở nhà sư ở. 5. Vẻ ngânÁnh bạc, ánh trăng sáng như bạc. 6. Đàn việt: Người đứng ra bố thí, thường thường để chỉ người có công với nhà chùa, hay người đi vãn cảnh chùa. 7. Cửa giàTiếng Phạn gọi chùa là già lam. Ở đây ý nói ngồi chờ nước đến chân rồi mới nhảy là khờ dại. 8. Đồng môn: Cùng học một thầy, một trường, ý nói Bạc bà cũng một phường chủ lầu xanh như Tú bà. 9. Lại mang lấy tiếng dữ gần, lành xa: Tục ngữ: “Tiếng lành đồn xa, tiếng dữ đồn xa”. Ở đây mượn ý ấy để nói Thuý Kiều đã mang tiếng trốn chúa và ăn cắp, thế nào cũng bị người ta dị nghị. 10. Oan giaBạc bà địa đặt ra mà nói Kiều là một oan gia kiếp trước vào nhà mình để chực gây tai hoạ cho mình. 11. Phá gia: Phá nhà. 12. Xe dâyCũng như xe tơ, nghĩa là lấy chồng. 13. Thành thân: Làm lễ hợp hôn, thành vợ chồng. 14. Châu Thai: Chỗ Bạc Hạnh buôn bán, thuộc tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc). 15. Phải cung, rày đã sợ làn cây cong: Cổ ngữ: “Thương cung chi điểu, kiến khúc mộc nhi cao phi”, nghĩa là con chim đã bị thương vì cung thì thấy cái cong cũng sợ mà bay cao. 16. Sở cầu: Cầu đến, hỏi đến, ý nói muốn cưới làm vợ 17. Tâm minh: Lấy lòng thực mà thề với nhau 18: Thành hoàng, Thổ công: Ý nói Bạc Hạnh thề rằng nếu mình không tốt với Kiều thì xin thành hoàng, thổ công chứng giám. 19. Lễ tơ hồng: Tức là Nguyệt lão, vị thần xe dây cho người nên vợ nên chồng. 20. Hành việnTên gọi khác của nhà chứa. 21. Số hoa đào: Theo nhà thuật số đời xưa thì đào hoa làm một hung tịch, chiếu vào cung mệnh con trai thì bệnh tật, chiếu vào cung mệnh con gái thì phải làm gái thanh lâu. 22. Hồng quân: Chỉ con tạo. 23. Hồng quần: Cái quần đỏ, được dùng để chỉ người con gái. 24. Mặt phấn: Mặt trát phấn, ý thân phận người con gái. 25. Biên đình: Nơi biên ải xa xôi. 26. Râu hùm, hàm én, mày ngài: Tướng mại của người anh hùng: râu dữ như râu hùm, hàm mở rộng như chim én, mày cong và to như con tằm. 27. Anh hào: Anh hùng hào kiệt. 28. Côn quyền: Côn là món võ đánh bằng gậy; quyền: món võ đánh bằng tay. 29. Lược thao: Mưu lược về các dùng binh, do chữ “Lục thao, Tam lược” là hai pho binh thư đời xưa mà ra. 30. Việt Đông: Chỉ tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) ở về phía đông sông Việt, nên gọi là Việt Đông. 31. Gươm đàn nửa gánh, non sông một chèo: Hoàng Sào, một lãnh tụ nông dân khởi nghĩa đời Đường, có câu thơ: “Bán kiên cung kiếm băng thiên túng, Nhất trạo giang sơn tận địa duy” (Chỉ nửa vai cung kiếm mà tung hoành khắp cả gầm trời, Chỉ một mái chèo mà đi khắp cả non sông). 32. Tâm phúc tương cờ: Tương cờ tức tương kỳ, lòng dạ hứa hẹn với nhau. Từ Hải muốn cùng Kiều kết thành đôi lứa tri kỷ chứ không phải là cái tình yêu đương trăng gió tạm bợ. 33. Mắt xanh: Nguyên Tịch đời Tấn trọng ai thì nhìn bằng con mắt xanh, khinh ai thì nhìn bằng con mắt trắng. Câu này ý nói Từ Hải hỏi Kiều, xưa nay nàng chưa hề xem trọng ai có phải không? 34. Cá chậu chim lồng: Chỉ hạng người tầm thường, sống trong vòng giam hãm câu thúc. 35. Bình Nguyên Quân: là Triệu Thắng, một trong thần nhà Triệu thời Chiến Quốc, được phong đất ở Bình Nguyên nên gọi là Bình Nguyên Quân, nổi tiếng là người hiếu khách. 36. Tấn Dương: Nơi Đường Cao Tổ khởi binh đánh nhà Tuỳ, dựng nên đế nghiệp. Thuý Kiều tin tưởng là Từ Hải sẽ làm nên sự nghiệp đế vương.

15m
Jan 29
143_Truyện Kiều | Kiều bỏ trốn_Hồi XVII (Câu 1915-2034) | Nguyễn Du.

Hồi 17, mô tả cảnh bịn rịn chua xót giữa Thúc Sinh và Thúy Kiều khi lần đầu tiên hai người đối diện nói chuyện, trải qua từng ấy thời gian ở cùng nhà mà phải làm ngơ như không biết. Chàng khuyên Kiều bỏ trốn và từ đó Kiều tiếp tục lỡ những bước chân "thân gái dặm trường" tiếp vào đoạn trường đau thương. Chú thích: 1. Sơn hồ: Núi giả và hồ đào ra để làm cảnh. 2. Tàng tàng: Tang tảng sáng. 3. Ngũ cúng: Năm vật cúng Phật, tức hương, hoa, đăng, trà, quả. 4. Tam quy: Ba lễ “quy y” tức quy y phật, quy y pháp, quy y tăng, nghĩa là đem cả tâm và thân mà theo đạo Phật. 5. Ngũ giới: Năm điều răn, tức là răn sát sinh, răn ăn rộm, răn tà dâm, răn nói càn, răn uống rượu. 6. Xuất gia: Ra khỏi nhà tức đi tu. 7. Áo xanh: Thanh y, áo các hầu gái mặc. 8. Cà sa: Áo nhà sư mặc. 9. Pháp danh: Tên đặt theo tập tục tôn giáo. Trạc Tuyền là pháp danh do Hoạn Thư đặt cho Kiều. 10. Xuân, Thu: Tên hai người đầy tớ gái do Hoạn Thư sai đến Quan Âm các ở với Kiều để giúp việc hương đèn. 11. Rừng tía: Do chữ tư trúc lâm, chỗ ở của Phật Quan Âm Bồ Tát. 12. Bụi hồng: Do chữ hồng trần, tức cõi trần tục, cõi đời. 13. Thủ tự:Chữ viết tay. 14. Tâm hương: Hương lòng. Nén hương dân lên do tấm lòng thành kính. 15. Giọt nước cành dương: Do chữ “dương chi thuỷ”. Theo sách Phật thì Phật Quan Âm có cành dương liễu và bình nước cam lộ, khi muốn cứu ai thì lấy cành dương liễu dúng nước trong bình mà rảy vào người ấy. Ở đây giọt nước cành dương dùng để chỉ phép màu nhiệm của Phật. 16. Lửa lòng: Do chữ tâm hoả, chỉ mọi thứ dục vòng do lòng người sinh ra. 17. Trần duyênDuyên nợ ở cõi trần. 18. Gác kinh: Cái gác viết kinh, chỉ chỗ ở của Kiều. 19. Viện sách: Tức thư viện, phòng đọc sách, chỉ chỗ ở của Thúc Sinh. 20. Vấn an: Hỏi thăm sức khoẻ. 21. Cát lầm ngọc trắng: Ý nói Kiều như “ngọc trắng” mà bị cát vùi dập. 22. Tông đường: Nhà tổ tông. ở đây dùng với nghĩa nối dõi tông đường. Ý nói Thúc Sinh nghĩ mình chưa có con trai để nối dõi tông đường. 23. Giông tốCơn mưa to gió lớn. ở đây chỉ sự giận giữ ghê gớm của Hoạn Thư. 24. Bút pháp: Phép viết chữ. 25. Thiếp Lan đình: Do chữ “Lan đình thiếp” là bản bút tích rất tốt của nhà văn Vương Hy Chi, đời Tần. Hoạn Thư khen chữ viết của Kiều. 26. Thiền trà: Nước trà của nhà chùa. 27. Hồng mai: Gỗ cây mai già dùng để nấu làm nước uống, sắc nước đỏ hồng, nên gọi là hồng mai. 28. Thư trai: Nhà đọc sách, cũng như thư viện 29. Bó tay: Chữ Hán là thúc thủ. Đặt hai chữ “bó tay” sau chữ “Thúc” là một cách chơi chữ của tác giả. 30. Đãi đằng: Ở đây lại có nghĩa là nói năng, làm ầm ĩ lên. 31. Cười dầu mới thực khôn lường hiểm sâu: Cổ nhân có câu: “Nộ giả thường tình, tiếu giả bất khả trắc” (Giận dữ là thói thường, cười thì không thể lường được). Câu này dùng ý ấy. 32. Trèo cây lâu cũng có ngày bẻ hoa: Câu này ý nói bị giam giữ ở đây lâu, thế nào cũng có ngày mình bị hành hạ điêu đứng hơn, hoặc bị trừ khử. 33. Lênh đênh đâu nữa cũng là lênh đênh: Câu này ý nói Thuý Kiều nghĩ thân phận của mình như cánh bèo trên mặt nước, ở đâu thì cũng là lênh đênh cả, không còn quản gì. 34. Kim ngân: Vàng bạc, chỉ các đồ thờ như chuông, khánh đúc bằng vàng bạc. ----- Poem Nguyen | Tiểu Thơ, Instagram: @poemypodcast Email: poemsnguyen@gmail.com

11m
Jan 26
142_Truyện Kiều | Thúc Sinh gặp lại Thúy Kiều_Hồi XVI (Câu 1787-1914) | Nguyễn Du.

Hồi 16, mô tả tình cảnh Thúc Sinh gặp lại Thúy Kiều với hoàn cảnh trớ trêu là tại nhà chàng (Dinh phủ nhà Hoạn Thư), lúc này Kiều trong thân phận là Hoa Nộ phục vụ nhà Hoàn Thư. Thúc Sinh bàng hoàng vì tưởng Kiều đã mất và xót xa bẽ bàng trước tình cảnh đối diện Kiều mà chẳng thể nhận nàng, bảo vệ nàng... Truyện Kiều sử dụng khá nhiều từ cổ và điển tích. Bạn chịu khó xem chú thích để hiểu thêm về từng câu thơ và ý nghĩa của cả đoạn nha. Chú Thích: 1. Cố quốc: Nguyên nghĩa là nước cũ, sau cũng dùng như chữ cố hương (quê cũ). 2. Uyên bay: Uyên do chữ uyên ương, giống chim ở với nhau từng đôi, nên người ta thường dùng để chỉ vợ chồng. Uyên bay: ý nói Thuý Kiều không còn nữa (con chim uyên đã bay mất). 3. Trăng mới: Trăng đầu tháng. Câu nói đại ý nói Thúc Sinh trông thấy mặt trăng lưỡi liềm đầu tháng giống như lông mày người gái đẹp mà tưởng nhớ đến Kiều. 4. Phấn thừa, hương cũ, bội phần xót xa: Câu này đại ý nói Thuý Kiều không còn nữa. Thúc Sinh trông thấy phấn hương của nàng còn sót lại mà thương tâm. 5. Cố nhân: Người quen biết cũ. Ở đây chỉ Thuý Kiều 6. Gia hương: Nhà và làng, tức quê nhà. Ở đây chỉ quê hương của Thúc Sinh ở huyện Vô Tích. 7. Nhà hương: Do chữ hương khuê 8. Động dong: Biến đổi sắc mặt, ý nói động lòng. 9. Hiếu phục: Tang trở cha mẹ. Ở đây chỉ Thúc Sinh vừa hết tang mẹ. 10. Trắc dĩ: Kinh thi có câu “Trắc bỉ Dĩ hề, chiêm vọng mâu hề” (Lên núi Dĩ trông ngóng mẹ). Người sau bèn dùng hai chữ trắc dĩ để nói thương nhớ mẹ. 11. Giải phiền: Làm cho khuây khoả sự phiền não. 12. Tạc: Chén rượu do khách rót cho người chủ để đáp lại. 13. Thù: Chén rượu do chủ nhà rót mời khách, ở đây nói vợ chồng Thúc Sinh uống rượu và mời mọc nhau. 14. Trì hồ: Bưng bầu rượu, ý nói bắt Kiều đứng hầu một bên để rót rượu cho hai vợ chồng Thúc Sinh uống. 15. Bồ hòn: Bồ hòn để ám chỉ người có việc buồn khổ mà không nói ra được. Ở đây ý nói chén rượu Kiều đưa mời chàng thấy đắng như bồ hòn, nhưng vì sợ Kiều bị liên luỵ phải uống hết ngay. 16. Giọt rồng: Có nghĩa là thời giờ, thời khắc. 17. Loan phòng: Phòng nằm của đôi vợ chồng. 18. Rẽ thuý chia uyên: Thuý: chim chả; uyên: chim uyên ương. Ở đây chỉ việc Hoạn Thư dùng mưu chia rẽ đôi lứa Thúc Sinh và Thuý Kiều. 19. Đài dinh: Đài các, dinh thự, chỉ chỗ ở của bọn quyền quý. Ở đây mượn để chỉ nhà ở của Thúc Sinh và Hoạn Thư. 20. Thân cung: Cung khai, khai trình 21. Cửa Không: Do chữ Không môn. Vì đạo Phật cho mọi vật trên thế gian đều là “không” nên người ta gọi đạo Phật là “Không môn”. 22. Cửa Không: Do chữ Không môn. Vì đạo Phật cho mọi vật trên thế gian đều là “không” nên người ta gọi đạo Phật là “Không môn”. Nguyễn Du không chia Truyện Kiều theo chương hồi, các nhà nghiên cứu văn học căn cứ vào nội dung Truyện Kiều cũng như diễn biến của Kim Vân Kiều Truyện - vốn là một tiểu thuyết chương hồi, để chia Truyện Kiều làm 22 chương để bạn đọc tiện theo dõi. ----- Poem Nguyen | Tiểu Thơ, Instagram: @poemypodcast Email: poemsnguyen@gmail.com

6m
Jan 25
141_Truyện Kiều | Kiều gặp Hoạn Thư_Hồi XV (Câu 1607-1786) | Nguyễn Du.

Hồi 15, bắt đầu cho những chương mới thấm đẫm nỗi đau của Kiều mà chẳng thể kêu ai. Cuộc đời đoạn trường của Nàng như một giấc mộng thấm thoát thoi đưa, đầy biến cố. Cứ gặp rồi lại xa, cứ tỉnh rồi lại mê. Tay bay vạ gió lại ập đến cuộc đời hồng nhan bạc mệnh của Kiều, khi nàng khuyên Thúc Sinh về quê thăm Hoạn Thư và thú nhận mọi chuyện. Thế nhưng Thúc sinh đã quên những lời dặn ấy của nàng lúc ra đi. Từ đó mà dán tiếp đẩy Kiều vào một bước sa khác đầy đau thương.

11m
Jan 22
140_Truyện Kiều | Thúc Sinh từ biệt Thúy Kiều_Hồi XIV (Câu 1467-1606) | Nguyễn Du.

"...Người lên ngựa, kẻ chia bào. Rừng phong, thu đã nhuốmmàu quan san..." Chú thích: 1. Cổ xuý: Cổ là những nhạc khí dùng để đánh như chiêng, trống. Xuý là những nhạc khí để thổi, như kèn sáo. 2. Trướng đào: Màn hoa đào, đây tức là buồng cưới. 3. Huệ lan: Hoa huệ, hoa lan, ngụ ý nói cảnh sum họp. 4. Mảng: Tiếng cổ có ý nói mải mê về một việc gì mà quên đi, ở đây là nghĩa này. 5. Đào đà phai thắm, sen vừa nảy xanh: Ý nói hết mùa xuân và bắt đầu sang mùa 6. Đổi thay nhạn yến. Chim én (mùa xuân) chim nhạn (mùa thu), đổi thay nhau, ý nói từ mùa nọ sang mùa kia. Ở đây ý nói thời gian trôi thấm thoắt gần được một năm. 7. Tao khang: Bã rượu cám. Người vợ cùng ăn bã, ăn cám với mình, tức là người vợ cả lấy từ lúc còn hàn vi. Vua Quang Vũ nhà Hán muốn đem người chị gái mới goá là công chúa Hồ Dương gả cho Tống Hoằng, nhưng Hoằng đã có vợ. Vua hỏi ý Hoằng, Hoằng thưa: “Tao khang chi thê, bất hạ đường”, nghĩa là người vợ lấy trong lúc ăn tấm, ăn cám, không thể để xuống dưới nhà, ý nói không thể khinh rẻ, phụ bạc. Vua biết ý vậy, liền thôi. 8. Phi thường: Khác với người thường, ý nói người sâu sắc, hiểm độc. 9. Hồi trang: Về quê.

15m
Jan 20
138_Truyện Kiều | Thúy Kiều gặp Thúc Sinh _Hồi XII (Câu 1275-1366) | Nguyễn Du.

"Dưới trăng quyên đã gọi hè. Đầu tường lửa lựu lập loè đâm bông" Vậy là đã hơn 1 năm kể từ ngày Kiều bán mình chuộc cha, bước vào đoạn trường lưu lạc...đến chốn thanh lâu, ở nơi ấy Kiều gặp Thúc Sinh: ”. Kiều như được cứu rỗi và cuộc đời như sẽ bước sang một chang mới, dù cũng mông lung vô định... 1. Khách du: Khách đi chơi, đi du lãm. 2. Kỳ Tầm: Tên của họ Thúc, theo truyện Thanh tâm tài nhân thì Kỳ Tầm là tên tự của Thúc Sinh. 3. Huyện Tích, châu Thường: tức huyện Vô Tích, phủ Thường Châu, thuộc tỉnh Giang Tô (Trung Quốc). 4. Thiếp hồng: Do chữ “hồng tiên”, thứ thiếp hồng gửi thăm người đẹp. Hương khuê: phòng hương, phòng ở của phụ nữ, tục xưa phụ nữ hay dùng hương thơm, nên gọi là “hương khuê”. 5. Trưởng tô: Do chữ lưu tô trưởng, thứ màn có tua kết bằng lông chim năm sắc. 6. Lẽ hằng: Lẽ thường như thế. 7. Đào, mận: Nói bóng sắc đẹp của người con gái. 8. Đá vàng: Chỉ sự đồng tâm gắn bó với nhau. 9. Bàn vây: Bàn cờ vây. Trung Quốc có hai lối chơi cờ: vi kỳ tức cờ vây, tượng kỳ tức cờ tướng. 10. Truy hoan: Theo đuổi sự vui chơi. 11. Sóng khuynh thành: Chỉ cái liếc nhìn của người phụ nữ đẹp. 12. Bốc rời: Tiền rời cứ bốc từng nắm mà chi, không cần đếm là bao nhiêu, ý nói vung phí không tiếc tiền. 13. Hơi đồng: Tức mùi tiền bạc. Thời xưa, tiền tiêu đúc bằng đồng, nên nói “đồng” tức là tiền. Cả câu ý nói Tú Bà thấy Thúc Sinh vung tiền không tiếc nên nảy sinh lòng tham không đáy. 14. Lửa lựu: Hoa lựu khi nó nở trông đỏ chói như lửa chỉ cảnh mùa hè. 15. Dày dày sẵn đúc một toà thiên nhiên: Ý nói Kiều có một thân thể đầy đặn xinh đẹp. 16. Luật Đường: Thể thơ Đường Luật. 17. Nối điêu: Nối đuôi con điêu “cẩu vĩ tục điêu” (nối điêu) để chỉ sự việc gì có tính chất học đòi. Chữ “nối điêu” ở đây là lời Kiều tự khiêm về việc hoạ lại thơ Thúc Sinh. 18. Nỗi quê: Nỗi lòng nhớ quê của Kiều. 19. Mây vàng: Nói ý nhớ nhà, do câu thơ cổ “Tần Trung đa bạch vân, Thục trung đa hoàng vân, cố tư gia giả vị chi cư hoàng vân” (Đất Tần nhiều mây trắng, đất Thục nhiều mây vàng, cho nên nhớ nhà gọi là nhớ mây vàng). 20. Cành kia, cỗi này: chỉ Kiều và Tú Bà. Thúc Sinh tưởng Kiều là con đẻ của Tú Bà. 21. Thu ba: Sóng mùa thu, chỉ con mắt (nói con mắt trong suốt như suối mùa thu). 22. Chúa xuân: Người chủ vường xuân, chủ hoa xuân, đây chỉ Thúc Sinh. Câu này ý nói Thúc Sinh ở nhà đã có vợ rồi. 23. Tương tri: Hiểu biết nhau thông cảm với nhau. 24. Nước non: Sông núi tức lời thề nguyền kết làm vợ chồng. 25. Thú | Tòng: Thú: là “thú thiếp”, lấy vợ lẽ, chỉ bên Thúc Sinh; tòng: là “tòng lương”, trở về lương, tức bỏ chỗ lầu xanh để trở về, đi lấy chồng, chỉ bên Kiều. Hai bên cùng gặp nhiều khó khăn. 26. Bình Khang: Đời Đường, ở kinh thành Trường An, gần cửa Bắc, có một xóm gọi là Bình Khang cho kỹ nữ ở, sau nhân dùng làm danh từ chỉ chung xóm kỹ nữ. 27. Thềm quế: Thềm điện quế. “Dâu đương tạp trở” chép: Trên mặt trăng có cây quế tiêu, cao năm trăm trượng, do đó, khi tả mặt trăng, người ta thường dùng chữ điện quế, cung quế. 28. Chị Hằng: Chị Hằng Nga, người chủ trương trong điện quế, nói bóng vợ cả Thúc Sinh. 29: Dải đồng: Dải đồng tâm. 30. Thêm người, người cũng chia lòng riêng tây: Chữ người chỉ Kiều, chữ người dưới chỉ Thúc Sinh. 31. Vững tay co: Cái tay co vững. Kiều nói nếu chàng có cứng tay, tức có quyền lực đối với vợ cả. 32. Trong, ngoài: chỉ vợ cả và Thúc Sinh. Theo lễ giáo xưa: “Nam tự ngoại, nữ tự nội” Ý Kiều nói nếu thế lực vợ cả lớn hơn thế lực chàng. 33. Giấm chua lại tội bằng ba lửa nồng: Ý nói lửa bếp vùi âm ỉ cháy (chỉ thói ghen tuông) còn khó chịu hơn cả lửa hồng. 34. Nhà thông: Nhà thung, đọc chệch ra, tức nhà xuân, do chữ xuân đường chỉ bố Thúc Sinh. 35. Liễu ngõ hoa tường: Nói ví gái lầu xanh như liễu bên đường, hoa đầu tường, ai vin ai hái cũng được. 36. Ngô Lào: Nước Ngô (Trung Quốc), nước Lào (Ai Lao) tác giả dùng nghĩa bóng. Ý nói đừng nghĩ ngợi xa xôi, quanh quẩn làm gì. ----- Poem Nguyen | Tiểu Thơ, Instagram: @poemypodcast Email: poemsnguyen@gmail.com

6m
Jan 07
138_Truyện Kiều | Thúy Kiều gặp Thúc Sinh _Hồi XII (Câu 1275-1366) | Nguyễn Du.

"Dưới trăng quyên đã gọi hè. Đầu tường lửa lựu lập loè đâm bông" Vậy là đã hơn 1 năm kể từ ngày Kiều bán mình chuộc cha, bước vào đoạn trường lưu lạc...đến chốn thanh lâu, ở nơi ấy Kiều gặp Thúc Sinh: Khách du bỗng có một người. Kỳ Tầm họ Thúc, cũng nòi thư hương”. Kiều như được cứu rỗi và cuộc đời như sẽ bước sang một chang mới, dù cũng mông lung vô định... * Chú thích: 1. Khách du: Khách đi chơi, đi du lãm. 2. Kỳ Tầm: Tên của họ Thúc, theo truyện Thanh tâm tài nhân thì Kỳ Tầm là tên tự của Thúc Sinh. 3. Huyện Tích, châu Thường: tức huyện Vô Tích, phủ Thường Châu, thuộc tỉnh Giang Tô (Trung Quốc). 4. Thiếp hồng: Do chữ “hồng tiên”, thứ thiếp hồng gửi thăm người đẹp. Hương khuê: phòng hương, phòng ở của phụ nữ, tục xưa phụ nữ hay dùng hương thơm, nên gọi là “hương khuê”. 5. Trưởng tô: Do chữ lưu tô trưởng, thứ màn có tua kết bằng lông chim năm sắc. 6. Lẽ hằng: Lẽ thường như thế. 7. Đào, mận: Nói bóng sắc đẹp của người con gái. 8. Đá vàng: Chỉ sự đồng tâm gắn bó với nhau. 9. Bàn vây: Bàn cờ vây. Trung Quốc có hai lối chơi cờ: vi kỳ tức cờ vây, tượng kỳ tức cờ tướng. 10. Truy hoan: Theo đuổi sự vui chơi. 11. Sóng khuynh thành: Chỉ cái liếc nhìn của người phụ nữ đẹp. 12. Bốc rời: Tiền rời cứ bốc từng nắm mà chi, không cần đếm là bao nhiêu, ý nói vung phí không tiếc tiền. 13. Hơi đồng: Tức mùi tiền bạc. Thời xưa, tiền tiêu đúc bằng đồng, nên nói “đồng” tức là tiền. Cả câu ý nói Tú Bà thấy Thúc Sinh vung tiền không tiếc nên nảy sinh lòng tham không đáy. 14. Lửa lựu: Hoa lựu khi nó nở trông đỏ chói như lửa chỉ cảnh mùa hè. 15. Dày dày sẵn đúc một toà thiên nhiên: Ý nói Kiều có một thân thể đầy đặn xinh đẹp. 16. Luật Đường: Thể thơ Đường Luật. 17. Nối điêu: Nối đuôi con điêu “cẩu vĩ tục điêu” (nối điêu) để chỉ sự việc gì có tính chất học đòi. Chữ “nối điêu” ở đây là lời Kiều tự khiêm về việc hoạ lại thơ Thúc Sinh. 18. Nỗi quê: Nỗi lòng nhớ quê của Kiều. 19. Mây vàng: Nói ý nhớ nhà, do câu thơ cổ “Tần Trung đa bạch vân, Thục trung đa hoàng vân, cố tư gia giả vị chi cư hoàng vân” (Đất Tần nhiều mây trắng, đất Thục nhiều mây vàng, cho nên nhớ nhà gọi là nhớ mây vàng). 20. Cành kia, cỗi này: chỉ Kiều và Tú Bà. Thúc Sinh tưởng Kiều là con đẻ của Tú Bà. 21. Thu ba: Sóng mùa thu, chỉ con mắt (nói con mắt trong suốt như suối mùa thu). 22. Chúa xuân: Người chủ vường xuân, chủ hoa xuân, đây chỉ Thúc Sinh. Câu này ý nói Thúc Sinh ở nhà đã có vợ rồi. 23. Tương tri: Hiểu biết nhau thông cảm với nhau. 24. Nước non: Sông núi tức lời thề nguyền kết làm vợ chồng. 25. Thú | Tòng: Thú: là “thú thiếp”, lấy vợ lẽ, chỉ bên Thúc Sinh; tòng: là “tòng lương”, trở về lương, tức bỏ chỗ lầu xanh để trở về, đi lấy chồng, chỉ bên Kiều. Hai bên cùng gặp nhiều khó khăn. 26. Bình Khang: Đời Đường, ở kinh thành Trường An, gần cửa Bắc, có một xóm gọi là Bình Khang cho kỹ nữ ở, sau nhân dùng làm danh từ chỉ chung xóm kỹ nữ. 27. Thềm quế: Thềm điện quế. “Dâu đương tạp trở” chép: Trên mặt trăng có cây quế tiêu, cao năm trăm trượng, do đó, khi tả mặt trăng, người ta thường dùng chữ điện quế, cung quế. ----- Poem Nguyen | Tiểu Thơ, Instagram: @poemypodcast Email: poemsnguyen@gmail.com

6m
Jan 07
137_Truyện Kiều | Kiều bị Tú bà và Sở Khanh lừa, chính thức ở lại Lầu Xanh _Hồi XI (Câu 1123-1274) | Nguyễn Du.

Cuộc sống chốn thanh lâu: Của Thúy Kiều bắt đầu từ đây. Nàng buồn tủi, u sầu, nhưng cũng phải đành mặc cho số phận. Như một thân xác tồn tại không hồn, chỉ những khi trầm mặc nhớ về Gia đình nơi xa, nhớ về Kim Trọng nàng mới thấy mình đang sống, nhưng Kiều đâu còn là Kiều của ngày xưa nữa. Nhớ Kim Trọng, nàng đâu dám nghĩ đến lời thề nước non, chỉ mong chàng đã ấm yên cùng Thúy Vân. Nhớ cha mẹ, thương hai em, nhưng Kiều phải đành phó mặc cho số phận... * Chú thích: 1. Dậy dàng: Xôn xao ồn ào nổi lên. 2. Gan vàng: Có nghĩa như “lòng vàng”. Kiều đoán có người đuổi theo phía sau nên hồi hộp sợ hãi... 3. Dặm rừng: Đường rừng, lối đi trong rừng 4. Lắm nau: Lắm nao, có nghĩa là đến như thế sao. 5. Vuốt: Móng sắc của loài thú. ý nói không thoát lối nào được. 6. Thú phục: Thú tội. 7. Cung chiêu: Cung khai, nhận tội Tú bà muốn bắt buộc Kiều giữ lời hứa, nên bắt làm tờ cung chiêu nhận tội, và bắt người đứng bảo lĩnh về lời cam kết của nàng. 8. Bày vai: Cùng hàng cùng lứa. 9. Chịu đoan: Chịu nhận trách nhiệm về Kiều. 10. Đà đao: Khi đánh giặc, giả thua chạy để người ta đuổi theo, rồi thình lình quăng dao lại chém, gọi là “đà đao”. “Đà đao” đây là một chước lừa. 11. Một cốt một đồng: Nói Tú Bà với Sở Khanh thông đồng hiệp mưu với nhau để đánh lừa Kiều. 12. Thị hùng: Cậy sức mạnh mà ra oai đánh đập người. 13. Anh, yến: Chỉ chung những người con gái 14. Mặt ấy, mặt này: Mặt ấy, mặt này: mấy tiếng này, Kiều xỉa xói vào mặt Sở Khanh mà nói, đối đáp lại tiếng “mặt mày” của Sở Khanh ở trên. 15. Nỗi đêm khép mở, nỗi ngày riêng chung: Khép mở, riêng chung: chỉ giọng nói tỉ tê, nửa khép nửa mở, mối tình nỉ non, như riêng như chung, tức những mánh khoé quyến rũ. 16. Vành ngoài bảy chữ: Bảy cách đối với khách ở bề ngoài để cho khách say mê. 17. Vành trong tám nghề: Tám cách đối đãi trong khi ăn nằm với khách, đối với mỗi hạng người, dùng một lối riêng để làm vừa lòng họ. 18. Khoé hạnh: Khoé mắt, mắt sắc như lá hạnh. Cả câu ý nói khi mắt liếc, khi mày đưa. 19. Người soi: Người sành sỏi, lịch lãm, biết ngón chơi. 20. Nét nguyệt: Nét lông mày hình vành trăng. 21. Vẻ hồng: Vẻ mặt hồng. 22. Trướng đào: Màn màu đỏ, phụ nữ thường dùng 23. Lá gió cành chim: Lá đưa gió, cành đón chim, chỉ sự đưa đón khách chơi. 24. Sớm đưa Tống Ngọc, tối tìm Tràng Khanh: Tống Ngọc người nước Sở, đời chiến quốc, đẹp trai, có những bài Cao đường phú, Thần nữ phú, nói về chuyện mây mưa của thần núi Vu Sơn... Tràng Khanh (chính là chữ Trưởng nhưng thường đọc là Trường hay Tràng): tự của Tư Mã Tương Như, người Hán, yêu sắc đẹp của Trác Văn Quân, gảy đàn cầm gợi tình, làm cho nàng đang đêm bỏ nhà chốn theo mình. Tống Ngọc và Tràng Khanh đều giỏi từ phú, là hai người tài tử, do đó, câu này ngụ ý khách đến chơi toàn những hạng phong lưu quý phái. 25. Mưa Sở mây Tần: Chỉ sự ái ân trai gái. 26. Gió tựa hoa kề: Ý nói những cảnh vui thú ở chốn thanh lâu. 27. Tuyết ngậm: Bóng trăng tỏ soi khắp bốn bề. Hai câu 1241-1242 (), tả bốn cảnh: gió, hoa, tuyết, trăng (phong, hoa, tuyết nguyệt). Kế tiếp là hai câu:Đoạn này ý nói Thúy Kiều u sầu nên cảnh có đẹp mấy cũng buồn. 28. . Hai câu này tả bốn thú chơi: gẩy đàn, đánh cờ, ngâm thơ, vẽ tranh (cầm, kỳ, thi, hoa). 29. Gió trúc mưa mai: Mưa gió chỉ sự ái ân (như nghĩa mưa gió dập vùi) trúc mai chỉ sự bạn. Đây tiếp ý trên: Kiều thờ ơ với tất cả những chuyện mưa gió, trúc mai. 30. Giùi mài: Như nói mòn mỏi, thui thủi. Cũng có ý như là bị dập vùi. 31. Bóng dâu: Bóng mặt trời xế trên ngọn dâu. Sách “Hoài nam nữ” nói: Mặt trời xế về phía phương Tây, gác bóng trên ngọn cây. Người sau mượn chữ bóng dâu để ví tuổi già. ----- Poem Nguyen | Tiểu Thơ, Instagram: @poemypodcast Email: poemsnguyen@gmail.com

10m
Jan 03
136_Truyện Kiều | Kiều ở Lầu Ngưng Bích _Hồi X (Câu 991-1122) | Nguyễn Du.

“Trước lầu Ngưng Bích khóa Xuân” Khóa lại tuổi xuân của Kiều, khóa lại tất cả những ký ức tươi đẹp của Nàng, mà giờ đây chẳng thể chạm đến. Thời gian như ngừng trôi. Trời thu càng thêm não nề. Cuộc sống dường vô thường. Tâm trạng nàng hỗn độn tơ vò. Kiều nhớ Kim Trọng, nhớ Mẹ Cha. Nàng vẫn nuôi một khát vọng chốn khỏi nơi đây, chốn thanh lâu lạ lẫm, thị phi. Cũng vì thế mà mắc lừa Sở Khanh, nối tiếp những đoạn trường đâu đứt ruột. * Chú thích: 1. Tiền Đường: Tên một con sông chảy qua gần Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc). 2. Hoa xuân đương lên nhuỵ, tức mới nở. Ý nói Kiều còn trẻ trung. 3. Đá vàng: Chỉ lòng kiên trinh của phụ nữ 4. Khoá buồng xuân: Khoá kín vẻ xuân trong buồng, như nói cấm cung. 5. Đợi ngày đào non: Đợi ngày lấy chồng. 6. Thần mộng: Lời báo mộng của quỷ thần (tức Đạm Tiên). 7. Túc nhân: Nhân duyên có sẵn từ trước, như nói duyên số tiền định. 8. Đãi đằng: Tiếng cổ, nghĩa là giãi bày. Ca dao: “Cá buồn cá lội tung tăng, Em buồn em biết dãi dằng cùng ai”. Ở đây đãi đằng có nghĩa là điều ra tiếng vào của những người khách chơi. 8. Ngưng Bích. Tên cái lầu mà Tú Bà dành cho Kiều ở. Ngưng bích nghĩa là đọng (tụ) lại màu biếc. 9. Chén đồng: Chén đồng tâm, tức chén rượu thề nguyền đồng tâm với nhau. 10. Quạt nồng ấp lạnh: Quạt khi nồng, ấp khi lạnh, do chữ đông ôn hạ sảnh ở Kinh Lễ. 11. Sân Lai: Sân Lão Lai. Theo sách Cao Sĩ truyện: “Lão Lai Tử, người nước Sở, đời Xuân Thu, tuổi đã ngoài bảy mươi, mà còn cha mẹ già, ông thường mặc áo ngũ sắc sặc sỡ, ra múa ở trước sân, rồi giả cách ngã, khóc, như trẻ con, để làm cho cha mẹ vui”. Đây nói bóng sân nhà cho mẹ, tức nhà mình. 12. Gốc tử: Gốc cây tử (loài cây thị). Đây dùng chỉ cha mẹ, “gốc tử đã vừa người ôm” nói bóng cha mẹ đã già rồi. 13. Duềnh: Vực sâu, vũng biển. 14. Rèm châu: Rèm kết bằng ngọc châu 15. Mạch: Dòng dõi. 16. Bóng nga: Bóng người đẹp, chỉ Kiều 17. Đeo đai: Vương vấn ra vẻ quyến luyến. 18. Tông nguyệt trên mâyÝ nói có một phẩm giá khác đời, như Hằng Nga trong cung nguyệt hay tiên nữ trên cung mây. 19. Lòng này ai tỏ cho ta, hỡi lòng: Chữ lòng ở đầu câu là Sở Khanh tự nói lòng mình còn chữ lòng ở cuối câu là Sở Khanh hỏi lòng Kiều, hai chữ chỉ riêng hai người. 20. Song thu: Cửa sổ mùa thu (nói thời tiết khi ấy). 21. Tiên mai: Do chữ mai tiên, tờ tiên có vẽ cành hoa mai. 22. Tích việt: Chữ Hán được viết là 昔越. Chữ 昔 được chiết tự là 卄一日 (chấp nhất nhật). Chữ 越 chiết tự là 走戉 (tẩu việt), trong đó chữ 戉 tự dạng gần với 戌 (Tuất). Do vậy “tích việt” ám chỉ là giờ Tuất ngày hai mươi mốt thì chạy trốn. Đó là Sở Khanh bí mật hẹn ngày giờ đi trốn mà Kiều đã lấy ý tứ suy đoán ra. 23. Tuất thì: Giờ Tuất, tức tám, chín giờ tối hiện nay. 24. Ngậm trăng nửa vành: Ý nói buổi tối, vầng trăng chiếu vào hoa trà mi ngậm lấy nửa vành trăng. 25. An cần: Ở đây có nghĩa là khẩn khoản. 26. Bèo bọt: Như bèo hay bọt trôi nổi trên mặt nước, ngụ lý lưu lạc lẻ loi. 27. Yến anh: Đây chỉ gái nhà chứa. Ý Kiều nói nàng như con chim lạc đàn, lại mang lấy cái nợ làm gái nhà chứa. 28. Cốt nhục tử sinh: Chữ “Sinh tử nhục cốt”. Tả truyện: “Sở vị sinh tử cốt dã” (Thế gọi là làm sống lại người chết, làm mọc thịt nắn xương khô - làm cho người đã chết sống lại, xương đã khô mọc thịt ra). Do đó, người ta thường chỉ sự làm ơn rất sâu sắc, to lớn. 29. Kết cỏ ngậm vành:Tả truyện: Nguỵ Thù nước Tấn, có tột người thiếp yêu, khi sắp chết còn dặn con là Nguỵ Khoả phải đem cả người thiếp chôn theo. Nguỵ Thù chết, Nguỵ Khoả cho người thiếp về không đem chôn theo. Sau Nguỵ Khoả làm tướng đi đánh giặc nước Tần, gặp tướng Tần là Đỗ Hồi, khoẻ mạnh có tiếng, đang lúc đánh nhau, tự nhiên Đỗ Hồi vấp phải đám cỏ mà ngã, bị Nguỵ Khoả bắt được. Đêm về, Nguỵ Khoả mộng thấy một ông già đến nói rằng: “Tôi là cha người thiếp, cảm ơn ông không chôn con gái tôi, nên tôi kết cỏ quấn chân Đỗ Hồi cho nó ngã vấp để báo ơn”. ----- Poem Nguyen | Tiểu Thơ, Instagram: @poemypodcast Email: poemsnguyen@gmail.com

8m
Dec 17, 2023
#135_Nguyễn Du | Truyện Kiều | Kiều tự vẫn _Hồi IX (Câu 919-990).

Sau một tháng ròng di chuyển đường xa vất vả, ngựa xe gập ghềnh đến tỉnh Sơn Đông, Thúy Kiều mới biết mình bị lừa bán cho chốn thanh lâu. Uất hận, nàng ko chịu phùng tùng theo lệnh của Tú bà và Nàng đã bị đánh đập dã man. Từ ra đi, Kiều coi như mình đã không còn nữa. Bị Mã Giám Sinh Làm Nhục, giờ lại bị bán vào thanh lâu. Trong nỗi uất hận đó Kiều đã quyết mình quyên sinh:  "Nàng rằng: Trời thẳm đất dày. Thân này đã bỏ những ngày ra đi! Thôi thì thôi có tiếc gì! Sẵn dao tay áo, tức thì giơ ra." * CHÚ THÍCH: Truyện Kiều sử dụng khá nhiều từ cổ và điển tích. Bạn chịu khó xem chú thích để hiểu thêm về từng câu thơ và ý nghĩa của cả đoạn nha. 1. Lâm Chuy: Tên huyện, thuộc tỉnh Sơn Đông. 2. Xe châu: Xe có rèm hạt châu, thứ xe phụ nữ ngồi. 3. Nguyên tiêu: Đêm tiết thượng nguyên, tức đêm ngày rằm tháng riêng đầu năm. Đây Tú bà khấn thần phù hộ cho cửa hàng lầu xanh của mụ, ngày lại đêm, lúc nào khách chơi cũng ra vào đông đúc, tấp nập như những ngày hội hàn thực nguyên tiêu. 4. Tin nhạn: Tô Vũ người đời Hán đi sứ sang Hung nô không chịu khuất phục, bị chúa Hưng Nô đầy lên Bắc Hải chăn dê, nhà Hán hỏi thì bảo là chết rồi, sau sứ Hán phải nói thác là vua Hán săn được con chim nhạn ở vườn thượng lâm chân nó có buộc một bức thư lụa của Tồ Vũ gửi về, khi ấy Hưng Nô mới chịu trả lại Tô Vũ cho nhà Hán. Do đó, người ta thường nói “tin nhạn” để chỉ tin thư. ở đây, tác giả dùng như nghĩa “tin tức” đơn thuần. 5. Hương hoả gia đường: Bốn chữ này nguyên chỉ nhà hay bàn thờ cúng gia tiên, đây tác giả dùng chỉ bàn thờ thần Bạch Mi. 6. Cậu mày: Tức cha mày, chỉ Mã Giám sinh, Tú Bà bắt Kiều lạy nhận mụ là mẹ nuôi. Mã Giám sinh là cha nuôi. 7. Tiểu tinh: Sao nhỏ, chỉ vợ lẽ. 8. Tam bành: Theo sách Đạo giáo, trong người ta có ba thần thi: Thượng Thi, tên Bành Chất, ở bụng; Hạ Thi, tên Bành Kiệu, ở chân; thường làm hại người. Do đó, người ta cho rằng những sự hung ác giận dữ của người là do thần Tam Thi hay Tam Bành làm ra, và thường dùng chữ tam bành để chỉ cơn tức giận. 9. Min: Tiếng cổ, nghĩ là Ta, tao. 10. Bì tiên: Cái roi bằng da. 11. Phong trần: Cõi đời gió bụi. Ý nói một nhát dao oan nghiệt cắt đứt quan hệ với cuộc đời phong trần tức là chết. Nguyễn Du không chia Truyện Kiều theo chương hồi, các nhà nghiên cứu văn học căn cứ vào nội dung Truyện Kiều cũng như diễn biến của Kim Vân Kiều Truyện - vốn là một tiểu thuyết chương hồi, để chia Truyện Kiều làm 22 chương để bạn đọc tiện theo dõi. ----- Poem Nguyen | Tiểu Thơ, Instagram: @poemypodcast Email: poemsnguyen@gmail.com

4m
Dec 09, 2023
#134_Nguyễn Du | Truyện Kiều | Căm phận _Hồi VIII (Câu 803-918).

Hồi 8, Kể về nỗi uất hận của Thúy Kiều sau khi bị Mã Giám Sinh làm nhục, nàng nghĩ mà "Phần căm nỗi khách, phần dơ nỗi mình". Thực ra Thúy Kiều đã chuẩn bị sẽ quyên sinh ngay sau khi đến nơi Mã Giám Sinh, nhưng nghĩ đi nghĩ lại vì sợ liên lụy đến gia đình, nàng đành nhẫn nhục chịu đựng... Truyện Kiều sử dụng khá nhiều từ cổ và điển tích. Bạn chịu khó xem chú thích để hiểu thêm về từng câu thơ và ý nghĩa của cả đoạn nha. 1. Mạt cưa mướp đắng: Điển tích từ chuyện cổ tích: Một người lấy mạt cưa làm cám, đợi lúc nhá nhem tối, đem ra chợ bán, lại gặp một người đem mướp đắng giả làm dưa chuột ra bán. Hai người bán lẫn cho nhau, thế là bợm lại mắc bợm. Đây nói Mã Giám Sinh và Tú Bà cùng là phường bịp. 2. Đã lề: Ý nói đã thành nề nếp, đã quen nghề. 3. Nghinh hôn: Đón dâu. 4. Bẻ hoa: Phá trinh tiết của Kiều 6. Biết hoa: Biết giá trị của hoa. Ý nói bọn làng chơi đã dễ mấy người phân biệt được gái tân với gái mất tân. 7. Nước vỏ lựu, máu mào gà: Câu này ý nói đào tiên đã tới tay thì vin cành bẻ phắt đi cho thoả sự đời (chú thích 4). 8. Lầu mai: Chòi canh về sáng. 9. Còi sương: Tiếng tù và thổi lúc sớm tinh sương. 10. Đoạn trường: Đứt ruột có nghĩa đau đớn quá (như dứt từng khúc ruột). Phân kỳ: chia đường, chia lìa mỗi người mỗi ngả như nói “chia tay”. 11. Vó câu: Vó ngựa (câu: ngựa non đang sức lớn). Những chữ “khấp khểnh”, “ghập ghềnh” vừa tả con đường đi gồ ghề khó khăn, vừa ngụ ý thân thế Kiều đã long đong vất vả ngay từ lúc bước chân ra đi... 12. Trường Đình: Đời Tần, Hán, người ta chia đường ra từng cung, cứ năm dặm là một cung ngắn, có một cái quán, gọi là “đoản đình” (quán ngắn) mười dặm là một cung dài, lại có một cái quán nữa gọi là “trường đình” (quán dài). Tục cổ, chủ thường tiễn khách ra khỏi mười dặm đường làm tiệc tiến hành ở trường đình rồi mới trở về. 13. Thơ đào: Đây có nghĩa là con gái ít tuổi, ngây thơ. 14. Tuần: Tuần rượu, mỗi chén rượu đôi bên cùng uống cạn là một tuần. 15. Chén khuyên: Chén khuyên mời, đây là chén rượu tiến. 16. Nghỉ: Nó, hắn, y, thổ âm Nghệ Tĩnh đây chỉ Mã Giám Sinh. 17. Trước yên: Trước yên ngựa của Mã Giám Sinh. 18. Nghìn tầm: Tầm là một đơn vị đo lường cổ của Trung Quốc, dài tám thước. Nghìn tầm: 8000 thước, nghĩa bóng là cao lắm. 19. Tùng quân: Tùng là cây thông, một thứ cây cao lớn, thân thẳng và cứng cáp, mùa đông lá cây vẫn xanh tươi, trong văn cổ, thường dùng để tượng trưng cho người trượng phu. Quân là cây trúc, dóng thẳng đốt ngang, thân rỗng mà không cong queo, thường dùng để tượng trưng cho người quân tử. 20. Cát đằng: Dây sắn, một loại day phải leo bám vào những cây to, người ta thường nói “cát đằng” “cát luỹ” hay “sắn bìm” để chỉ người vợ thiếp. 21. Nhiệm trao: Ý nói số trời mầu nhiệm đã buộc sợi “xích thằng”. 22. Gương nhật nguyệt: Gương mặt trời, mặt trăng. Chữ “gương” hàm ý soi tỏ tội lỗi. Dao quỷ thần: gươm dao của quỷ thần, hàm ý trừng phạt. Ý Mã nói: nếu sau này ăn ở không thuỷ chung, sẽ có trời soi tỏ tội lỗi và bị quỷ thần trừng phạt. 23. Gió giục mây vần: Tả xe Kiều đi mau lẹ, vội vã. 24. Lời non sông: Kiều thấy trăng mà nhớ đến cái “vầng trăng” đêm nào đã chứng kiến cuộc thề nguyện của hai người - Kim Trọng và Thúy Kiều. 25. Thần hôn: Sớm hôm, chỉ sự sớm hôm chăm sóc thăm hỏi cha mẹ. Nguyễn Du không chia Truyện Kiều theo chương hồi, các nhà nghiên cứu văn học căn cứ vào nội dung Truyện Kiều cũng như diễn biến của Kim Vân Kiều Truyện - vốn là một tiểu thuyết chương hồi, để chia Truyện Kiều làm 22 chương để bạn đọc tiện theo dõi. ----- Poem Nguyen | Tiểu Thơ, Instagram: @poemypodcast Email: poemsnguyen@gmail.com

8m
Dec 03, 2023
#133_Nguyễn Du | Truyện Kiều | Trao Duyên_Hồi VII (Câu 695-802).

Truyền Kiều sử dụng khá nhiều từ cổ và điển tích. Bạn chịu khó xem chú thích để hiểu thêm về từng câu thơ và ý nghĩa của cả đoạn nha. 1. Dầu: Cũng như nghĩa đành (dầu lòng, đành lòng). 2. Một lời thề nguyền. Ý Kiều nói số phận ra sao cũng đành, nhưng chỉ đau lòng là trót đeo đẳng lời thề với Kim Trọng. 3. Trời Liêu. Ý nói Liêu Dương, Kim Trọng đang ở Liêu Dương xa xôi. 4. Tái sinh. Một kiếp sống nữa, kiếp sau cũng như nói lai sinh. 5. Hương thề: Nén hương để thề nguyền mà Kim Trong và Thúy Kiều đã nguyện ước khi hẹn hò. 6. Nghì. Tức là chữ “nghĩa” được đọc chệch ra. 7. Trúc Mai. Tình nghĩa bền chặt thân thiết như vậy cây trúc, cây mai thường được trồng gần nhau. 8. Khối tình: Theo câu chuyện tình sử, xưa có một cô gái yêu một người lái buôn. Người lái buôn đi mãi chưa về, cô ta ốm tương tư mà chết. Khi hoả táng, quả tim kết thành một khối rắn, đốt không cháy, đập không vỡ. Sau người lái buôn trở về, thương khóc, nước mắt nhỏ vào khối ấy liền tan ra thành huyết. 9. Tuyền đài: Nơi ở dưới suối vàng, tức nơi ở của người chết. 10. Bàn hoàn: Ở đây có nghĩa là nghĩ quanh, nghĩ quẩn mãi không dứt. 11. Giấc xuân: Giấc ngủ ngon lành. 12. Nhẫn: Tiếng cổ, ngồi nhẫn là ngồi mãi suốt đêm. 13. Giao loan: Tức thứ keo chế bằng máu chim loan. Tương truyền người xưa thường dùng để nối dây đàn và dây cung. 14. Mối tơ thừa: Ví dây tơ tình với dây đàn, dây tơ tình bị đứt. 15. Lời thề nguyền chỉ non thề bể của Kim Trọng và Thúy Kiều. 16. Tờ mây: Tờ giấy vẽ mây, tức tờ giấy ghi lời thề nguyền của Kim, Kiều. 17. Mảnh hương nguyền: Những mảnh gỗ thơm đã đốt dở trong cuộc thề nguyền của Kim, Kiều. Thời xưa, khi thề nguyền với nhau, người ta thường đốt hương. 18. Bồ liễu :Một loại cây ưa mọc gần nước. Cây bồ liễu rụng lá sớm hơn hết các loài cây, vì cái thể chất yếu đuối đó nên trong văn cổ thường dùng để ví với người phụ nữ. 19. Dạ đài: Đài đêm tối, nghĩa bóng là cõi chết. 20. Trâm gãy bình tan: Thơ Bạch Cư Dị đời Đường: “Bình truỵ trâm chiết thị hà như, Tự thiếp kim triêu dữ quân biệt” (Cái cảnh bình rơi trâm gãy là thế nào? Nó giống như cảnh biệt ly của thiếp với chàng buổi sáng nay). Đây dùng chỉ cuộc tình duyên tan vỡ. 21. Người tình, cũng như tình lang, chỉ Kim Trọng. 22. Xuân huyên: Còn đọc là “thung huyên”, chỉ cha mẹ. 23. Vựng: Cơn ngất, bất tỉnh nhân sự. 24. Giọt hồng: Giọt nước mắt có máu, giọt lệ thảm. 25. Tôi đòi: Kiều bán mình làm vợ lẽ nàng tự xem như kẻ ăn người ở. 26. Mấy hồi: Mấy hồi trống tan canh. 27. Quản huyền: Chính nghĩa là ống trúc và dây đàn, thường dùng chỉ đàn. Đây nói họ Mã đưa các đồ âm nhạc đến đón Kiều. 28. Lệ rơi thấm đá, tơ chia rũ tằm: Giọt lệ rơi xuống, có thể thấm qua cả đá, tơ ruột rút ra, có thể làm chết rũ cả con tằm. 29. Trú phường: Chỗ phố trọ, nhà trọ. 30. Xuân tỏa: Chữ xuân ở đây không phải là mùa xuân. Lúc Mã Giám Sinh đón Kiều là mùa thu: “Đêm thu một khắc một chầy”. Ở đây ví như Kiều là là mùa xuân bị giam trong phòng, nên là xuân tỏa. 31. Thẹn lục e hồng: Lục và hồng là màu lá xanh, màu hoa đỏ thường dùng để chỉ sắc đẹp của phụ nữ. 32. Đòi phen: Nhiều phen, nhiều lúc. 33. Phẩm tiên: Của trên cõi tiên. Hèn hạ, tục tằn. 34. Nắng mưa giữ gìn: Ý nói giữ gìn trinh tiết một cách thận trọng 35. Nhị đào: Hoa đào còn phong nhị ví với người con gái còn trinh. 36. Gió đông: Tiếp ý chữ nhị đào ở trên, ý nói: Không để cho người tình chung bẻ nhị đào, giống như ngăn đón gió đông không cho đến với nhị đào vậy và thà trao cho Kim Trọng, người tình chung. 37. Gặp gỡ lần thứ hai, ý nói đến sau này lại gặp Kim Trọng. 38. Yên: Cái án, một loại bàn cổ, chân cao, bề mặt hẹp và dài. Nguyễn Du không chia Truyện Kiều theo chương hồi, các nhà nghiên cứu văn học căn cứ vào nội dung Truyện Kiều cũng như diễn biến của Kim Vân Kiều Truyện - vốn là một tiểu thuyết chương hồi, để chia Truyện Kiều làm 22 chương để bạn đọc tiện theo dõi. ----- Poem Nguyen | Tiểu Thơ, Instagram: @poemypodcast Email: poemsnguyen@gmail.com

17m
Nov 11, 2023
#132_Nguyễn Du | Truyện Kiều | Gia biến, Kiều bán mình chuộc cha_Hồi VI (Câu 571-694).

Hồi 6 của Truyện Kiều, cũng là mở đầu cho phần 2 - Gia biến và lưu lạc 15 năm trong cuộc đời Thúy Kiều, từ câu thơ số 571. Sự xót thương cho số phận Kiều, cũng là số phận hồng nhan bạc mệnh của thời đại, của những người thấp cổ bé họng thời phong kiến được khắc họa rõ nét qua mô tả nội tâm cũng như dáng vẻ "Nét buồn như cúc, điệu gầy như mai" của Kiều trong hồi 6. Đặc biệt những nhân vật phản diện điển hình, đại diện cho những hạng người trong xã hội thời bấy giờ cũng được bộc lộ rõ nét qua cách miêu tả bậc thầy của Đại thi hào Nguyễn Du; từ nha sai, Tú Bà... đến Mã Giám Sinh, hoàn toàn tương phản với Kiều và gia đình, càng làm tăng sự bất công và phê phán xã hội thời bấy giờ, chỉ biết coi trọng đồng tiền... Nguyễn Du không chia Truyện Kiều theo chương hồi, các nhà nghiên cứu văn học căn cứ vào nội dung Truyện Kiều cũng như diễn biến của Kim Vân Kiều Truyện - vốn là một tiểu thuyết chương hồi, để chia Truyện Kiều làm 22 chương để bạn đọc tiện theo dõi. ----- Poem Nguyen | Tiểu Thơ, Instagram: @poemypodcast Email: poemsnguyen@gmail.com

8m
Nov 05, 2023
#131_Nguyễn Du | Truyện Kiều | Chia xa_Hồi V (Câu 527-570).

Càng lớn, càng trưởng thành, ta càng phải đối mặt với những cuộc chia ly. Có những cuộc chia ly là âm thầm, cứ thế diễn ra từng ngày, từng tháng, từng năm mà ta chẳng hề ngộ ra vì những bộn bề của cuộc sống làm xa cách. Nhưng đau lòng nhất là những cuộc chia ly đường đột rơi xuống giữa bình yên cuộc sống, giữa mối tình đẹp vừa chớm nở. Hồi 5, gồm 43 câu thơ, mô tả nỗi đau đớn bàng hoàng của Kim Kiều khi phải chia xa chỉ sau khoảng thời gian "tày ngang" ngắn ngủi gặp lại nhau. Đó là nỗi đau của "Nỗi nhà tang tóc, nỗi mình xa xôi". Tin phải chia xa "sét đánh" ấy, đến khi cả hai còn đang hẹn hò thề ước, vịnh thơ ngâm đàn mà ta đã nghe dự báo ở khổ cuối của hồi IV: "Chàng càng thêm nể, thêm vì mười phân. Bóng tàu vừa lạt vẻ ngân. Tin đâu đã thấy cửa ngăn gọi vào." Hồi V: 527. Nàng thì vội trở buồng thêuSinh thì dạo gót sân đào vội ra (1).Cửa sài vừa ngỏ then hoa530. Gia đồng (2)vào gởi thư nhà mới sangĐem tin thúc phụ từ đường (3)Bơ vơ lữ thấn (4) tha phương đề huềLiêu Dương cách trở sơn khêXuân đường kíp gọi Sinh về hộ tang535. Mảng (5 ) tin xiết nỗi kinh hoàngBăng mình lẻn trước đài trang(6)tự tìnhGót đầu mọi nỗi đinh ninhNỗi nhà tang tóc, nỗi mình xa xôi:Sự đâu chưa kịp đôi hồi (7),540. Duyên đâu chưa kịp một lời trao tơTrăng thề còn đó trơ trơDám xa xôi mặt, mà thưa thớt lòngNgoài nghìn dặm chốc ba đông (8)Mối sầu khi gỡ cho xong còn chầy(9)!545. Gìn vàng giữ ngọc cho hay (10)Cho đành lòng kẻ chưng mây cuối trời.Tai nghe ruột rối bời bờiNgập ngừng nàng mới giãi lời trước sau:Ông tơ gàn quải chi nhau550. Chưa vui sum hợp đã sầu chia phôi!Cùng nhau trót đã nặng lờiDẫu thay mái tóc, dám rời lòng tơ!Quản bao tháng đợi năm chờNghĩ người ăn gió nằm mưa xót thầm555. Đã nguyền hai chữ đồng tâmTrăm năm thề chẳng ôm cầm thuyền ai (11)Còn non, còn nước, còn dài,Còn về, còn nhớ đến người hôm nay.Dùng dằng chưa nõ rời tay560. Vầng đông trông đã đứng ngay mái nhàNgại ngùng một bước một xaMột lời trân trọng, châu sa mấy hàngBuộc yên, quảy gánh, vội vàngMối sầu xẻ nửa, bước đường chia hai565. Buồn trông phong cảnh quê ngườiĐầu cành quyên (12) nhặt, cuối trời nhạn thưaNão người cữ (13) gió tuần mưaMột ngày nặng gánh tương tư một ngày.Nàng còn đứng tựa hiên tây570. Chín hồi vấn vít như vầy mối tơ. Chú thích: 1. Sân có trồng cây đào. 2. Người phục dịch công việc ở trong nhà. 3. Qua đời. 4. Mất nhưng chưa an táng, vẩn ở nơi đất khách. 5. Tiếng cổ. Mảng tin: mới chợt nghe tin. 6. Nơi trang điểm của phụ nữ, chỉ Thúy Kiều. 7. Giãi bày, trò chuyện hết lời với nhau. 8. Để tang 3 năm, ý Kim - Kiều xa nhau ít nhất 3 năm. 9. Còn chậm, còn lâu ngày. 10. Giữ thân thể cho được khoẻ mạnh, và cũng ngụ ý giữ gìn mối tình cho được thuỷ chung, trong sạch. 11: Ôm đàn sang thuyền của người khác, tức là đi lấy chồng khác. 12. Chim đỗ quyên, tức chim quốc. Đây tả cảnh cuối hè, sang thu. Tiếng quyên kêu còn ra rả (nhặt) đầu cành và bóng nhạn đã thấy bay loáng thoáng (thưa) ở chân trời. 13. Người xưa thường tính bảy ngày là một cữ, và mười ngày là một tuần. 14. Nguyên nghĩa là ở xa cách mà cùng nhớ nhau, sau người ta mượn để nói sự nhớ nhau của đôi trai gái yêu nhau. 15. Ruột chín lần bị đau quặn lại. Nguyễn Du không chia Truyện Kiều theo chương hồi, các nhà nghiên cứu văn học căn cứ vào nội dung Truyện Kiều cũng như diễn biến của Kim Vân Kiều Truyện - vốn là một tiểu thuyết chương hồi, để chia Truyện Kiều làm 22 chương để bạn đọc tiện theo dõi. ----- Poem Nguyen | Tiểu Thơ, Instagram: @poemypodcast Email: poemsnguyen@gmail.com

4m
Oct 22, 2023
#130_Nguyễn Du | Truyện Kiều | Hẹ hò, đính ước_Hồi IV (Câu 239-526).

Sau cuộc gặp gỡ dù chóng vánh dịp lễ hội Thanh Minh, nhưng ". Không chỉ Thúy Kiều vấn vương chàng Kim mà mộng mị, nghĩ suy. Kim Trọng cũng mang trong mình nỗi tương tư Kiều khôn nguôi, bồn chồn chẳng yên và nôn ngày gặp lại, đến cả chú Oanh vàng cũng thấu lòng người nam nhân: . Và quả là khi yêu, người ta tìm mọi cách để về gần nhau hơn, Kim Trọng lấy cớ việc học để thuê nhà ở gần cạnh họ Vương, chàng vui mừng khôn siết tìm ra: "Là nhà Ngô Việt thương gia, Buồng không để đó, người xa chưa về. Lấy điều du học hỏi thuê. Túi đàn, cặp sách, đề huề dọn sang." Và chỉ với một chữ Thúy xuất hiện trong tên cái hiên của Nhà Ngô Việt thương gia mà chàng Kim cũng mừng thầm hạnh phúc, rằng như là có duyên số tiên định với Thúy Kiều vậy. Và thế rồi, những ngày có lẽ là tươi đẹp nhất của Kim Kiều cũng bắt đầu từ đây, dù là ngắn ngủi, dù là trò chuyện qua bức tường hay những khi khi tỏ mặt, khi trao vật hẹn ước… Tình cảm của họ ngày càng sâu sắc và trân quý hơn qua từng ngày hiểu nhau:   (Vìcó nghĩa là yêu và trân quý) Mối tình của Kim – Kiều còn là ước mơ và sự khát vọng về tình yêu, về tự do, vượt qua lễ giáo phong kiến, của mẹ cha sắp đặt. Dù rằng Kim Kiều là bậc trai tài gái sắc, sẽ là môn đăng hộ đối đó. Nhưng với lễ giáo thời bấy giờ, có mấy ai dám để hẹn hò. Nguyễn Du không chia Truyện Kiều theo chương hồi, các nhà nghiên cứu văn học căn cứ vào nội dung Truyện Kiều cũng như diễn biến của Kim Vân Kiều Truyện - vốn là một tiểu thuyết chương hồi, để chia Truyện Kiều làm 22 chương để bạn đọc tiện theo dõi. ----- Poem Nguyen | Tiểu Thơ, Instagram: @poemypodcast Email: poemsnguyen@gmail.com

15m
Oct 15, 2023
#129_Nguyễn Du | Truyện Kiều | Mộng mị, thương nhớ_Hồi III (Câu 171-238).

Hồi 3 là mô tả sự mộng mị (chiêm bao thấy ác mộng về dự báo cuộc đời đoạn trường của mình, từ việc viếng Đạm Tiên) và sự thương nhớ Kim Trọng của Thúy Kiều, sau buổi đi chơi Tết Thanh Minh với những suy tư, băn khoăn về số phận, tương lai. Kiều từ trở gót trướng hoa Mặt trời gác núi chiêng đà thu không Gương Nga chênh chếch dòm song (1) Vàng gieo ngấn nước, cây lồng bóng sân 175. Hải đường lả ngọn đông lân (2) Giọt sương gieo nặng, cành xuân là đà Một mình lặng ngắm bóng Nga Rộn đường gần với nổi xa bời bời: Người mà đến thế thì thôi, (3) 180. Đời phồn hoa cũng là đời bỏ đi Người đâu gặp gỡ làm chi, (4) Trăm năm biết có duyên gì hay không? Ngổn ngang trăm mối tơ lòng, Nên câu tuyệt diệu ngụ trong tính tình 185. Chênh chênh bóng nguyệt xế mành Tựa ngồi bên triện (5), một mình thiu thiu. Thoắt đâu thấy một tiểu kiều, (6) Có chiều phong vận (7), có chiều thanh tân (8) Sương in mặt, tuyết pha thân, (9) 190. Sen vàng(10)lãng đãng(11), như gần như xa Rước mừng, đón hỏi dò la: Đào Nguyên lạc lối đâu mà đến đây? (12) Thưa rằng: Thanh khí, xưa nay,(13) Mới cùng nhau lúc ban ngày đã quên? 195. Hàn gia ở mái tây thiên, Dưới dòng nước chảy, bên trên có cầu Mấy lòng hạ cố đến nhau, Mấy lời hạ tứ ném châu gieo vàng. Vâng trình hội chủ xem tường, 200. Mà xem trong sổ đoạn trường có tên Âu đành quả kiếp nhân duyên, Cũng người một hội, một thuyền đâu xa. Này mười bài mới, mới ra, Câu thần lại mượn bút hoa vẽ vời. 205. Kiều vâng lĩnh ý đề bài, Tay tiên một vẫy, đủ mười khúc ngâm Xem thư nấc nở khen thầm: Giá đành tú khẩu, cẩm tâm khác thường! Ví đem vào tập đoạn trường, 210. Thì treo giải nhất, chi nhường cho ai! Thềm hoa khách đã trở hài, Nàng còn cầm lại một hai tự tình Gió đâu sịch bức mành mành, Tỉnh ra mới biết rằng mình chiêm bao 215. Trông theo nào thấy đâu nào, Hương thừa dường hãy ra vào đâu đây. Một mình lưỡng lự canh chầy, Đường xa, nghĩ nỗi sau này mà kinh! Hoa trôi, bèo giạt, đã đành, 220. Biết duyên mình, biết phận mình, thế thôi! Nỗi riêng lớp lớp sóng giồi, Nghĩ đòi cơn, lại sụt sùi đòi cơn Giọng Kiều rền rỉ trướng loan, Nhà huyên chợt tỉnh, hỏi: Cơn cớ gì? 225. Cớ sao trằn trọc canh khuya, Màu hoa lê hãy đầm đìa giọt mưa? Thưa rằng: Chút phận ngây thơ, Dưỡng sinh đòi nợ tóc tơ chưa đền Buổi ngày chơi mả Đạm Tiên, 230. Nhắp đi, thoắt thấy ứng liền chiêm bao Đoạn trường là số thế nào? Bài ra thế ấy, vịnh vào thế kia Cứ trong mộng triệu mà suy Phận con thôi có ra gì mai sau! 235. Dạy rằng: Mộng triệu cứ đâu? Bỗng không mua não chuốc sầu, nghĩ nao! Vâng lời khuyên giải thấp cao Chưa xong điều nghĩ, đã đào mạch Tương. Chú thích: 1. Theo truyền thuyết trong cung trăng có chị Hằng Nga, nên thường gọi trăng là “gương Nga”. 2. Xóm bên đông, nơi có con gái đẹp ở, cũng giống nghĩa chữ “tường đông” (Là bức tường ở phía đông. Thời xưa con gái thường ở nhà phía đông. Đây dùng chữ “tường đông” để chỉ chỗ có con gái đẹp ở). Cả câu ý nói cây hải đường ở xóm đông ngả ngọn xuống. 3. Chỉ Đạm Tiên. 4. Chỉ Kim Trọng. 5. Lan can. 6. Người con gái xinh đẹp. 7. Yểu điệu. 8. Thanh tú, tươi tắn. 9. Ý nói mặt và thân hình người tiểu kiều đó như có sự và tuyết in phủ lấy. 10. Chỉ gót chân người đẹp. Đông Hôn Hầu nhà Tề thời Nam Bắc triều rất yêu quí phi họ Phan, từng đúc hoa sen bằng vàng lát xuống nền nhà, để cho nàng đi lên rồi khen rằng: “Bộ bộ sinh liên hoa” (Mỗi bước đi nở ra một hoa sen). 11. Tiếng cổ, có nghĩa là đi từ từ chậm chậm, chập chờn mờ tỏ. 12. Đời Tần có một người đánh cá chèo thuyền ngược theo một dòng suối đi mãi tới một khu rừng trồng toàn đào, thấy nơi đó có một cảnh sống tuyệt đẹp như nơi tiên ở. Người sau dùng chữ “nguồn đào” hay “động đào” để chỉ cảnh tiên. 13. “Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu” (cùng một thứ tiếng thì ứng với nhau, cùng một loại khí thì tìm đến nhau). ----- Poem Nguyen | Tiểu Thơ, Instagram: @poemypodcast Email: poemsnguyen@gmail.com

10m
Oct 06, 2023
#127_Nguyễn Du | Truyện Kiều | Chị Em Thúy Kiều_Hồi I.

Nguyễn Du không chia Truyện Kiều theo chương hồi, các nhà nghiên cứu văn học căn cứ vào nội dung Truyện Kiều cũng như diễn biến của Kim Vân Kiều Truyện - vốn là một tiểu thuyết chương hồi để chia Truyện Kiều làm 22 chương để bạn đọc tiện theo giõi. Hồi I là dẫn chuyện và mô tả gia thế cũng như vẻ đẹp, tài năng của hai chị em Thúy Vân và Thúy Kiều. ----- Poem Nguyen | Tiểu Thơ, Instagram: @poemypodcast Email: poemsnguyen@gmail.com

6m
Oct 01, 2023
#128_Nguyễn Du | Truyện Kiều | Thanh Minh trong tiết tháng ba... Kiều gặp Kim Trọng_Hồi II (Câu 39-170)

Nguyễn Du không chia Truyện Kiều theo chương hồi, các nhà nghiên cứu văn học căn cứ vào nội dung Truyện Kiều cũng như diễn biến của Kim Vân Kiều Truyện - vốn là một tiểu thuyết chương hồi, để chia Truyện Kiều làm 22 chương để bạn đọc tiện theo dõi. Hồi II , gồm 131 câu thơ (39-170), Là câu chuyện Kiều đi chơi Lễ hội tết Thanh Minh như bao chàng trai thiếu nữ thời bấy giờ, tình cờ viếng Đạm Tiên và gặp Kim Trọng. Đoạn thơ thể hiện bút pháp tả cảnh, tả tình bậc thầy của đại thi hào Nguyễn Du. ----- Poem Nguyen | Tiểu Thơ, Instagram: @poemypodcast Email: poemsnguyen@gmail.com

12m
Sep 30, 2023
#126_Tuyên Ngôn Độc Lập | Hồ Chí Minh.

Không chỉ trong thi ca, những tác phẩm văn xuôi của Hồ Chí Minh là những tác phẩm kiệt xuất. Không chỉ là giá trị thơ văn, nghệ thuật, mà đó còn là giá trị thời đại, giá trị lịch sử, giá trị dân tộc vô cùng quý giá. Trong những ngày tháng kỷ niệm Cách Mạng Tháng Tám và 2/9 đầy hào hùng, mời Quý vị cùng nghe lại áng tuyên ngôn độc lập bất hủ khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa của Hồ Chí Minh. ----- Poem Nguyen | Tiểu Thơ, Instagram: @poemypodcast Email: poemsnguyen@gmail.com

7m
Sep 01, 2023
#124_Nhật Ký Trong Tù | Hồ Chí Minh | Tuyển tập thơ Hồ Chí Minh

Mời bạn cùng nghe tuyển tập 133 bài thơ Nhật ký trong tù của Hồ Chí Minh

50m
Jun 23, 2023
#125_Tức cảnh Pác Bó | Hồ Chí Minh | Tuyển tập thơ Hồ Chí Minh

Chào các bạn, Có thế nói, ngoài tập thơ Nhật ký trong tù, với những áng thơ đã đi vào bất hủ, thì những bài thơ được Bác viết tại Việt Bắc – thủ đô kháng chiến là những áng thơ hay nhất, thân quen nhất và Hồ Chí Minh nhất. Và một trong số đó chính là Tức cảnh Pác Bó, mời quý vị cùng nghe lại lại câu thơ rất đỗi thân quen này nhé. Bạn đang nghe tuyển tập thơ Hồ Chí Minh, Chuyện Của Thơ | Poemy Podcast, được phát sóng trên các nền tảng Spotify, Apple Podcast, Google Pobcast, Amazon Music …vv Bạn thích nghe những thi phẩm nào sắp tới, đừng ngần ngại nói cho mình biết nhé. ----- Poem Nguyen | Tiểu Thơ, Instagram: @poemypodcast Email: poemsnguyen@gmail.com

7m
May 27, 2023
#123_ Lịch sử nước ta | Hồ Chí Mình | Tuyển tập thơ Hồ Chí Minh.

Bạn đang nghe tuyển tập thơ Hồ Chí Minh, Chuyện Của Thơ | Poemy Podcast, được phát sóng trên các nền tảng Spotify, Apple Podcast, Google Pobcast…vv Bạn thích nghe những thi phẩm nào sắp tới, đừng ngần ngại nói cho mình biết nhé. ----- Poem Nguyen | Tiểu Thơ, Instagram: @poemypodcast Email: poemsnguyen@gmail.com

11m
May 01, 2023
#122_ Người tình | Tần Thủy Hoàng | Tuyển tập thơ về Tình Yêu.

.... Ngày tháng cũ mịt mờ như trong mộng. Người ta yêu xa mãi tận chân trời. Thế gian này phảng phất biết bao nhiêu. Sao người nỡ quên đi tất cả. Tình yêu đầu ngây thơ chân thật. Có thể nào sống lại với ta.... ----- Poem Nguyen | Tiểu Thơ, Instagram: @poemypodcast Email: poemsnguyen@gmail.com

7m
Feb 25, 2023
#119_Bài thơ số 28, Người làm vườn | Tagore | Tuyển tập thơ về Tình Yêu.

Bạn đang nghe tuyển tập thơ về tình yêu. Chuyện Của Thơ | Poemy Podcast, được phát sóng trên các nền tảng Spotify, Apple Podcast, Google Pobcast…vv Bạn thích nghe những thi phẩm nào sắp tới, đừng ngần ngại nói cho mình biết nhé. Chúc các bạn có những giây phút nghe thơ vui, thư giãn và thật nhiều tình yêu! ----- Poem Nguyen | Tiểu Thơ, Instagram: @poemypodcast Email: poemsnguyen@gmail.com

7m
Feb 25, 2023
#121_Người làm vườn | Tagore | Tuyển tập thơ về Tình Yêu.

Bạn đang nghe tuyển tập thơ về tình yêu. Chuyện Của Thơ | Poemy Podcast, được phát sóng trên các nền tảng Spotify, Apple Podcast, Google Pobcast…vv Bạn thích nghe những thi phẩm nào sắp tới, đừng ngần ngại nói cho mình biết nhé. Chúc các bạn có những giây phút nghe thơ vui, thư giãn và thật nhiều tình yêu! Poem Nguyen | Tiểu Thơ, Instagram: @poemypodcast Email: poemsnguyen@gmail.com

6m
Feb 11, 2023